Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận: Chuyện học ở một thôn đồng bào Raglay

Thái Sơn Ngọc - 16 giờ trước

Thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) tập trung chủ yếu đồng bào Raglay sinh sống. Tại đây, con em đồng bào học tập tại ngôi Trường Tiểu học Mỹ Sơn C. Đội ngũ thầy, cô giáo của trường luôn chăm lo giảng dạy cho các em học sinh địa phương đạt chuẩn kiến thức, vững bước lên học bậc THCS. Nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường có việc làm, tạo bước phát triển mới đáng tự hào về sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào DTTS.

Cô giáo Trần Thị Luỹ, dân tộc Raglay tốt nghiệp đại học sư phạm tiểu học trở về dạy chữ cho trẻ em thôn Mỹ Hiệp.
Cô giáo Trần Thị Luỹ, dân tộc Raglay tốt nghiệp Đại học sư phạm tiểu học trở về dạy chữ cho trẻ em thôn Mỹ Hiệp

Sáng sớm 18/9/2024, đến với Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là cơ sở trường lớp được Nhà nước đầu tư xây dựng 2 tầng lầu gồm 10 phòng học, nhà đa năng khang trang; môi trường sư phạm “xanh, sạch, đẹp”, không gian rợp mát bóng cây. Các em mặc đồng phục chỉnh tề, nền nếp; các cô giáo chăm chút chỉnh sửa trang phục, chải lại mái tóc cho học sinh. Chúng tôi cảm nhận tấm lòng của đội ngũ giáo viên như những người mẹ hiền dành cho các con nhỏ thân yêu.

Cô giáo Trần Thị Thuỳ Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C cho biết: Nhà trường được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 2000-2001. Năm học đầu tiên, Nhà trường có 14 cán bộ, giáo viên đảm nhận giảng dạy 167 học sinh con em đồng bào Raglay ở thôn Mỹ Hiệp. Tuy đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn nhưng các bậc phụ huynh đã quan tâm, chăm lo cho việc học của con em. Trong quá trình giảng dạy, các thầy, cô giáo coi học sinh như con em của mình bằng tất cả tấm lòng yêu thương, giúp đỡ các em học tập tiến bộ. Nhà trường vận động các mạnh thường quân hỗ trợ 15 máy vi tính, đáp ứng tốt nhu cầu học tin học cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các doanh nghiệp trao tặng bảo hiểm thân thể cho học sinh toàn trường và sách giáo khoa cho học sinh mượn học tập.

Năm học 2023- 2024, Nhà trường có 19 cán bộ, giáo viên đảm nhận giảng dạy 295 học sinh, tăng 128 em so với thời điểm mới thành lập, biên chế 11 lớp. Kết quả xếp loại học tập năm học vừa qua, toàn trường có 71 em học hoàn thành xuất sắc, đạt 24,1%; 211 em xếp loại hoàn thành tốt và hoàn thành, đạt 71,5%; 13 em xếp loại chưa hoàn thành, chiếm 4,4%.

Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Sơn C xếp hàng chuẩn bị vào lớp học.
Học sinh Trường Tiểu học Mỹ Sơn C xếp hàng chuẩn bị vào lớp học

Bước sang năm học mới 2024- 2025, nhà trường tiếp nhận giảng dạy 316 học sinh, biên chế 12 lớp. Cấp ủy Chi bộ và Ban Giám hiệu Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Các thầy, cô giáo nêu cao tinh thần trách nhiệm thi đua dạy tốt, hết lòng yêu thương, dìu dắt giúp đỡ học sinh. Bản thân mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng tự học, tự rèn cho học sinh noi theo. Nhà trường phấn đấu duy trì sĩ số đạt 99,5%, học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%...

Anh Trần Ấn, Bí thư Chi bộ thôn Mỹ Hiệp phấn khởi cho biết: Toàn thôn hiện có 813 hộ với 3.298 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Raglay. Mỹ Hiệp hiện có trên 500 học sinh các cấp đến trường trong năm học 2024-2025, trong đó có 15 cháu học lên THPT và 5 cháu học đại học. Các gia đình đồng bào Raglay như Trần Thị Bụi, Cao Thị Quanh, Mang Tiến, Tài Nhay… là những điển hình tiêu biểu trong việc đầu tư chăm lo sự học cho con cháu trong gia đình, dòng họ.

Trước năm 1975, đồng bào  Raglay ở Mỹ Hiệp có trên 1.000 người dân nhưng chưa có người nào học hết bậc tiểu học. Hồi ấy, vừa do điều kiện chiến tranh gian khổ, trường học lại ở xa làng nên mỗi năm chỉ có khoảng 20-30 học sinh thuộc diện gia đình khá giả được đến trường học chữ. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, theo đó, đồng bào Raglay ở thôn Mỹ Hiệp có điều kiện làm ăn và phát triển nâng cao dân trí. Thôn Mỹ Hiệp đã có nhiều học sinh con em đồng bào Raglay tốt nghiệp đại học, trở thành giáo viên trở về dạy chữ cho trẻ em thôn xóm, như: Trần Thị Lũy, Cao Thị Trinh, Bo Thị Xíu, Trần Thị Hoa... Nhiều em tốt nghiệp THCS, THPT là lực lượng lao động trẻ có trình độ học vấn, biết tính toán làm ăn, bảo đảm đời sống gia đình no ấm, bền vững.

Anh Trần Ấn cho biết thêm, đồng bào Raglay thôn Mỹ Hiệp được hưởng lợi hệ thống thuỷ lợi Tân Mỹ với sức chứa trên 200 triệu khối nước, đáp ứng nhu cầu tưới 128ha ruộng lúa từ một vụ ăn nước trời bấp bênh nay tăng lên 2-3 vụ bảo đảm ăn chắc, đạt năng suất bình quân 7 tấn/ha/vụ. Bà con thôn xóm động viên nhau chăm lo nuôi dạy con cái ăn học trở thành những công dân có ích cho gia đình, tích cực tham gia xây dựng xã hội phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Quảng Ninh: Xem xét hỗ trợ 100% học phí năm học 2024 - 2025

Năm học 2024 - 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến chi 167 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ 100% mức thu học phí công lập cho 631 trường mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Tin nổi bật trang chủ
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 3 giờ trước
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 4 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 5 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.