Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều công trình dẫn dụ chim yến xây dựng trái phép ở Ea Súp - Xử lý như thế nào?

Hoàng Thùy - 08:55, 30/03/2024

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đầu tư xây dựng nhà dẫn dụ chim yến với mục đích phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc xây dựng nhà dẫn dụ chim yến hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở thành nhà nuôi yến ở ngay khu đông dân cư, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý trong lĩnh vực quy hoạch, xây dựng và ảnh hưởng từ tiếng ồn...

Công trình dẫn dụ nuôi chim yến nằm ngay trung tâm thị trấn Ea Súp gây tiếng ồn khu dân cư
Công trình dẫn dụ nuôi chim yến nằm ngay trung tâm thị trấn Ea Súp gây ô nhiễm tiếng ồn khu dân cư

Nghề nuôi yến phát triển tự phát

Ea Súp là huyện nghèo và rất ít loại cây trồng, vật nuôi nào phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, một số hộ nuôi chim yến lấy tổ có hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng có nhiều người bỏ tiền đầu tư xây dựng nhà dẫn dụ yến. Số lượng nhà nuôi chim yến đang ngày càng tăng nhanh trên địa bàn huyện, gây không ít khó khăn trong công tác quản lý.

 Ông Phạm Văn Trọng, xã Ea Lê, chủ một cơ sở nuôi yến cho hay, thấy một số hộ nuôi chim yến lấy tổ có hiệu quả kinh tế cao nên đầu năm 2023, gia đình cũng gom góp vốn liếng và vay mượn thêm để đầu tư xây dựng nhà yến. "Tôi đã tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi từ những người đi trước. Đến nay, gia đình tôi cũng có nguồn thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim yến".

Mặc dù nghề nuôi yến mang lại lợi ích về kinh tế cho người dân, nhưng cũng gây không ít bất cập trong công tác quản lý. Điển hình như tại thị trấn Ea Súp và xã Cư Mlan, người dân xin giấy phép làm nhà ở, rồi tự cải tạo, cơi nới kết hợp dẫn dụ chim yến trái phép, không đúng với nội dung cấp giấy phép xây dựng, sử dụng đất sai mục đích.

Theo báo cáo, trên địa bàn huyện Ea Súp có khoảng 100 cơ sở nuôi chim yến, tập trung nhiều nhất tại thị trán Ea Súp, Ea Lê, Cư M’lan. Hoạt động xây dựng công trình nhà dẫn dụ chim yến trên địa bàn huyện Ea Súp hoàn toàn tự phát. Hầu hết các cơ sở xây dựng nhà nuôi yến trái phép trên đất nông nghiệp hoặc cải tạo nhà ở, tận dụng các tầng trên của ngôi nhà để nuôi chim yến, gây khó khăn trong công tác quản lý.

Đặc biệt, có nhiều nhà nuôi chim yến được xây dựng trong khu dân cư, gây ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu vực. "Xung quanh nhà tôi có một số cơ sở nuôi yến. Cứ 5h sáng họ mở loa dẫn dụ đến 8 - 9h tối. Tiếng ồn của loa dẫn dụ chim yến ồn ào suốt ngày rất khó chịu, có nhiều lúc, tiếng loa lớn như tra tấn, muốn nghỉ trưa một chút cũng không thể nào nằm yên được", anh Dương Hữu Trường ở thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp bức xúc nói.

Để hạn chế tiếng ồn, thời gian vừa qua, UBND các xã, thị trấn đã xử phạt các hộ dân mở loa dẫn dụ chim yến vào các khung giờ không được phép mở. Tuy nhiên, việc này lại nảy sinh nhiều vướng mắc khác trong việc, xác định và xử lý tiếng ồn từ việc dẫn dụ chim yến Các cơ quan chuyên môn của huyện chưa được trang bị thiết bị để đo tiếng ồn nên không xác định được cường độ âm thanh từ việc phát loa dẫn dụ chim yến. UBND huyện, các ban ngành, UBND các xã thị trấn cũng đã nhắc nhở, tuyên truyền, phổ biến các quy định về tiếng ồn cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn trong việc dẫn dụ chim yến.

Người dân trên địa bàn huyện Ea Súp xây dựng công trình dẫn dụ chim yến là tự phát
Người dân trên địa bàn huyện Ea Súp tự phát xây dựng công trình dẫn dụ chim yến

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn

Thời gian qua, UBND huyện Ea Súp đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện.

Đến nay, huyện đã lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với 20 trường hợp; các trường hợp vi phạm hành chính đã chấp nhận nộp tiền phạt nhưng chưa thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. UBND huyện đang tiếp tục chỉ đạo các phòng ban, UBND các xã, thị trấn thực hiện các biện pháp ngăn chặn, ngoài ra, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, theo dõi hoạt động xây dựng nhà dẫn dụ chim yến.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp Nguyễn Thanh Tuấn, huyện Ea Súp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi chim yến lấy tổ. Tuy nhiên, vùng dẫn dụ chim yến chưa được quy hoạch, các điều kiện, thủ tục, các văn bản hướng dẫn về việc quản lý dẫn dụ chim yến còn nhiều bất cập. Vì vậy, công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Từ thực tế đã cho thấy, giá trị từ nuôi chim yến trong lĩnh vực kinh tế, mang lại thu nhập cao cho người dân. Vì vậy, huyện đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban ngành, Hiệp hội Yến sào Việt Nam khảo sát, đánh giá hiệu quả, định hướng đối với việc có nên hay không việc phát triển nghề dẫn dụ chim yến trên địa bàn huyện. Tạo cơ chế đặc thù đối với hoạt động dẫn dụ chim yến trên địa bàn huyện Ea Súp; xem xét, đánh giá và hướng dẫn cụ thể cho người dân. 

Đồng thời, đề nghị các cơ quan cấp trên hướng dẫn cụ thể về quy hoạch khu dẫn dụ nuôi chim yến; quy mô, kết cấu công trình nhà yến; xem xét việc sử dụng đất xây dựng nhà ở kết hợp với dẫn dụ chim yến, nhằm thuận lợi cho người dân có điều kiện phát triển kinh tế từ nghề dẫn dụ chim yến.

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà đã yêu cầu, các cấp chính quyền của huyện Ea Súp cần kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định, tránh lơ là dẫn đến hậu quả khó xử lý sau này. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp thu, theo dõi, tổng hợp các ý kiến để xem xét, kiến nghị sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 1 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.