Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống lâu đời, trong đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS), với hơn 14 triệu người (chiếm khoảng 14,7% dân số cả nước). Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và luôn coi trọng việc bảo đảm quyền chính trị, kinh tế, văn hóa; không phân biệt đối xử. Trong đó có quyền tham gia vào hệ thống chính trị Nhà nước, đặc biệt là đối với cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc hội.
Trong 2 ngày, từ 7 – 8/12, tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo (BCĐ) Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người.
Sáng 6/11, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao tổ chức Hội nghị trao đổi, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Chuyên đề “Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố”. Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Uỷ viên Ban Cán sự đảng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị.
Ngày 28/9 vừa qua, TAND TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Hoàng Thị Minh Hồng (SN 1972) 3 năm tù về tội “Trốn thuế”, phạt bổ sung 100 triệu đồng. Quá trình xét xử tại toà đảm bảo công khai, dân chủ theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, thế nhưng với mưu đồ chống phá, các thế lực thù địch, phản động lại tìm cách xuyên tạc, “bẻ lái” vụ việc sang chiều hướng tiêu cực, lấy cớ vu cáo Đảng, Nhà nước, bôi nhọ các cơ quan tiến hành tố tụng.
Nhằm tăng cường công tác về thông tin, tuyên truyền, đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái về Nhân quyền trên địa bàn tỉnh; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum đã có Công văn số 2051/STTTT-TTBCXB ngày 23/10/2023 đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền thành tựu đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề dân tộc, trong những năm qua, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Theo đó, giải quyết vấn đề dân tộc nói chung, quyền của người dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước coi đó là một nội dung quan trọng luôn được ưu tiên hàng đầu trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Tin tức -
Thanh Nguyên -
19:24, 07/08/2024 Ngày 7/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị phổ biến giáo dục chính sách pháp luật về quyền con người cho phóng viên, biên tập viên, cán bộ, công chức ngành Thông tin và Truyền thông.
Bảo đảm quyền con người ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cùng với đấu tranh chống lợi dụng vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay, là những vấn đề lý luận - thực tiễn vừa cơ bản, vừa cấp bách, cần được nhận thức thấu đáo và tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện, kiên trì. Là một trong những huyện biên giới, có đông đồng bào DTTS sinh sống, nhận thức rõ điều này, những năm qua, huyện Văn Lãng đã triển khai nhiều giải pháp, qua đó đã đem lại nhiều kết quả tích cực, trong việc từng bước mang lại cuộc sống đầy đủ ấm no và ngày càng chất lượng, bình đẳng trong mỗi người dân.
Sáng nay, 15/6, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát động cuộc thi ảnh, Video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” dành cho người Việt Nam và người nước ngoài trên toàn cầu, với mục tiêu đẩy mạnh truyền thông về các thành tựu của Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, bảo đảm quyền con người thông qua góc nhìn của mọi tầng lớp trong và ngoài nước.
Hợp tác quốc tế để các nước hiểu thêm về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam và thúc đẩy nhân quyền là chủ trương xuyên suốt của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, tiến trình này đã mang lại nhiều thành tựu rõ nét, góp phần phát huy và bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người ở nước ta, trong đó có lĩnh vực lao động - xã hội.
Nhân sự kiện ngày 11/10/2022 vừa qua, Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, với số phiếu cao 145/193, đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu nước ngoài chia sẻ cảm nhận của mình về thành tựu, tiềm năng, tương lai của Việt Nam về công tác nhân quyền, trong đó rất quan tâm đến quyền của người DTTS.
Xã hội -
PV -
09:17, 11/05/2023 Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Văn bản số 645/STTTT/QLTTBCXB hướng dẫn truyền thông về quyền con người năm 2023.
Xã hội -
Sỹ Hào -
06:04, 29/11/2022 Những thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam, đặc biệt chói sáng trong đại dịch Covid-19, càng khẳng định và nâng cao uy tín của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Uy tín, vị thế đó đưa Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Từ 01/01/2016 đến 30/6/2022, UBND cấp huyện trên toàn quốc đã giải quyết 74.044 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài là 27.353 trường hợp. Đây là một trong những kết quả tích cực đạt được sau 6 năm triển khai Luật Hộ tịch 2014, góp phần ổn định đời sống của người dân, nhất là ở địa bàn biên giới.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, là trách nhiệm thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, của toàn hệ thống chính trị, và là công việc của toàn dân. Đây là quan điểm chỉ đạo trong Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 được ban hành theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg.
Xã hội -
Sỹ Hào -
22:23, 26/11/2022 An sinh xã hội là một quyền cơ bản của con người, đã được hiến định và thể chế hóa bằng hệ thống chính sách xã hội bao trùm. Trong đại dịch Covid-19, để tăng thêm sức đề kháng cho toàn dân chống dịch, Chính phủ đã ban hành thêm những chính sách mang tính cấp bách, chưa từng có tiền lệ, bảo đảm sự phục hồi nhanh chóng của đất nước ngay sau khi dịch cơ bản được khống chế.
Xã hội -
Sỹ Hào -
15:54, 22/11/2022 Đảng, Nhà nước ta luôn xác định lợi ích Nhân dân là tối thượng, trong đó bao gồm việc bảo đảm các quyền cơ bản của người dân. Trong các quyền cơ bản đó, quyền được sống là trên hết, được Đảng, Nhà nước ta bảo đảm; không chỉ cho Nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước mà còn cả với người nước ngoài đang sống trên đất nước ta.
Nhằm khẳng định giá trị của Hiến pháp, pháp luật là công cụ để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, Bộ Tư pháp đã tham mưu Chính phủ ban hành Quyết định số 977/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 phê duyệt Đề án "Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân" (Đề án 977). Đề án được xác định là một giải pháp toàn diện, đột phá, thực hiện mục tiêu "đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm".
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 14/9/2022 phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028.
Ngày 13/6, Khóa họp lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã khai mạc tại trụ sở của LHQ ở Geneva, Thụy Sỹ.