Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nỗi niềm tên làng sau sáp nhập

Sỹ Hào - 10:23, 08/08/2023

Sắp xếp lại đơn vị hành chính là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên nhìn từ góc độ văn hóa, việc đặt tên xã, thôn sau sáp nhập ra sao là bài toán không đơn giản, bởi tên làng như chiếc rễ ăn sâu vào tâm thức người Việt, không phải là tên gọi hành chính đơn thuần.

Khung cảnh thanh bình ở buôn Blăk (xã Ia Rmok, huyện Krông Pa). Ảnh: Hoàng Ngọc
Khung cảnh thanh bình ở buôn Blăk (xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, Gia Lai). Ảnh: Hoàng Ngọc

Lắp ghép cơ học

Theo số liệu trong Công điện số 557/CĐ-TTg ngày 18/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, hoàn thiện các quy định về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023- 2030, trong giai đoạn 2019 - 2021, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương và sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân, cả nước đã sắp xếp 21 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện và 1.056 ĐVHC cấp xã; qua đó giảm được 8 ĐVHC cấp huyện và 561 ĐVHC cấp xã.

Riêng ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2019 - 2021, đã có 5 tỉnh thực hiện sắp xếp giảm từ 14 xuống còn 8 ĐVHC cấp huyện và 18 tỉnh thực hiện sắp xếp giảm từ 392 xuống còn 191 ĐVHC cấp xã; 18 tỉnh vùng DTTS và miền núi đã sắp xếp, tổ chức lại giảm từ 9.565 thôn xuống còn 4.630 thôn.

Kết quả sắp xếp đã góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách Nhà nước; phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương để phát triển bền vững; quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân ổn định.

Tuy nhiên, quá trình sau sáp nhập cũng để lại nhiều trăn trở của các chuyên gia, nhà nghiên cứu văn hóa cũng như của chính người dân địa phương. Đặc biệt là trong vấn đề đặt tên mới cho thôn, làng ở một số địa phương đã làm mất đi truyền thống văn hóa lâu đời trong cách đặt tên làng của đồng bào DTTS.

Cách đặt tên buôn, làng gắn với truyền thống văn hóa của đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Buôn Ma Rôk, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai – Nguồn: krongpa.gialai.gov.vn)
Cách đặt tên buôn, làng gắn với truyền thống văn hóa của đồng bào DTTS. (Trong ảnh: Buôn Ma Rôk, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai – Nguồn: krongpa.gialai.gov.vn)

Đơn cử như xã Đất Bằng, huyện Krông Pa (Gia Lai), nơi sinh sống của hơn 1 nghìn hộ dân, với khoảng 4.800 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Gia Rai. Trước khi thực hiện sáp nhập, xã Đất Bằng có 9 thôn buôn, cả 9 thôn buôn đều đặt theo tên của những người lập làng như một cách ghi nhớ công ơn đối với người mở đất.

Già làng Kpă Pryt ở buôn Ia Rnho, xã Đất Bằng chia sẻ, người Gia Rai thường lấy tên con sông, dòng suối chảy qua làng, hoặc chọn tên một loại cây to hoặc loại cây mọc nhiều quanh làng, lấy tên những người lập làng để đặt tên buôn làng. Với cách đặt tên đó, các thế hệ người Gia Rai khi nhớ về buôn làng, họ luôn biết gốc tích, lịch sử của mình cũng như quê hương có những con sông, dòng suối nào, ai là người đã có công với làng…

Thực hiện Đề án sáp nhập, xã Đất Bằng giảm từ 9 xuống còn 4 thôn buôn. Trong 4 buôn hiện nay của xã, chỉ có buôn Ma Giai giữ nguyên tên gọi, 3 buôn còn lại gọi theo tên mới của những con suối như Ia Rnho, Ia Rpua, Ia Prông. Dù các buôn mới đã đổi tên nhưng vẫn giữ lại được một phần truyền thống văn hóa. Đặt tên buôn sau sáp nhập có thể xem là một niềm khích lệ lớn đối với bà con nơi đây.

Nhưng có một số địa phương khác, sau sáp nhập, tên buôn, tên làng đã thay đổi hoàn toàn, không còn giữ được những nét đặc trưng trong cách đặt tên buôn, tên làng của đồng bào. Buôn Thành Công, xã Chư Drăng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) là một ví dụ. Thành Công là nơi sinh sống của 370 hộ, gồm dân tộc Kinh và dân tộc Gia Rai. Đây là ĐVHC cấp thôn được thành lập trên cơ sở sáp nhập 4 thôn, buôn; gồm: Buôn Chai, thôn Mê Linh, thôn Đồng Tĩnh và thôn Quất Lưu. Sau sáp nhập, Thành Công chỉ còn giữ được từ “buôn” (không phải là thôn), là tên gọi của đồng bào.

Chưa thống nhất

Theo đánh giá của Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), hiện nay, các tổ dân phố mới sau khi sáp nhập thì hầu hết đặt tên theo số nên không có trở ngại, nhưng đối với các thôn thì lại nảy sinh vướng mắc. Đó là việc đặt tên thôn mới phổ biến là ghép từ tên của các thôn sáp nhập, nhưng phải đảm bảo có ý nghĩa với thôn cũ. Ngoài ra, việc ghép tên thôn nào trước, thôn nào sau cũng gây ra những tranh luận trong cộng đồng dân cư.

Đặc biệt, có một số nơi đặt tên thôn mới theo cách bỏ hẳn tên thôn cũ mà lấy một phần tên của xã ghép theo vị trí địa lý của thôn. Cách đặt tên này lại không giữ được những nét riêng biệt của thôn cũ, bởi tên thôn thường mang ý nghĩa về cội nguồn lịch sử, đặc trưng, truyền thống văn hóa, tinh thần của một cộng đồng...

Tên làng, tên xã bao đời gói ghém những ước vọng, niềm tin của con người, mong sự bình yên, thịnh vượng, trù phú; chất chứa trong đó bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng. (Ảnh minh họa)
Tên làng, tên xã bao đời gói ghém những ước vọng, niềm tin của con người, mong sự bình yên, thịnh vượng, trù phú; chất chứa trong đó bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng. (Ảnh minh họa)

Một điểm đáng lưu ý là, hiện việc đặt tên ĐVHC mới sau sáp nhập đang được các địa phương triển khai mỗi nơi một kiểu, không có sự thống nhất. Tại xã Lâm Giang, huyện Văn Yên (Yên Bái), chủ trương, quan điểm của xã về việc đặt tên thôn là phải bảo đảm tính khoa học, phù hợp, hài hòa của các yếu tố văn hóa, lịch sử, truyền thống hiện tại. Vì vậy, ở Lâm Giang hiện có nhiều tên làng đã được “khai sinh” lại sau nhiều năm bị đổi tên.

Cụ thể, sau khi thực hiện sáp nhập, thôn 16 của xã Lâm Giang được mang tên Ngòi Cài bởi dòng suối Cài chảy qua; thôn 6 lấy theo tên lịch sử là thôn Bãi Khay, thôn 10 lấy tên Khe Bút theo lịch sử… Cách đây 25 năm, các thôn mới được đổi tên này cũng đã từng mang tên làng Cài, làng Bút, làng Khay,…

Còn tại Quảng Nam, thực hiện Đề án sáp nhập, nhiều địa danh miền núi được đặt theo số thứ tự như thôn 1, thôn 2, thôn 3… Sau một thời gian, lãnh đạo 9 huyện miền núi tham vấn ý kiến người dân đặt lại tên thôn cũ theo truyền thống của bà con. Theo đó, những cái tên được đặt theo tên sông, suối, ngọn núi của làng mình.

Được biết, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục sắp xếp 35 ĐVHC cấp huyện, 1.300 đơn vị hành chính cấp xã cho giai đoạn 2023 - 2025. Điều đó có nghĩa là sẽ tiếp tục có hàng trăm xã, hàng nghìn thôn làng phải thay tên. Trong khi việc đặt tên đường phố, công trình công cộng đã có Nghị định số 91/2005/NĐ-CP, ngày 17/11/2005 của Chính phủ quy định rõ ràng thì việc đặt tên thôn, xã sau sáp nhập vẫn chưa có sự thống nhất. Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm, bởi tên làng, tên xã bao đời gói ghém những ước vọng, niềm tin của con người, mong sự bình yên, thịnh vượng, trù phú; chất chứa trong đó bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng. Do đó, việc đặt tên lãng, tên xã sau sáp nhập cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, không thể tùy tiện và mỗi nơi một kiểu.

Ngày 12/7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Điều 6 của Nghị quyết nêu rõ: “Việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri; Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp”.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Tin nổi bật trang chủ
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 8 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV thành công tốt đẹp

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 10 phút trước
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị 25B, thành phố Thanh Hoá, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hoá lần thứ IV năm 2024. 246 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 70 vạn đồng bào các DTTS của tỉnh về dự Đại hội.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Bình Định: Công bố quyết định hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Công nhận Bảo vật quốc gia đối với 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các Bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược với nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Hơn 1.000 kiều bào và người dân tại tỉnh Shihanuk Vill Vương quốc Campuchia được khám bệnh miễn phí

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Tại xã Vill Rinh, huyện Pray Nup, tỉnh Shihanuk Vill, Vương quốc Campuchia, đoàn bác sĩ Tâm Việt thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức khám bệnh, xét nghiệm, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 1.167 kiều bào và người dân địa phương.
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.