Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Nhận diện âm mưu kích động “bất tuân dân sự” trên không gian mạng

PV - 08:25, 07/11/2023

Những năm gần đây, để thực hiện chiến lược "diễn biến hòa bình" chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch thường sử dụng một thủ đoạn mới mang tên "bất tuân dân sự". "Bất tuân dân sự" thể hiện tư tưởng cực đoan, vô chính phủ, đang được lợi dụng gắn với cái gọi là xã hội dân sự để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam.

(Dẫn nguồn) Nhận diện âm mưu kích động “bất tuân dân sự” trên không gian mạng

Thủ đoạn chống phá dưới chiêu bài “bất tuân dân sự” là nguồn gốc thai nghén các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”, bạo loạn lật đổ chính quyền… tạo ra những hệ quả vô cùng nghiêm trọng, khôn lường, tác động đến sự ổn định và tình hình an ninh, trật tự của đất nước.

“Bất tuân dân sự” - một phong trào không mới

“Bất tuân dân sự” (thực chất là chống đối chính phủ dân sự) được nêu ra lần đầu tiên trong tập tiểu luận nhan đề “Dân sự bất hợp tác” của Henry David Thoreau - một phạm nhân phải ngồi tù ở bang Massachusetts (Mỹ) vì tội không đóng thuế. Thế nên, nội dung chủ đạo trong tập tiểu luận là quan điểm cực đoan, vô chính phủ và được khoác ngôn từ hoa mỹ là “bất tuân dân sự”. Mặc dù ở thời điểm mới xuất hiện, tiểu luận “Dân sự bất hợp tác” không gây được sự ảnh hưởng nào,

song sang thế kỷ XX, tư tưởng về một cuộc “cách mạng hòa bình” của Henry David Thoreau được một số kẻ lợi dụng phát triển thành phương pháp đấu tranh. Theo thời gian, “bất tuân dân sự” đã bị các thế lực biến tướng, lợi dụng vào các mục đích khác nhau, đặc biệt là để chống phá các nước XHCN, các quốc gia, vùng lãnh thổ không phù hợp với lợi ích của họ. Theo giải thích của từ điển mở Wikipedia thì: “Bất tuân dân sự là các hoạt động, công khai từ chối tuân theo một số luật lệ nhất định, yêu cầu và lệnh của chính phủ, hoặc của một quyền lực quốc tế chiếm đóng… Bất tuân dân sự đôi khi được định nghĩa như là phản kháng bất bạo động”.

Cũng theo từ điển này, những vụ bất tuân dân sự lớn, sớm nhất được thực hành bởi người Ai Cập chống lại sự chiếm đóng của Anh trong cuộc cách mạng Ai Cập năm 1919. Nó đã được sử dụng trong nhiều phong trào phản kháng bất bạo động tại nhiều quốc gia, như chiến dịch của Gandhi để giành độc lập từ đế quốc Anh ở Ấn Độ; cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc của Mandela ở Nam Phi. Phương thức hoạt động này được áp dụng trong cuộc "cách mạng màu", "cách mạng đường phố" ở Đông Âu và Liên Xô vào những năm cuối thế kỷ XX, làn sóng "Mùa xuân Ả Rập" ở các nước Trung Đông và Bắc Phi đầu những năm 2010, phong trào biểu tình nhằm lật đổ chính phủ ở Venezuela (từ năm 2017 đến nay); phong trào chống sửa đổi dự luật dẫn độ tại Hồng Kông (Trung Quốc) năm 2019...

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về “bất tuân dân sự” nhưng thực chất đó là các hoạt động vi phạm cố ý đối với một số đạo luật nhằm cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách, luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền. Vì thế, bản chất đây là hành vi vi phạm pháp luật nếu chiểu theo pháp luật của bất kỳ quốc gia nào.

Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước pháp quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là thiểu số phục tùng đa số, lợi ích riêng phải nằm trong lợi ích chung, lợi ích cá nhân, nhóm người phải phục tùng lợi ích cộng đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, “bất tuân dân sự” về cơ bản thể hiện tư tưởng cực đoan, vô chính phủ, hầu như không được nhà nước pháp quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà nước pháp quyền).

Phong trào này không có gì mới mẻ bởi nó đã xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia phương Tây ráo riết thực thi chiến lược "diễn biến hòa bình" với tư tưởng chủ đạo là chuyển cuộc đấu tranh vào bên trong các nước XHCN. Từ đó, “bất tuân dân sự” dần trở thành một phương thức, thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”.

Hiện nay thủ đoạn nói trên đã được đẩy lên cấp độ mới trắng trợn, ráo riết hơn rất nhiều để chống phá những quốc gia vẫn lựa chọn đi theo con đường XHCN hoặc các quốc gia có chế độ “nghịch mắt” với phương Tây. Hậu quả của “bất tuân dân sự” để lại luôn rất nặng nề, kéo dài, gây bất ổn, chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội, giữa người dân trong một quốc gia, vùng lãnh thổ. Thực tế, các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, kéo dài tại một số quốc gia đã minh chứng rõ điều này.

Thủ đoạn kích động “bất tuân dân sự” trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá chặt chẽ, bài bản. Mục tiêu xuyên suốt của chúng là tuyên truyền chống phá, lôi kéo kêu gọi tụ tập, biểu tình, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” phá hoại sự ổn định phát triển đất nước.

Những năm qua, các thế lực phản động, thù địch đã triệt để lợi dụng không gian mạng để tiến hành nhiều hoạt động lợi dụng danh nghĩa dân chủ, phát động cái gọi là “bất tuân dân sự” để chống đối chính quyền như lợi dụng việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, thảo luận dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước, các đối tượng xấu đã kích động, lôi kéo người dân tham gia tuần hành, biểu tình, chống người thi hành công vụ, đập phá tài sản các trụ sở chính quyền, gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Vụ đình công phản đối Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 diễn ra tại một số tỉnh, thành phố; vụ lợi dụng phản đối trạm BOT Cai Lậy ở tỉnh Tiền Giang năm 2017. Một số vụ việc mang bóng dáng "bất tuân dân sự" như: Bất tuân cưỡng chế của một số đối tượng khi giải phóng mặt bằng ở Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội, Đắk Nông, Gia Lai...; bất tuân quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự (thực chất là phản động trá hình) như "Hội anh em dân chủ", "Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam", "Hội cựu tù nhân lương tâm Việt Nam", "Hội văn đoàn độc lập Việt Nam", "Hội nhà báo độc lập Việt Nam", "Mạng lưới Blogger Việt Nam"...

Đặc biệt, hiện nay các đối tượng đẩy mạnh các hành vi “bất tuân dân sự” vào các lực lượng như Cảnh sát đang làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ tại các trụ sở tiếp công dân, sau đó quay video tung lên mạng xã hội nhằm xuyên tạc và tuyên truyền kích động người dân thực hiện các hành vi chống đối tương tự.

Qua thực tiễn tình hình có thể nhận thấy âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trên không gian mạng cơ bản vẫn tập trung vào một số nội dung, như: Xuyên tạc phá hoại nền tảng tư tưởng, xuyên tạc đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; gây mâu thuẫn nội bộ, công kích, bôi nhọ và hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, thông qua truyền thông mạng xã hội để kêu gọi, kích động biểu tình, gây mất an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Hoạt động kích động “Bất tuân dân sự” trên không gian mạng được tổ chức ngày càng chặt chẽ, các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, Voice công khai giật dây. Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh xã hội còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân bức xúc để kích động chống phá, làm suy giảm niềm tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với chính quyền, với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa, công khai hóa việc chống đối chính quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa "bất tuân dân sự" với "xã hội dân sự", sử dụng các tổ chức "xã hội dân sự" để chỉ đạo, điều hành "bất tuân dân sự".

Thủ đoạn chủ yếu là tiếp tục sử dụng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền, triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên truyền chống phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo dựng phong trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng cốt cán, xây dựng "ngọn cờ"; tiến hành tập dượt các kịch bản đấu tranh chuẩn bị cho mục tiêu cao hơn...

Nhìn vào thực tế những gì đã diễn ra ở các nước Đông Âu, Liên Xô (cũ), Trung Đông, Bắc Phi… có thể thấy rất rõ “bất tuân dân sự” luôn có xu hướng leo thang thành bạo lực, bạo động, gây ra bất ổn xã hội, thậm chí khủng hoảng nghiêm trọng. Các hành vi của cái gọi là “bất tuân dân sự” nhằm chống đối, không phục tùng những điều luật, quy định đã được ban hành, thi hành và thừa nhận trên thực tế tại các quốc gia, vùng lãnh thổ chính là coi thường kỷ cương pháp luật, đi ngược hoàn toàn với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền trong một xã hội văn minh.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhận thức rất rõ vai trò quan trọng, thiết yếu của các quyền tự do, dân chủ của người dân với ý nghĩa là một quyền thiết thân của con người, là động lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên, không một quốc gia nào trên thế giới lại dung thứ các hành vi lợi dụng dân chủ, cổ xúy cho các hành vi vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và của người dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Đăk Hà (Kon Tum): Vì sao không xử phạt đối với 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp bị san ủi làm biến dạng địa hình

Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Hậu về hành vi hủy hoại đất, với số tiền 20 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Nhưng điều đáng nói là tổng diện tích san ủi mặt bằng là 6.699m2, nhưng Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà chỉ ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diện tích đất trồng lúa bị san ủi là 1.256m2. Vậy còn 5.443m2 diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm bị san ủi làm biến dạng địa hình sao không xử phạt?!
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.