Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sơn La: Những bước chuyển mới toàn diện, đột phá trong vùng đồng bào DTTS

Tùng Nguyên - 11:35, 12/12/2024

Cùng với triển khai hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Sơn La đã tập trung công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động trong đồng bào DTTS để làm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”. Tư duy sản xuất thay đổi, nhận thức pháp luật được nâng lên, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tạo những bước chuyển mới toàn diện, đột phá thể hiện trên các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh Sơn La (Diện mạo nông thôn mới Chiềng Xôm, TP. Sơn La)
Thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh Sơn La (Diện mạo nông thôn mới Chiềng Xôm, TP. Sơn La)

Thành tựu đột phá

Sau 05 năm kể từ Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III năm 2019, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu lớn; đóng góp quan trọng làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi của tỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Theo ông Thào Xuân Nếnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, giai đoạn 2019 – 2024, một thành tựu ấn tượng trong lĩnh vực công tác dân tộc của tỉnh, là giảm nghèo. Tỉnh không chỉ giảm sâu tỷ lệ nghèo trong đồng đồng bào DTTS mà còn giảm nhanh địa bàn đặc biệt khó khăn.

Nhìn lại 5 năm qua, đời sống của đồng bào DTTS đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững hơn, từ 21,65% năm 2019 xuống còn 11,17% năm 2024; toàn tỉnh giảm 10 xã, 171 bản đặc biệt khó khăn; có 03 huyện ra khỏi danh sách huyện nghèo.

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La có 202/202 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi; trong đó có 126 xã khu vực III, 10 xã khu vực II, 66 xã khu vực I.

Hết năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người của tỉnh đạt trên 56,84 triệu đồng/năm; tăng 16,24 triệu đồng/người/năm so với năm 2019.

Cùng với phát triển kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La cũng đạt được những thành tựu quan trọng. 

Riêng với lĩnh vực văn hóa, toàn tỉnh hiện có 64 di tích được xếp hạng các cấp; Nghệ thuật Xòe Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; 16 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;...

Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, năm 2024, tỉnh có 400 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 52,7% so với năm 2019; TP. Sơn La được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu” năm 2024.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, ông Thào Xuân Nếnh, động lực chính cho những thành tựu trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh là nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 triển khai trên địa bàn.

Cùng với phát triển kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La cũng đạt được những thành tựu quan trọng. ( Trong ảnh: Múa sạp tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu)
Cùng với phát triển kinh tế thì các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế,... trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La cũng đạt được những thành tựu quan trọng. ( Trong ảnh: Múa sạp tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc xã Mường Sang, huyện Mộc Châu)

Thống kê cho thấy, tổng nguồn lực thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La khoảng 69.021 tỷ đồng. Trong đó, huy động doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trên 3.906 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 34.044 tỷ đồng; các nguồn vốn ngân sách nhà nước lồng ghép từ chương trình, dự án khác 22.000 tỷ đồng.

“Các Chương trình MTQG vừa là nguồn lực, vừa là động lực để tỉnh thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14”, ông Nếnh chia sẻ.

Phát huy nội lực từ cộng đồng

Nguồn lực từ ngân sách nhà nước mặc dù là động lực chính, nhưng nếu đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp cận chính sách trong tâm thế bị động, ỷ lại thì hiệu quả sẽ không cao. Xác định rõ vấn đề này nên trong quá trình triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, Sơn La đặc biệt chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động để làm thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong đồng bào DTTS của tỉnh.

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La Thào Xuân Nếnh, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình, đề án, chính sách dân tộc; nhất là các chính sách mới được phê duyệt thực hiện từ năm 2021 đến nay. Trong quá trình tuyên truyền, tỉnh chú trọng tuyên tuyền những kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm hiệu quả; các điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực ở vùng đồng bào DTTS.

Với cách làm đó, chính sách dân tộc đã đi vào đời sống đồng bào các dân tộc của tỉnh, “bám rễ” trong hành trình thoát nghèo bền vững của người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào đã vận dụng hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

Đời sống được nâng lên, nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân cũng thay đổi rõ rệt, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng NTM. (Trong ảnh: Nông dân xã Mường Bon, huyện Mai Sơn làm đường nội đồng)
Đời sống được nâng lên, nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân cũng thay đổi rõ rệt, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng NTM. (Trong ảnh: Nông dân xã Mường Bon, huyện Mai Sơn làm đường nội đồng)

Đơn cử tại bản Trò A của xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên); toàn bản có 131 hộ, 834 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Mông. Trước đây, người dân ở bản Trò A chỉ biết trồng lúa nương, trồng ngô, dù vất vả nhưng cũng chỉ đủ ăn.

Nhưng bản Trò A nay đã khác. Theo ông Mua A Vàng, Bí thư Chi bộ - Trưởng bản Trò A, từ năm 2019 đến nay, được Nhà nước hỗ trợ vốn, Nhân dân trong bản đã khai hoang hơn 20 ha ruộng bậc thang, nâng diện tích ruộng nước của bản lên hơn 60 ha; hơn 160 lao động được tạo điều kiện đi làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

“Cả bản hiện có trên 3.860 con gia súc, gia cầm; nhiều hộ trồng cỏ voi để có nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi. Nhiều hộ ở bản có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm”, ông Vàng phấn khởi nói.

Giai đoạn 2019 - 2023, tỉnh Sơn La tạo việc làm cho hơn 116.820 lao động người DTTS; hỗ trợ xóa 8.657 nhà tạm cho đồng bào DTTS, tổng kinh phí 404 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 10/12 huyện, thành phố hoàn thành việc xóa nhà tạm.

Cũng như bản Trò A của xã Tà Xùa, nhiều địa bàn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Sơn La đang “thay da đổi thịt”. 

Đời sống được nâng lên, nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân cũng thay đổi rõ rệt, chung tay với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM) và cùng bồi đắp nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

Theo ông Hà Như Huệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu đến hết năm 2025 toàn tỉnh có 83 xã đạt chuẩn NTM. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh đã có 74 xã đạt chuẩn, tăng 33 xã so với năm 2019; trong đó, 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Thành quả đó, ngoài nguồn lực Nhà nước thì có đóng góp của cộng đồng dân cư. Chỉ riêng 6 tháng năm 2024, Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đóng góp trực tiếp bằng tiền mặt được trên 6,6 tỷ đồng, đóng góp 58.754m2 đất và 765 ngày công lao động...

Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. (Trong ảnh: Sự gắn bó mật thiết của quân và dân bản Pha Luông, huyện Mộc Châu)
Những thành tựu trong thực hiện chính sách dân tộc góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. (Trong ảnh: Sự gắn bó mật thiết của quân và dân bản Pha Luông, huyện Mộc Châu)

Theo Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Sơn La Thào Xuân Nếnh, để tiếp tục phát huy nội lực trong cộng đồng các DTTS trong thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới, công tác tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban Dân tộc tỉnh. Song song với tuyên truyền, vận động, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào DTTS cũng đơn vị được chú trọng.

“Thông qua công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến giáo dục pháp luật, Ban Dân tộc cũng như các sở ngành, địa phương nắm bắt tình hình đời sống và kết quả thực hiện các chương trình, chính sách tại vùng đồng bào DTTS, từ đó kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương tháo gỡ những khó khăn trên địa bàn, thúc đẩy tiến độ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS của tỉnh”, ông Nếnh cho biết.

Theo Báo cáo số 385/BC-BDT ngày 11/11/2024 của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, năm 2024, Ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS. Trong quá trình thực hiện, Ban Dân tộc đã lồng ghép tuyên truyền vận động đồng bào DTTS bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, nâng cao cảnh giác không để kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo gây mất đoàn kết, an ninh trật tự vùng biên giới; phòng chống tệ nạn ma túy, tội phạm ma túy,... trong các Hội nghị, lớp tập huấn thuộc các chương trình, chính sách dân tộc do Ban Dân tộc quản lý, tổ chức thực hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tin nổi bật trang chủ
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Media - BDT - 3 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Đẩy mạnh các giải pháp tháo gỡ khó khăn do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ

Kinh tế - Hoàng Minh - 26 phút trước
Cục Hải quan (Bộ Tài chính) đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn, hạn chế các ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Chính phủ Hoa Kỳ đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nước.
Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng

Thanh Hóa mạnh tay xử lý tình trạng "cát tặc"

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 2 đối tượng khai thác cát trái phép.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

“Truyền lửa” tình yêu di sản bằng công nghệ số

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 2 giờ trước
Bằng tinh thần sáng tạo, thanh niên vùng đồng bào DTTS đã tận dụng các nền tảng không gian số để quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, các di sản… Họ chính là những tuyên truyền viên tích cực, “truyền lửa” tình yêu di sản, góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vật Quốc gia thời đại Hùng Vương trên Đất Tổ. Hang Sơn Đoòng vào Top “điểm đến siêu thực”. Làm giàu từ cây na Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các đơn vị lực lượng vũ trang Campuchia

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - Tuấn Kiệt - 2 giờ trước
Hoạt động thăm hỏi, chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các lực lượng vũ trang (LLVT) Campuchia thể hiện tình cảm thủy chung son sắt của hai đất nước. Dịp này, LLVT hai bên cũng thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giữ vững và thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị truyền thống.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thủ tướng chỉ đạo triển khai giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thời sự - Hương Trà - 2 giờ trước
Nguy cơ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.
Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Kịp thời cứu vớt 3 ngư dân gặp nạn trên vùng biển tỉnh Bến Tre

Trang địa phương - Tào Đạt - Lê Khoa - 3 giờ trước
Ngày 4/4, Thiếu tá Nguyễn Hoàng Minh - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Giao Long, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bến Tre, thông tin, khi hoạt động trên biển, một tàu đánh cá của ngư dân Kiên Giang bị phá nước chìm, trên tàu lúc đó có 3 người. Đơn vị đã triển khai lực lượng, phương tiện ra biển ứng cứu kịp thời.
Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Kiên Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây sư sãi, Người có uy tín tại các chùa Khmer

Chính sách Dân tộc - Tào Đạt - Tiến Vinh - 3 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 4/4, Đoàn công tác của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, do Đại tá Doãn Đình Tránh - Phó Chính ủy, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi, Người có uy tín tại các điểm chùa Khmer trên địa bàn biên giới thuộc huyện Giang Thành và Tp. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Sóc Trăng: Khánh thành cụm công nghiệp có thể tạo việc làm cho 10.000 lao động

Kinh tế - Tào Đạt - 3 giờ trước
Cụm công nghiệp Xây Đá B tại huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng) rộng 54 ha, có vốn đầu tư hạ tầng gần 900 tỷ đồng, dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.