Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát lộ hơn 1km đường đá cổ trên đường thiên lý Bắc - Nam xưa tại Đèo Ngang

Minh Nhật - 16:29, 19/09/2024

Ngày 18/9, UBND xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện các bậc đá cổ mà cha ông sắp xếp lên Hoành Sơn Quan.

Phát hiện con đường thiên lý Bắc - Nam bằng đá cổ ở Đèo Ngang
Phát hiện con đường thiên lý Bắc - Nam bằng đá cổ ở Đèo Ngang

Theo đó, con đường đi qua bia Hạ Mã trước cổng đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh, men theo triền núi, đi cheo leo lên giữa rừng.

Qua phát dây leo bụi rậm, có 1km phát lộ đường đá cổ, loại đá bản địa Đèo Ngang được tiền nhân sắp xếp từng bậc cấp để vượt núi ra Hà Tĩnh.

Theo ông Nguyễn Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Quảng Đông, việc phát hiện này rất có ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử, hiểu thêm cách người xưa vượt Đèo Ngang hiểm trở.

Một ngôi mộ cổ bên đường thiên lý xưa
Một ngôi mộ cổ bên đường thiên lý xưa

Dọc đoạn đường thiên lý này có một số ngôi mộ cổ được lấy đá làm nấm mộ. Các cụ già trong vùng cho biết, có thể mộ đá trên là mộ của binh lính canh cổng Hoành Sơn ngày xưa nằm lại, được người dân chôn cất khi qua đời.

Nhiều người dân trong vùng kể lại, tại khu vực Hoành Sơn Quan xưa có nhà ở cho lính canh cổng, nay chỉ còn nền đá do đã đổ sập.

Ông Nguyễn Chí Thắng - Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch cho biết, địa phương đang tôn tạo tuyến đường thiên lý từ đền Thánh Mẫu lên, nhằm tạo không gian văn hóa xưa cho người dân, du khách biết cha ông vượt Đèo Ngang như thế nào.

Sau đó, tiến tới đề nghị công nhận đoạn đường thiên lý này là di tích lịch sử, phục dựng là nhà canh Hoành Sơn Quan của binh lính xưa.

Một đoạn đường đá xưa
Một đoạn đường đá xưa

Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Danh cho biết, việc phát lộ các bậc đá cổ góp phần quan trọng cho các nhà khoa học khảo cổ trong việc xác định lối đi của con đường thiên lý Bắc - Nam đoạn qua dãy núi Hoành Sơn.

Đồng thời, là cơ sở quan trọng cho việc khoanh vùng, lập hồ sơ đề nghị các cấp xếp hạng di tích lịch sử, phục vụ công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.

Ông Mai Xuân Thành - Phó Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình cho biết, phát lộ các bậc đá trên đường thiên lý xưa ở Đèo Ngang rất có ý nghĩa, đơn vị đang đốc thúc huyện Quảng Trạch lập hồ sơ nghiên cứu chuyên sâu để công nhận di tích lịch sử.

Theo Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, năm 1833, Vua Minh Mạng đã cho thiết lập cửa ải ở núi Hoành Sơn, hay còn gọi là Cổng Trời, thuộc địa phận xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, nhằm kiểm soát dân chúng, phòng ngừa kẻ gian qua lại.

Theo đó, trong thời gian này, tuyến đường thiên lý Bắc - Nam cũng được xây dựng để khách bộ hành qua lại.

Hiện trạng đường thiên lý Bắc - Nam đoạn nối từ đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên Hoành Sơn Quan có chiều dài khoảng 1km, với các bậc thang bằng đá được phát lộ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người Ve với tiếng sáo của vang lên cùng thời gian...

Người Ve với tiếng sáo của vang lên cùng thời gian...

Một chiều, nghỉ chân ở ngôi nhà làng người Ve (xã Đắc Pring, thành phố Đà Nẵng), chúng tôi ngước nhìn trên vách mái nhà làng, bên cạnh những đầu trâu mà dân làng đã trải qua bao mùa hiến trâu ăn mừng lúa mới là những cây sáo làm từ tre nứa, được đặt cẩn thận, trang nghiêm. Không chỉ là nhạc cụ, chúng còn là ký ức của làng, là sự hiện diện của bao lớp người Ve giữa núi rừng Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Máu đào tô thắm cờ Tổ quốc

Máu đào tô thắm cờ Tổ quốc

Thời sự - Tùng Nguyên - 5 phút trước
Để có một Việt Nam đổi mới, hội nhập sâu rộng như ngày hôm nay, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống dưới mưa bom, bão đạn. Máu đào và sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ đã tô thắm lá cờ cách mạng vẻ vang, làm cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.
Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Mưa lũ kinh hoàng ở Sơn La làm 2 người chết, 2 người mất tích

Tin tức - Minh Nhật - 18 phút trước
Như thông tin đã đưa, từ ngày 26 đến 27/7, do chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua khu vực Bắc Bộ, ở tỉnh Sơn La đã có mưa, mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Mưa to kéo dài đã gây lũ tại nhiều xã trong tỉnh, làm thiệt hại về người, nhà cửa, hoa màu và các công trình...
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sĩ tại Điện Biên

Thời sự - PV - 22 phút trước
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng, Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Hoa màu bị ngập úng, UBND xã Đăk Hà phát văn bản đề nghị thủy điện điều tiết nước hồ chứa

Bạn đọc - Ngọc Chí - 30 phút trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh “Điều chỉnh thời gian tích nước thủy điện, dân có cơ hội thu tiền tỷ”, UBND xã Đăk Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản đề nghị Thủy điện Plei Krông cân đối lưu lượng xả nước phù hợp, nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngập úng hoa màu của Nhân dân.
Nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân và hồi ức không quên

Nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân và hồi ức không quên

Thời sự - Tào Đạt - 1 giờ trước
Năm nào cũng vậy, đến Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7), bà Chính Nghĩa - nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, lại tìm về những địa danh, con đường từng in dấu chân của bà và đồng đội đã chiến đấu để giành lấy hòa bình cho Tổ quốc.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 1 giờ trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Đêm 26/7, rạng sáng 27/7, trên địa bàn phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to, dẫn đến ngập cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn.
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Sản phẩm - Thị trường - Minh Anh - 3 giờ trước
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.