Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sở hữu trí tuệ, yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

PV - 18:00, 14/09/2021

Chiều 14/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.


Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội của Chính phủ do Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt khẳng định: Sở hữu trí tuệ là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, vì tài sản trí tuệ có giá trị lớn trong nền kinh tế tri thức, là nguồn lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh, là công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp, nền kinh tế.

Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay đã có nhiều thay đổi so với năm 2005. Việt Nam không còn thuần túy là nước “sử dụng tài sản trí tuệ” mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ vào năm 2009 và 2019 không đáng kể, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như chưa bảo đảm hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ.

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, được thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Ngoài ra, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay với việc Việt Nam tham gia nhiều cam kết quốc tế hướng đến việc nâng cao đáng kể mức độ bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Những cam kết quốc tế này đòi hỏi việc nội luật hóa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ.

Các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc sửa đổi Luật, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, hoàn thiện thêm một số tài liệu nhằm nâng cao chất lượng hơn nữa trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 (tháng 10/2021).

Đa số các ý kiến đồng tình với việc giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho các tổ chức khoa học công nghệ chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn. Tổ chức chủ trì có quyền sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí khi được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đề nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án này theo hướng bổ sung, làm rõ “cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả”.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy đề nghị, giao quyền cho cho các tổ chức khoa học công nghệ. Bởi, điều này khuyến khích sự sáng tạo của các tổ chức khoa học công nghệ và thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu không phân chia rõ lợi ích, hợp lý giữa cơ quan, tổ chức với từng cá nhân nhà khoa học thì các nhà khoa học cũng thôi chột, không đăng ký.

Nhất trí với bảy nhóm chính sách mà Chính phủ trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tuy nhiên, các đại biểu đề nghị bổ sung nhóm chính sách quan trọng liên quan đến chuyển đổi số. Nhất là quan tâm đến công nhận tác giả, quyền nhân thân, quyền tài sản, các trí tuệ nhân tạo độc lập sản sinh ra sản phẩm sáng tạo, hoặc sản phẩm trí tuệ nhân tạo kết hợp với con người để có hướng xử lý phù hợp trong Dự án Luật Sở hữu trí tuệ.

Cho ý kiến vào dự thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá: đây là một dự án luật chuyên ngành, khó, cần phải kết tinh được trí tuệ của đại biểu Quốc hội, các giới, các ngành. Đồng thời yêu cầu, Ban soạn thảo rà soát những điều cấm trong dự án Luật Sở hữu trí tuệ, bảo đảm sự tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Lập luận kỹ nội dung thu hẹp các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt hành chính, đồng thời mở rộng cơ chế giao quyền sở hữu tương tự đối với giống cây trồng, quyền tác giả và quyền liên quan...

Chủ tịch Quốc hội đề nghị bổ sung quy định trong Luật sở hữu trí tuệ về vấn đề ủy quyền, đặc biệt các thủ tục ủy quyền để thuận tiện trong thi hành. Khắc phục sự không thống nhất giữa quy định về quyền đăng ký, sở hữu đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong các luật hiện hành để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.   

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Khâu Vai rộn ràng mùa lễ hội

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 2 phút trước
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Gỡ khó cho Quỹ phát triển đất

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 14 phút trước
Quỹ phát triển đất là chính sách sử dụng nguồn tiền từ sử dụng đất và huy động những nguồn khác, phục vụ quá trình đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, ở các địa phương miền núi, việc khai thác nguồn quỹ này khá khó khăn.
Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Bình Phước đẩy mạnh giảm nghèo vùng DTTS

Kinh tế - Minh Thu - 19 phút trước
Với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp, sự nỗ lực vươn lên của hộ nghèo, trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại tỉnh Bình Phước đã đạt được những kết quả tích cực. Năm 2023, toàn tỉnh có 2.200 hộ thoát nghèo, không có hộ tái nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 22 phút trước
Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Khánh Hòa: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng – “Lợi cả đôi đường”

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Khánh Hòa đang tích cực triển khai Tiểu dự án 1 của Dự án 3 (Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị). Tỉnh Khánh Hoà tích cực chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương triển khai Dự án. Việc giao khoán bảo vệ rừng mang lại “lợi ích kép” khi các đơn vị có thêm nhân lực để giữ rừng, còn người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

U23 châu Á: Thái Lan bị loại theo kịch bản bất ngờ

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
U23 Thái Lan vừa để thua U23 Tajikistan trong lượt trận cuối cùng bảng C U23 châu Á với tỷ số 0-1. Theo đó, U23 Thái Lan chính thức rời U23 châu Á 2024 ngay từ vòng bảng.
U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

U23 châu Á: Đánh bại Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm ngôi đầu bảng B

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận tranh ngôi đầu bảng B giải U23 châu Á, U23 Hàn Quốc đã giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước đội tuyển U23 Nhật Bản.
U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

U23 châu Á: Xác định 8 cái tên mạnh nhất vào vòng Tứ kết - U23 Việt Nam rơi vào nhánh đấu giống kỳ tích Thường Châu

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Vòng bảng giải U23 châu Á đang dần đi đến hồi kết. Dù còn vài cặp đấu chưa diễn ra, nhưng người hâm mộ đã xác định được 8 cái tên bước vào vòng tiếp theo. Các đội tuyển mạnh nhất bao gồm: Việt Nam, Iraq, Indonesia, Qatar, Hàn Quốc, Nhật Bản, Uzbekistan, Saudi Arabia.
Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa Carbon, thêm "mảnh ghép xanh" cho tiến trình Net Zero

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
BAC A BANK ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn

BAC A BANK ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp vay ngắn hạn

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Hỗ trợ Khách hàng doanh nghiệp tận dụng tối đa các cơ hội tăng trưởng, bằng nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh được bổ sung đầy đủ và kịp thời, giúp phản ứng “nhanh” với môi trường hoạt động thường xuyên biến đổi, Ngân hàng TMCP Bắc Á chính thức triển khai chương trình tín dụng ngắn hạn “Nhận vốn ưu đãi - Đón đầu thời cơ” với tổng hạn mức lên tới 5.000 tỷ đồng.