Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiểm tra, giám sát các Chương trình MTQG 1719 ở Sơn La: “Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”

Tùng Nguyên - 16:26, 07/12/2024

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Sơn La được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh Sơn La đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, phát huy vai trò tối đa vai trò “đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết”.

Các chính sách hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 đã tạo động lực, là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La. (Trong ảnh: Tuyến đường nội bản Heo Trại, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu được cứng hóa từ vốn Chương trình MTQG 1719)
Các chính sách hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 đã tạo động lực, là “đòn bẩy” phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Sơn La. (Trong ảnh: Tuyến đường nội bản Heo Trại, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu được cứng hóa từ vốn Chương trình MTQG 1719)

Đi trước mở đường

Thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, thời gian qua, tỉnh Sơn La luôn quan tâm xây dựng, kiện toàn và nâng cao năng lực của mô hình “Giám sát đầu tư của cộng đồng”. Hoạt động của các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã góp phần quan trọng để tỉnh Sơn La triển khai hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn, nhất là các dự án thuộc 03 Chương trình MTQG.

Trước khi bắt tay vào thực hiện Chương trình MTQG 1719, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 31/8/2022 về tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện. UBND tỉnh giao Ban Dân tộc là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm tham mưu, theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh.

Công tác giám sát được triển khai với phương châm “đi trước mở đường” đã góp phần các chính sách được triển khai trúng địa bàn, trúng nhu cầu của đối tượng thụ hưởng.

Như ở bản Bó Mon, xã Tú Nang, huyện Yên Châu; toàn bản có 142 hộ dân, 720 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Mông, Kinh cùng sinh sống. 

Mặc dù bản có trên 100 ha ngô xuân hè, lúa nương và 170 ha cây ăn quả; người dân còn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhưng Bó Mon vẫn là bản đặc biệt khó khăn.

Theo ông Mùa A Chinh, Bí thư chi bộ - Trưởng bản Bó Mon, nguyên nhân là tuyến đường dài 3 km từ tỉnh lộ 13 vào bản Bó Mon, xã Tú Nang, huyện Yên Châu trước đây là đường đất gồ ghề khó đi, nông sản khó tiêu thụ. 

Do đó, khi có chủ trương đầu tư công trình hạ tầng, qua khảo sát, thăm dò ý kiến trong dân, mặc dù vẫn còn thiếu nhà văn hóa bản nhưng bà con Bó Mon thống nhất xin đầu tư đường.

Đáp ứng mong mỏi đó, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), huyện Yên Châu phân bổ 7,6 tỷ đồng để làm tuyến đường bê tông vào bản Bó Mon. Tuyến đường hoàn thành giúp bà con đi lại thuận tiện, nhất là mỗi khi vào vụ thu hoạch nông sản.

Tương tự là việc đầu tư công trình điểm trường bản Song thuộc Trường Mầm non xã Chiềng La, huyện Thuận Châu. Qua khảo sát nhu cầu của địa phương, đơn vị được giao làm chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thuạn Châu xác định nhu cầu cấp bách của giáo viên, học sinh nơi đây; từ đó tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư công trình điểm trường bản Song.

Công trình điểm trường bản Song thuộc Trường Mầm non xã Chiềng La, huyện Thuận Châu sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, điểm trường bản Song sẽ giúp 26 trẻ và giáo viên có trường lớp khang trang, không còn phải học nhờ nhà văn hóa của bản.
Công trình điểm trường bản Song thuộc Trường Mầm non xã Chiềng La, huyện Thuận Châu sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, điểm trường bản Song sẽ giúp 26 trẻ và giáo viên có trường lớp khang trang, không còn phải học nhờ nhà văn hóa của bản.

Công trình này được khởi công từ tháng 8/2024, với tổng kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng từ vốn Chương trình MTQG 1719. Sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, điểm trường bản Song giúp 26 trẻ và giáo viên có trường lớp khang trang, không còn phải học nhờ nhà văn hóa của bản.

Đi cùng giám sát

Trong quá trình triển khai các công trình, dự án thuộc vốn Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, công tác giám sát được các sở ngành, địa phương tỉnh Sơn la đặc biệt chú trọng; trong đó, nhờ phát huy “cánh tay nối dài” là Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã phát huy tối đa hiệu quả đầu tư nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719.

Trong quá trình giám sát, các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã kịp thời phát hiện sai phạm trong quá trình thi công, thiết kế, vật liệu, môi trường và tiến độ. Đơn cử, năm 2023, xã Nậm Giôn (huyện Mường La) đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt bản Đen Đin, với tổng mức hơn 2,2 tỷ đồng từ vốn Chương trình MTQG 1719.

Trong quá trình giám sát, đã phát hiện đơn vị thi công không đúng theo báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế; buông lỏng công tác chỉ đạo, giám sát đối với công nhân, nên chất lượng công trình kém; công tác thi công trên công trường gián đoạn...

Theo ông Quàng Văn Biển, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Nậm Giôn, Trưởng Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xã Nậm Giôn, Ban đã kiến nghị UBND xã báo cáo UBND huyện, chủ đầu tư và các cơ quan có liên quan chỉ đạo khắc phục, sửa chữa và đưa vào sử dụng đúng kế hoạch.

“Từ năm 2023 đến nay, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xã đã thực hiện 10 cuộc giám sát 8/9 công trình đầu tư trên địa bàn xã. Trong quá trình triển khai giám sát đã phát hiện 2 công trình chưa thi công đúng theo hồ sơ thiết kế, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã lập biên bản, yêu cầu đơn vị thi công khắc phục”, ông Biển chia sẻ.

Nhà văn hóa bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu) được đầu tư 1,8 tỷ đồng từ vốn Chương trình MTQG 1719 và bà con trong bản góp ngày công, trị giá gần 40 triệu đồng.
Nhà văn hóa bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu) được đầu tư 1,8 tỷ đồng từ vốn Chương trình MTQG 1719 và bà con trong bản góp ngày công, trị giá gần 40 triệu đồng.

Cùng với phát hiện những bấp cập, tiêu cực thì qua công tác giám sát, với phương châm “đi cùng thực hiện” các Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trên đia bàn tỉnh Sơn La đã phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân; từ đó huy động được nguồn lực từ Nhân dân để tăng hiệu quả đầu tư.

Tháng 4/2024, Nhà văn hóa bản Hưng Nhân, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu) hoàn thành đưa vào sử dụng. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư 1,8 tỷ đồng.

Theo bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Hưng Nhân, trong quá trình thi công, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng bản đã phân công 5 thành viên thường xuyên giám sát. Các quy trình đều được chủ đầu tư, nhà thầu thi công thông báo công khai, minh bạch, nên không xảy ra vi phạm. Ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ, bà con trong bản góp ngày công, trị giá gần 40 triệu đồng.

Đi sau tổng kết

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh được giao 6.154,924 tỷ đồng để thực hiện 10/10 dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719. Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung chính sách nên tỉnh đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự chủ động tham gia của người dân, việc triển khai các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến hết năm 2023, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng 158 công trình nước sinh hoạt tập trung; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 6.162 hộ. Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học cho 179 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú...

Tỉnh Sơn La đã phát huy “cánh tay nối dài” là Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã phát huy tối đa hiệu quả đầu tư nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã Tạ Bú, huyện Mường La, giám sát thi công điểm tái định cư bản Két)
Tỉnh Sơn La đã phát huy “cánh tay nối dài” là Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đã phát huy tối đa hiệu quả đầu tư nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719. (Trong ảnh: Ban giám sát đầu tư của cộng đồng xã Tạ Bú, huyện Mường La, giám sát thi công điểm tái định cư bản Két)

Năm 2024 là năm tỉnh quyết tâm tạo đột phá trong thực hiện Chương trình MTQG 1719. Tính đến háng 11, toàn tỉnh hỗ trợ đất ở cho 55 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 585 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 6.282 hộ; đầu tư 85 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 8.233 hộ; bố trí đất ở ổn định cho 715 hộ.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đầu tư 163 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS; 191 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng; 2 trạm y tế xã đạt chuẩn; 66 công trình nhà lớp học; 132 công trình thủy lợi và duy tu bảo dưỡng 291 công trình trên địa bàn các xã vùng đồng bào DTTS. Ngoài ra, triển khai 57 mô hình đào tạo nghề với 3.419 lao động tham gia; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 3.600 lao động...

Theo ông Nguyễn Văn Thu, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, năm 2025, tỉnh Sơn La tiếp tục phân cấp, trao quyền cho địa phương và người dân thực hiện chương trình để nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện. Bên cạnh thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cường lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư, hỗ trợ các xã, bản khó khăn thì tỉnh tiếp tục phát huy và thực hiện tốt, hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong thực hiện các công trình và mô hình cụ thể.

Theo báo cáo sơ bộ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Sơn La giảm từ 14,17% năm 2023 xuống còn 11,1% năm 2024, đạt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu năm 2025, toàn tỉnh giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,17%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Phước Sơn (Quảng Nam) phát huy vai trò Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân – H.Trường - 9 phút trước
Hiện nay, huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) có 54 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Ở cơ sở, họ được chính quyền ghi nhận là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc; được cộng đồng tin tưởng ví như điểm tựa tinh thần của bà con.
AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

AFF Cup 2024: Campuchia nhận thất bại bởi những sai lầm cá nhân

Thể thao - Hoàng Minh - 27 phút trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, Campuchia có chuyến làm khách đến sân của Singapore. Bởi nhiều sai lầm không đáng có, Campuchia đã phải nhận thất bại với tỷ số 1-2.
Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Thời sự - PV - 38 phút trước
Sáng 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944 - 22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 4 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

AFF Cup 2024: Timor Leste suýt làm lên bất ngờ trước Malaysia

Thể thao - Hoàng Minh - 5 giờ trước
Lượt 2 bảng A AFF Cup 2024, tưởng như Malaysia sẽ có cuộc dạo chơi dễ dàng khi đối đầu với đội bóng yếu nhất bảng là Timor Leste. Tuy nhiên, những diến biến trên sân lại trái ngược hoàn toàn, khi Timor Leste đã khiến Malaysia gặp rất nhiều khó khăn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 7 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 13 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 14 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.