Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những điều cần lưu ý về bệnh viêm màng não do liên cầu lợn

T.Hợp - 20:23, 03/08/2023

Liên cầu khuẩn lợn có tên khoa học là Streptococcus suis, là một tác nhân gây bệnh quan trọng ở lợn và đôi khi có thể gây bệnh trên người. Đây là bệnh rất nguy hiểm với nhiều biến chứng nặng nề, trong đó mất thính lực là một biến chứng thường gặp ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây sang người do tiếp xúc trực tiếp. Ảnh minh họa
Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây sang người do tiếp xúc trực tiếp. Ảnh minh họa

Streptococcus suis (liên cầu lợn) là loại vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn, ngoài ra nó cũng tồn tại ở một số loài động vật khác như: bò, dê, cừu, chó, mèo,…Vi khuẩn liên cầu lợn có thể lây sang người do tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương ở da và niêm mạc).

Cụ thể, vi khuẩn lây truyền qua tổn thương trên da của người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn bệnh chưa được nấu chín. Những người dễ khởi phát bệnh do liên cầu lợn chủ yếu là các đối tượng bị suy giảm miễn dịch như người già yếu, đã từng phẫu thuật cắt lách, nghiện rượu, có bệnh mạn tính trong người.

Streptococcus suis có thể gây nhiều bệnh lý như nhiễm độc tiêu hóa, viêm màng não, viêm phổi, xuất huyết, viêm khớp và viêm cơ tim. Nặng hơn, người bệnh có thể bị sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy hô hấp và suy đa tạng, dễ dẫn tới tử vong. Trong đó, viêm màng não là thể bệnh khá thường gặp.

(Tổng hợp) Những điều cần lưu ý về bệnh viêm màng não do liên cầu lợn 1

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh: Trong vòng 1 tuần sau khi nhiễm vi khuẩn liên cầu (giết/mổ lợn, chế biến hoặc ăn thịt lợn chưa nấu chín,…).

Giai đoạn khởi phát: diễn ra 1-2 ngày với biểu hiện sốt cao, đau đầu, rét run, buồn nôn và nôn, hoa mắt chóng mặt, đau cơ khớp, đau bụng âm ỉ.

Giai đoạn toàn phát: xuất hiện hội chứng màng não rõ ràng như co cứng cơ (đặc biệt cứng vùng gáy), rối loạn ý thức (mê sảng, lơ mơ), kích thích, thậm chí hôn mê. Đặc trưng là rối loạn tiền đình, giảm thính lực 1 bên hoặc 2 bên, run đầu chi, liệt thần kinh sọ.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng như suy thận cấp mức độ nhẹ, phát ban ngoài da (kiểu hồng ban lan rộng hoặc ban xuất huyết hoại tử), tắc mạch đầu chi,…

Sau điều trị đặc hiệu, tình trạng sốt giảm dần rồi hết nhưng các triệu chứng thần kinh giảm đi khá chậm, có thể có di chứng giảm thính lực, rối loạn điều khiển phối hợp tư thế - động tác.

Chân bệnh nhân bị hoại tử tím đen do mắc liên cầu lợn. Ảnh minh họa
Chân bệnh nhân bị hoại tử tím đen do mắc liên cầu lợn. Ảnh minh họa

Cách phòng bệnh viêm màng não do liên cầu lợn

Streptoccus suis có khả năng lây truyền từ lợn sang người, có thể tìm thấy ở gia súc, chó, mèo, chim,... Do đó, cần phòng chống dịch bệnh trên lợn, tiêm phòng cho lợn đúng quy trình. Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, rõ nguồn gốc.

Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Không giết mổ, ăn thịt lợn bị ốm, không rõ nguồn gốc.

Ăn chín uống sôi, không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn, nem chua trong thời gian có dịch.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Phải bảo quản các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Đặc biệt, khi nhận thấy có dịch liên cầu khuẩn xảy ra thì phải xử lý đúng như xử lý một ổ dịch truyền nhiễm:

Tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp bị bệnh nghi nhiễm liên cầu lợn ở người, nên đưa ngay đến bệnh viện để tổ chức cứu chữa kịp thời. Đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.

Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu huỷ đúng cách.

Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu huỷ. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.

Thủ thuật chọc dò tủy sống. Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Thủ thuật chọc dò tủy sống. Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Phương pháp điều trị

Đây là căn bệnh có diễn biến rất nhanh, vì vậy cần phát hiện sớm và cách ly, điều trị tích cực cho bệnh nhân:

Điều trị bằng kháng sinh: theo phác đồ tại cơ sở khám chữa bệnh, uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau 2-3 ngày cần chọc dò dịch não tủy để đánh giá đáp ứng điều trị, sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ và việc đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân. Sử dụng kháng sinh cho tới khi xét nghiệm dịch não tủy trở về bình thường (hoặc khi đủ 3 tuần).

Điều trị hỗ trợ bệnh nhân: trường hợp bệnh nhân hôn mê: hỗ trợ hô hấp, đặt ống, thở máy sớm. Chống phù não, chống co giật, giảm đau, hạ sốt, chống loét và phục hồi chức năng.

Chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân: Phòng chống loét ép, vỗ rung, đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân, hướng dẫn và kết hợp người nhà vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân.

Lưu ý

Đây là căn bệnh để lại di chứng nặng nề, thậm chí là tử vong, nếu bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh viêm màng não do liên cầu lợn thì cần đưa đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám chữa bệnh kịp thời.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính thăm, tặng quà người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Thời sự - Quỳnh Trâm - 22:39, 24/07/2025
Chiều 24/7, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính cùng Đoàn công tác đã đi kiểm tra, thăm hỏi các gia đình sống trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại xã Cẩm Tú (Thanh Hóa).
Dân

Dân "kêu cứu" vì rác!

Môi trường sống - Mỹ Dung - 18:00, 24/07/2025
Gần một tuần qua, tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương: Phường Mông Dương, phường Cửa Ông, phường Cẩm Phả... (Quảng Ninh). Rác không được thu gom kịp thời, chất đống tại các điểm tập kết và ngay trong khu dân cư, bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan và tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh.
Phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm ở Đắk Lắk, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Phát hiện ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm ở Đắk Lắk, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Sức khỏe - Minh Nhật - 16:47, 24/07/2025
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương vừa phát hiện một ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại xã Ea Knốp, Đắk Lắk.
Giải cứu thành công đàn bò mắc kẹt giữa bãi bồi sông Lam

Giải cứu thành công đàn bò mắc kẹt giữa bãi bồi sông Lam

Trang địa phương - Phạm Tiến - 16:39, 24/07/2025
Chiều nay, 24/7, ông Trần Thanh Nga - Chủ tịch UBND xã Đại Đồng, tỉnh Nghệ An, cho biết, chính quyền xã đã huy động lực lượng, bố trí thuyền ra bãi bồi để đưa đàn bò về an toàn cho bà con.
Gia đình hiến một phần đất, cả buôn có đường rộng rãi, khang trang

Gia đình hiến một phần đất, cả buôn có đường rộng rãi, khang trang

Xã hội - Lê Hường - 16:21, 24/07/2025
Thời gian gần đây, những câu chuyện hiến đất làm đường, hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích chung của đồng bào Mnông xã Liên Sơn Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã và đang lan tỏa nghĩa cử, hành động đẹp, trách nhiệm vì cộng đồng.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Động đất mạnh 3 độ richter tại Điện Biên

Động đất mạnh 3 độ richter tại Điện Biên

Tin tức - Minh Nhật - 16:17, 24/07/2025
Tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực Tây Bắc, nơi có 2 dải đứt gãy địa chấn lớn là Điện Biên - Lai Châu và Sông Mã - Sơn La, nên thường xuyên xảy ra động đất trên địa bàn tỉnh.
Thủ tướng: Phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt do bão lũ, thiên tai

Thủ tướng: Phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi bị chia cắt do bão lũ, thiên tai

Thời sự - PV - 15:45, 24/07/2025
Khai mạc Phiên họp Ban Chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia, chiều 24/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải bằng mọi cách tiếp cận những nơi đang bị chia cắt do thiên tai, nắm tình hình, tiếp tế cho Nhân dân, không để tình trạng "dân đang bị chia cắt mà lãnh đạo nói không lên được".
TP. Cần Thơ: 2.153 doanh nghiệp đã được cấp phép thành lập mới

TP. Cần Thơ: 2.153 doanh nghiệp đã được cấp phép thành lập mới

Kinh tế - Tào Đạt - 15:30, 24/07/2025
Trong 6 tháng năm 2025, TP. Cần Thơ đã cấp Giấy phép thành lập mới 2.153 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 11.113 tỷ đồng, tăng 37,22% về số lượng doanh nghiệp. 3 tuần sau khi hợp nhất với Hậu Giang, Sóc Trăng, lãnh đạo TP. Cần Thơ mới đã tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp để nghe phản ánh, hiến kế phát triển.
Gia Lai: Gấp rút xây trường nội trú, bán trú cho 7 xã biên giới

Gia Lai: Gấp rút xây trường nội trú, bán trú cho 7 xã biên giới

Giáo dục - T.Nhân - H.Trường - 14:57, 24/07/2025
Ngày 24/7, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp nghe Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) báo cáo rà soát, đề xuất nhu cầu đầu tư xây dựng trường nội trú, bán trú tại 7 xã biên giới của tỉnh, gồm: Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn, Ia Ó, Ia Chia, Ia Mơ và Ia Púch.
Người “giữ lửa” nơi vùng cao Phủ Liễn

Người “giữ lửa” nơi vùng cao Phủ Liễn

Người có uy tín - Mỹ Dung - 14:47, 24/07/2025
Hơn 40 năm gắn bó với công việc, từ lúc làm cán bộ xã cho đến khi nghỉ hưu rồi được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín của thôn, ông Lý Xuân Hưng, Người có uy tín thôn Phủ Liễn, xã Lương Minh (Quảng Ninh) luôn tâm niệm, những việc gì có lợi, có ích cho bà con, cho cộng đồng thì mình phải cố gắng làm hết sức...