Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhịp chày trên cao nguyên

PV - 11:40, 02/03/2018

Bao đời nay, chiếc cối giã gạo gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khắp núi rừng Tây Nguyên đều râm ran, vang động tiếng chày giã gạo nuôi quân.  Dù hôm nay, phương tiện máy xay xát có mặt khắp nơi, nhưng âm thanh thậm thình từ tiếng chày vẫn âm vang trong các buôn làng, đặc biệt là trong các dịp lễ hội.

Ở Tây Nguyên, việc giã gạo chỉ dành riêng cho phụ nữ. Sau một ngày lên rẫy, chiều về các bà, các mẹ, các cô cùng nhau đến kho lúa của gia đình gùi lúa ra cối giã để có gạo kịp nấu cơm tối và sử dụng ngày hôm sau.

Nếu chiều hôm đó không kịp giã đủ cho cả ngày mai, thì tờ mờ sáng hôm sau, các bà, các cô lại phải thức dậy sớm để giã tiếp kịp nấu cơm sáng và mang lên nương. Vì vậy, mà thời điểm cả làng tập trung giã gạo là vào buổi chiều tối và sáng sớm.

Thi giã gạo, nấu cơm nhanh của phụ nữ Mạ. Thi giã gạo, nấu cơm nhanh của phụ nữ Mạ.

 

Mấy chục năm về trước, hầu như gia đình nào cũng giã hằng ngày, nhưng bây giờ máy xay xát nhiều người không cần giã bằng cối nữa. Tuy nhiên, hầu như trong gia đình nào cũng còn chày cối, thỉnh thoảng mang ra giã gạo làm các món ăn truyền thống như canh bột, lá mì xào… hoặc tham gia các cuộc thi văn hóa, ẩm thực dân gian.

Bà H’Viết Liêng, gần 60 tuổi ở buôn Ja, xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) cho hay: để hạt gạo giã ra vỡ đều thì tư thế, cách giã rất quan trọng. Khi giã, hai chân đứng vững bất di, bất dịch, tay cầm chày đặt thẳng trước mặt thực hiện động tác nhấc chày lên, thả xuống nhịp nhàng, uyển chuyển như vũ điệu.

“Canh bột là món ăn truyền thống của người M’nông, bột gạo phải tự tay giã thì nấu canh mới nhuyễn đều, có vị thơm ngọt. Vì vậy, thỉnh thoảng các bà, các mẹ trong các buôn vẫn mang chày cối ra giã gạo”, bà H’Viết Liêng chia sẻ.

Xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk là nơi lưu giữ đặc trưng văn hóa Ê-đê, bởi nơi đây có tới 98% người dân là đồng bào dân tộc Ê-đê sinh sống. Xã Ea Tul thường xuyên được huyện, tỉnh chọn làm nơi tổ chức Ngày hội văn hóa dân gian và ẩm thực truyền thống dân tộc Ê-đê. Ngoài ra, hằng năm, tại các buôn trong xã vẫn duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống. Trong Ngày hội văn hóa dân tộc Ê-đê được tổ chức tại xã Ea Tul, bao giờ cũng có cuộc thi phụ nữ giã gạo, nấu ăn…

Bà H’Len Niê-một người say mê văn hóa Ê-đê đã sưu tầm vài chục chiếc cối giã gạo cũ trong các buôn làng về lưu giữ. Bà H’Len cho biết: Người Tây Nguyên xem cối là vật thiêng, được dùng làm của hồi môn và trân trọng giữ gìn như vật quý giá, lưu giữ hết đời này sang đời khác.

Cối giã gạo của đồng bào Tây Nguyên được làm từ cây tơnung, còn gọi là cây lộc vừng cạn. Ưu điểm của loại cây này là khi còn tươi rất dẻo, thuận lợi cho việc đục đẽo tạo dáng, nhưng khi khô thì rắn như đá nên cối không bị vỡ. Khi chế tác cối, người ta cắt một khúc gỗ cao tầm 0,3-0,4m rồi dùng rìu đẽo vào ruột gỗ.

Để tạo lòng cối, người chế tác phải đẽo nhiều lần. Mỗi lần đẽo, phải bỏ vào miệng cối một ít than củi đang cháy rồi tiếp tục đục đến khi có độ sâu ưng ý thì thôi. Cối được chạm khắc hoa văn ở thành ngoài và phía trên miệng cối, hoa văn đa dạng tùy theo cảm hứng của người chế tác.

Mỗi cối có hai chiếc chày, được làm bằng gỗ cây kơnia hoặc cây hương, dài chừng 1,5m, to tròn bằng bắp chân người trưởng thành. Giữa thân chày có khắc sâu thêm vài vòng tròn để khi cầm không bị trơn.

Đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, hội Xuân thường được tổ chức thường niên vào đầu năm mới, sau Tết Nguyên đán. Hội Xuân là nơi hội tụ văn hóa các dân tộc trên địa bàn cùng tham gia, mỗi dân tộc mang đến những cái hay, cái đẹp truyền thống của dân tộc mình tạo cho ngày hội nhiều sắc màu đặc sắc.

Phần thi giã gạo, nấu cơm nhanh không thể thiếu trong hoạt động văn hóa ngày hội. Phần thi này bao giờ cũng mang đến cho hội Xuân không khí sôi nổi, hào hứng cho cả người thi và người cổ vũ.

LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Nỗ lực giảm nghèo ở Pleiku

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nhiều năm nay, chính quyền TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hướng tới giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS. Trong đó, các chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống đồng bào.
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.
Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Nhiều hoạt động tôn vinh di sản tại Phố cổ Hà Nội

Tin tức - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản. Các hoạt động diễn ra từ nay đến đầu tháng 12/2024, tại nhiều không gian khác nhau trong khu phố cổ.
Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Bước ra khỏi vùng an toàn để làm chủ doanh nghiệp

Gương sáng - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Trong thời đại 4.0, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ người DTTS đã mạnh dạn bước ra khỏi vùng an toàn để thử sức ở những lĩnh vực mới mẻ. Với sự quyết tâm, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, những nữ doanh nhân người DTTS đã tạo ra nhiều sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn lợi kinh tế cho doanh nghiệp, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho phụ nữ ở địa phương. Nữ doanh nhân Vương Thị Thương, dân tộc Tày ở thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn là một ví dụ.
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.