Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hệ lụy từ nuôi chim yến tự phát trong đô thị

PV - 10:15, 18/01/2019

Nhiều người ở Phú Yên, Khánh Hòa muốn nhanh hốt bạc từ nghề nuôi chim yến, đua nhau dốc hết tiền bạc xây biệt thự, nhà cao tầng để dụ yến. Nhưng do nuôi tự phát, nắm bắt kỹ thuật chưa vững, có nơi yến về, có nhà xây lên mãi để cho rêu mọc. Nhiều điểm nuôi chim yến ở ngay trong các khu đô thị, thị trấn chen chúc nhà cửa khiến âm thanh từ yến làm đảo lộn cả cuộc sống, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật lây lan từ nuôi chim yến.

Gánh nợ vì nuôi mộng thành đại gia

Sở hữu 3ha đất rẫy ở xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), ông Nguyễn Văn Hành đang có cuộc sống điền viên, mỗi năm thu lời vài trăm triệu đồng từ canh tác chuối và bưởi da xanh. Bỗng một chiều tình cờ về xã Vĩnh Ngọc (Nha Trang, Khánh Hòa) nghe nhiều người râm ran bàn chuyện mua xe hơi, ngồi đếm tiền tỷ từ nuôi yến, ông Hành nôn nóng bán tuốt tài sản ở Khánh Vĩnh về Vĩnh Ngọc mua đất xây nhà 5 tầng để nuôi yến. Bán trang trại không đủ, vay thêm ngân hàng 2 tỷ đồng, với chút kỹ thuật chắp vá, học mót từ nhiều nguồn khác nhau, ông Hành khấp khởi mừng thầm khi thấy từng đàn chim yến ùa về làm tổ. Thế nhưng được vài hôm, chúng lại bay đi sạch.

nuôi chim yến Các nhà nuôi yến cao tầng xây tự phát ở Đông Hòa (Phú Yên).

Bần thần tiếc nuối ngày cũ, lo âu về ngày mới, ông Hành thổ lộ: “Ngỡ như tiền sắp tuồn vào túi hóa ra là ảo ảnh. Lúc đầu thấy yến về nhiều, sung sướng quá, mình ra vào nhà yến liên tục mà không biết điều đó sẽ khiến cho chim hoảng loạn, bay đi mất. Sau này khi nắm được kỹ thuật nuôi chim yến thì chúng đã bay đi gần hết để tìm chỗ ở mới an toàn hơn”. Để trang trải nợ nần và tiếp tục tìm hướng khắc phục, ông Hành đành mở cửa hàng bán tạp hóa ở tầng trệt của nhà yến.

Cách nhà ông Hành không xa là nhà ông Nguyễn Xuyến. Nuôi mộng làm giàu nhanh từ chim yến, ông Xuyến đã bỏ việc ở công ty để về nhà dốc hết gia sản làm 2 nhà nuôi chim yến. Liên tục vấp lỗi trong kỹ thuật tạo ẩm, tạo mùi nên chim yến bay đến rồi lần lượt bỏ đi, chỉ còn lại tiếng chim được thu âm phát ra từ dàn loa mới cứng. Khắc khoải lo lắng, ông Xuyến chia sẻ: Không chỉ tôi hay ông Hành mà nhiều người khác cũng lâm cảnh này. Giờ vừa học, vừa phải thuê nhân viên kỹ thuật về khắc phục, lại phải xoay sở trả lãi ngân hàng mỗi tháng 12 triệu đồng, rất cực.

Tiếng ồn như tra tấn

Bên cạnh những hộ thất bại vì đầu tư nuôi yến, một số hộ khác lại thu được lợi nhuận tiền tỷ nhờ chim yến. Các “biệt thự yến”, “nhà cao tầng yến” tự phát mọc lên tua tủa ở nhiều khu dân cư khu vực Nam Trung bộ, nhất là các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Những khoảng khắc êm ả giờ đây trở thành thứ xa xỉ với nhiều người dân ở Tổ dân phố Ninh Tịnh (phường 9, TP. Tuy Hòa, Phú Yên). Ông Võ Đức Th. ngao ngán cho biết: “Những ngôi nhà cao chót vót chen vào giữa khu dân cư, chim yến bay đen kịt. Chịu không nổi với tiếng chim yến, tiếng loa dụ yến phát liên thanh suốt từ sáng đến tối, trẻ con thì giật mình liên tục, người già thì chẳng thể ngon giấc, sức khỏe cũng bất ổn theo”.

Từ ngày có nhà yến 5 tầng xây sát vách tường, quán ăn nhà bà Trần Thị Dịu ở phường 9 (Tuy Hòa) cũng vắng khách hẳn. Bà Dịu than thở: “Giữa đô thị văn minh, nhà cửa san sát mà chim yến bay loạn xạ. Quán ăn nhà tôi bị lông chim rơi xuống, bay cả vào bàn ăn, bát đũa… khách thấy thế cũng ngán, không dám vô ăn nữa”.

Theo khảo sát, nhiều tuyến đường lớn ở trung tâm TP. Tuy Hòa như Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hùng Vương… đều mọc lên nhiều nhà nuôi yến tự phát. Hàng loạt người dân ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa, Phú Yên) cũng phải trữ sẵn bông nút tai trong nhà, mỗi khi âm thanh chim yến mạnh quá thì nút lỗ tai lại để giấc ngủ không bị chập chờn.

Cần đẩy mạnh quy hoạch

Trước những bất cập trong việc nuôi yến tự phát ở các đô thị văn minh, UBND TP. Nha Trang đang đẩy mạnh quy hoạch bài bản theo đúng Thông tư số 35 của Bộ NNPTNT về việc triển khai các mô hình chim yến nuôi. Hiện tại, các xã, phường được giao khảo sát, giám sát chặt chẽ việc nuôi yến tự phát.

Tại Phú Yên, tỉnh này đã phê duyệt Quy hoạch vùng, làng nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, toàn tỉnh Phú Yên chỉ có 4 vùng được nuôi chim yến gồm; thôn Phú Liên (xã An Phú, TP Tuy Hòa) với diện tích 56,52ha; thôn Phú Nông (xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa) diện tích 10,26ha; thôn Tân Định và thôn Hội Sơn (xã An Hòa, huyện Tuy An) diện tích 87,62ha; thôn Phú Lộc (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) diện tích 6,19ha. Việc triển khai nuôi yến không để gần khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện, trường học, cơ sở y tế, khu hành chính, khu nội thị của thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, khu dân cư đông người.

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 6 giờ trước
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng - Lữ Phú - 6 giờ trước
Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 7 giờ trước
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Kinh tế - Khánh Sơn - 7 giờ trước
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024” . Báo cáo là sản phẩm phối hợp của ba cơ quan nhằm đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 7 giờ trước
Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 7 giờ trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 7 giờ trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Xã hội - Thùy Linh - 7 giờ trước
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế khó phát triển là do tình trạng lạm dụng rượu bia trong vùng đồng bào vẫn còn xảy ra thường xuyên. Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy. Để thay đổi nhận thức và hành vi của bà con, thời gian qua huyện Minh Hóa đã tăng cường vận động bà con hạn chế rượu bia, truyền thông Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tới đông đảo Nhân dân.