Trà xanh
Nhờ chứa chất chống oxy hóa, trà là thức uống tốt để bảo vệ cơ thể. Trà xanh và trà đen đặc biệt giàu flavonoid là chất chống oxy hóa đáng chú ý.
Hoa Atiso
Atiso rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa bao gồm cả axit chlorogenic. Axit này làm giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường loại 2 và thậm chí cả bệnh tim. Ăn món hoa Atiso luộc có thể làm tăng hàm lượng chất chống oxy hóa lên 8 lần.
Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ chứa carotenoids, chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Ớt chuông đỏ nằm trong top 20 loại thực phẩm chống oxy hóa nhiều nhất trên chỉ số ORAC.
Dâu tây
Dâu tây là một trong những loại trái cây giàu polyphenol, cùng với vải thiều và nho. Mức độ chống oxy hóa thường giảm khi nấu lên nhưng dâu tây là một ngoại lệ, chúng được chế biến thành mứt, không những vẫn chứa chất chống oxy hóa mà hàm lượng các chất này thậm chí còn tăng lên theo thời gian.
Lựu
Lựu cũng là một trong những loại trái cây chống oxy hóa nhất. Khả năng chống oxy hóa của lựu cao gấp 3 lần so với trà xanh vốn nổi tiếng với đặc tính chống lão hóa và chống ung thư.
Nho
Trong nho chứa nhiều anthocyanin và flavonoid, trong đó hàm lượng anthocyanin có khoảng 181 - 716 mg/100g giúp chống oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Nước ép nho tím nguyên vỏ chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giữ dáng và ngăn ngừa lão hóa. Bạn có thể uống 1 ly nước ép nho không đường mỗi ngày để giúp giảm mỡ và đốt cháy calo hiệu quả nhé.
Việt quất
Việt quất chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giàu anthocyanin hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh, góp phần chống ung thư. Loại quả này cũng cải thiện chức năng não, duy trì xương chắc khỏe, giảm khả năng mắc bệnh tim.
Quả kỷ tử
Quả kỷ tử làm tăng mức độ chất chống oxy hóa trong máu và zeaxanthin, hỗ trợ sức khỏe của mắt. Khả năng chống oxy hóa cao của quả kỷ tử cũng có tác dụng chống lão hóa và hỗ trợ miễn dịch. Một quả kỷ tử chứa 4mmol chất chống oxy hóa trên 100g.
Cải xoăn
Cải xoăn rất giàu vitamin A, K và C và nó cũng chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa. Theo các chuyên gia, cải xoăn đỏ chứa gấp đôi lượng chất chống oxy hóa so với các loại khác.
Bắp cải tím
Bắp cải tím chứa hàm lượng cao chất anthocyanin từ 90.5 - 322mg/100g và một số chất chống oxy hóa khác như quercetin và sulforaphane. Những hợp chất này sẽ giúp ngăn chặn gốc tự do trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và giúp làm chậm quá trình lão hóa cũng như oxy hóa.
Rau bina
Rau bina là một nguồn giàu lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV và cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát các vấn đề về bước sóng ánh sáng có hại khác.
Cà chua
Chất lycopene, tạo màu cho cà chua, thuộc họ carotenoid. Chất này hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ. Cà chua cũng rất giàu vitamin C và các hợp chất phenolic góp phần vào hoạt động chống oxy hóa.
Cụ thể sự hấp thụ lycopene của cơ thể được cải thiện khi cà chua được chế biến hoặc nấu chín (nước ép, nước sốt). Có thể cắt cà chua thành miếng và ăn với dầu để thúc đẩy quá trình hấp thụ lycopene.
Củ cải đường
Củ cải đường là một nguồn giàu chất xơ, kali, sắt, folate và chất chống oxy hóa. Nó rất giàu betalain, một chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ ung thư ở ruột kết và đường tiêu hóa.
Cà rốt
Cà rốt rất giàu carotenoid, hợp chất có đặc tính chống oxy hóa. Các carotenoid chính được tìm thấy trong cà rốt (sống, nấu chín hoặc nước ép) là beta-carotene, lutein và zeaxanthin. Để hấp thụ tốt hơn các carotenoit của cà rốt, hãy ăn chúng với chất béo (ví dụ như một ít dầu thực vật).
Khoai lang tím
Khoai lang tím thường được xem là một loại thực phẩm chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và giảm nguy cơ mắc ung thư đường ruột. Bạn có thể ăn khoảng 100g khoai lang tím trong mỗi bữa kết hợp với nửa bát cơm nhỏ để có một bữa ăn hoàn chỉnh và cân đối.
Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhất là khoai tây tím có nồng độ chất chống oxy hóa cao. Chất chống oxy hóa trong khoai tây có tác dụng hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và các bệnh thoái hóa thần kinh.
Củ tỏi
Khi nói đến sức mạnh của thực phẩm chống oxy hóa không thể không nhắc đến tỏi. Allicin, chất chống oxy hóa có trong tỏi cần vài phút để bắt đầu hoạt động sau khi bạn nghiền nát hoặc cắt nhỏ. Để giữ lại được tối đa hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi bạn cần chế biến ở nhiệt độ dưới 60oC hoặc đợi cho đến khi nấu gần xong rồi mới cho tỏi vào.
Đậu phụ
Đậu phụ là một nguồn cung cấp protein, sắt và canxi dồi dào, giàu các hợp chất chống oxy hóa lành mạnh, ngăn ngừa sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể.
Rong biển
Rong biển chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng.
Các loại hạt
Các loại hạt thường chứa các khoáng chất, chất phytochemical như resveratrol và sterol thực vật và chất béo tốt. Những loại hạt có thể giúp giảm cholesterol, chúng cũng rất giàu mangan, với đặc tính chống ôxy hóa tốt cho cơ thể.
Những loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt bí ngô, quả óc chó,… là những loại hạt chúng ta có thể sử dụng để cung cấp chất chống ôxy hóa cho cơ thể.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có chứa kẽm và selen tốt cho cơ thể, ngoài ra còn có chất phytochemical giúp bảo vệ chống lại bệnh tim và ung thư. Yến mạch, gạo lứt, hạt bắp,… là những looại ngũ cốc nguyên hạt chúng ta có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe.
Ca cao
Ca cao có hàm lượng chất chống oxy hóa đặc biệt nhờ giàu polyphenol và flavonoid. Chocolate càng giàu ca cao thì càng giàu hợp chất chống oxy hóa. Chúng ta nên chọn một loại sô cô la với 70 hoặc 80% ca cao.
Có thể thấy, các nguồn chất chống oxy hoá có trong thực phẩm tự nhiên thông qua chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn ngắn ngừa bệnh tật một cách tốt nhất.