Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người góp phần giữ lửa gốm Chăm Bàu Trúc

Sơn Ngọc - 10:10, 25/05/2025

Nghệ nhân Trượng Thị Gạch là tấm gương tiêu biểu của người cao tuổi gắn bó sớm hôm với nghề làm gốm truyền thống tại làng Chăm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Với hình ảnh quen thuộc: vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa thoăn thoắt nặn gốm, bà Gạch như một "cây cao bóng cả" góp phần gìn giữ và lan tỏa hồn cốt của nghề gốm Chăm.

Trở lại thị trấn Phước Dân đầu tháng 5/2025, chúng tôi gặp Nghệ nhân Trượng Thị Gạch miệt mài biểu diễn chế tác gốm phục vụ du khách tại HTX Gốm Chăm Bàu Trúc. Ở tuổi gần 80, bà vẫn nhanh nhẹn, đôi tay khéo léo nặn đất thành những dáng gốm duyên dáng, có hồn, khiến ai chứng kiến cũng ngưỡng mộ. 

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 vừa qua, HTX đón từ 1.500 đến 2.000 lượt khách mỗi ngày, nhiều đoàn yêu cầu được xem bà Gạch biểu diễn nặn gốm thủ công - kỹ thuật truyền thống “nặn bằng tay, xoay bằng chân” đã gắn bó với bà hơn 60 năm. Chỉ trong vài phút, bà có thể tạo nên một chiếc bình tai bèo mộc mạc, truyền cảm hứng cho du khách mạnh dạn trải nghiệm và lưu giữ sản phẩm kỷ niệm. HTX tại Nhà trưng bày gốm Chăm Bàu Trúc – nơi được mệnh danh là “bảo tàng sống”  nhờ đó trở thành điểm đến văn hóa hấp dẫn, nơi các nghệ nhân như bà Gạch góp phần làm sống dậy tinh hoa gốm Chăm giữa lòng du khách bốn phương.

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX Gốm Chăm Bàu Trúc trao đổi kỹ thuật chế tác bình gốm theo yêu cầu của khách hàng.
Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX Gốm Chăm Bàu Trúc trao đổi kỹ thuật chế tác bình gốm theo yêu cầu của khách hàng

Chị Bùi Ngọc Huyền, du khách đến từ Đắk Lắk vui vẻ chia sẻ: “Nhờ sự thân thiện và hướng dẫn tận tình của Nghệ nhân Trượng Thị Gạch, em đã mạnh dạn trải nghiệm nặn gốm lần đầu tiên. Tuy còn bỡ ngỡ với đôi tay lấm lem đất sét, nhưng em rất vui vì đã hoàn thành được một chiếc bình cắm hoa nhờ sự chỉ dẫn kiên nhẫn của bà. Đây là một kỷ niệm đẹp và đáng nhớ trong kỳ nghỉ lễ khi em có dịp trở về vùng đất Chăm Ninh Thuận - nơi Di sản nghệ thuật làm gốm của người Chăm được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ tháng 11/2022”.

Tranh thủ thời gian nghỉ tay giữa lúc vắng khách tham quan, chúng tôi có dịp trò chuyện cùng Nghệ nhân Trượng Thị Gạch – người thợ gốm kỳ cựu của làng Bàu Trúc. Bà sinh năm Ất Dậu 1945, trong một gia đình có truyền thống làm gốm lâu đời. Năm 15 tuổi, bà bắt đầu học nghề từ mẹ ruột là Nghệ nhân Quảng Thị Hoa, từ kỹ thuật ủ đất, pha trộn đất sét với cát trắng sông Quao theo tỉ lệ 6:4, cho đến công đoạn nặn, tạo dáng, phơi khô, chất lò và canh lửa đốt gốm suốt 6–8 tiếng để cho ra sản phẩm chắc, bền và đẹp.

Nghệ nhân Trượng Thị Gạch chế tác gốm phục vụ du khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025.
Nghệ nhân Trượng Thị Gạch chế tác gốm phục vụ du khách tham quan trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025

Thuở trẻ, bà thường phải đi bộ hơn ba cây số đến cánh đồng đất sét Nú-Lanh, gánh từng gùi đất về nhà chế tác. Với bàn tay điêu luyện và tình yêu dành cho nghề, các sản phẩm gốm của bà Gạch luôn toát lên vẻ duyên dáng, mộc mạc và đầy “chất hồn” như chính con người bà. Bà từng đoạt giải “Bàn tay vàng” tại Hội thi nghề do làng Bàu Trúc tổ chức dịp Lễ hội Katê năm 2016.

Một trong những kỷ niệm đáng tự hào là ngày 23/9/2024, bà vinh dự được biểu diễn nặn gốm phục vụ Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo), do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh (nay là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang) – về thăm làng gốm Bàu Trúc. Nghệ nhân Trượng Thị Gạch luôn tận tâm truyền dạy nghề gốm cho bà con trong tộc họ và phụ nữ địa phương, với mong muốn gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của dân tộc Chăm. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của bà, nhiều phụ nữ ở làng Bàu Trúc đã trở thành những nghệ nhân gốm giỏi, tiêu biểu như các chị: Quảng Thị Kim Nông, Quảng Thị Phô, Trượng Thị Bến, Ngụy Thị Thơ, Châu Thị Kim Oanh…

Nghệ nhân Trượng Thị Gạch hướng dẫn du khách trải nghiệm chế tác gốm Bàu Trúc.
Nghệ nhân Trượng Thị Gạch hướng dẫn du khách trải nghiệm chế tác gốm Bàu Trúc.

“Còn sức khỏe là tôi còn nặn gốm phục vụ bà con, du khách gần xa đến tham quan làng nghề Bàu Trúc. Tôi cũng mong muốn nêu gương người cao tuổi gắn bó với nghề mẹ truyền con nối, để con cháu trong tộc họ noi theo, tiếp tục giữ gìn vốn quý của làng”, Nghệ nhân Trượng Thị Gạch chia sẻ.

Ông Phú Hữu Minh Thuần, Giám đốc HTX Gốm Chăm Bàu Trúc cho biết: Nghệ nhân Trượng Thị Gạch là thành viên gắn bó với HTX ngay từ những năm đầu thành lập (năm 2008) đến nay. Bà hiện là Nghệ nhân làm gốm cao tuổi nhất của làng Bàu Trúc, được ví như “cây cao bóng cả” trong làng nghề - người luôn tích cực gìn giữ ngọn lửa truyền thống, truyền cảm hứng và tinh thần yêu nghề cho thế hệ trẻ.

Nghệ nhân Trượng Thị Gạch làm đất nguyên liệu chế tác gốm Bàu Trúc.
Nghệ nhân Trượng Thị Gạch làm đất nguyên liệu chế tác gốm Bàu Trúc

Bằng sự tận tâm, bà Gạch không chỉ là tấm gương sáng về lòng yêu nghề mà còn góp phần tạo không khí gắn kết, lan tỏa niềm vui lao động, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và phục vụ tốt nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách. Ghi nhận những đóng góp đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng hồ sơ đề nghị xét phong tặng bà danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực nghệ thuật trình diễn dân gian – Di sản văn hóa phi vật thể.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Ninh Sơn (Ninh Thuận): Phát huy hiệu qủa nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Ninh Sơn (Ninh Thuận): Phát huy hiệu qủa nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chính sách Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 9 phút trước
Huyện Ninh Sơn là một trong những địa phương của tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đất ở, nhà ở giúp người dân an cư lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Đồng thời hỗ trợ con giống gia súc, bảo vệ rừng tạo sinh kế cho người nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Đại hội Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo

Tin tức - Hồng Phúc - 12 phút trước
Sáng 13/6, Chi bộ Tạp chí nghiên cứu Dân tộc và Tôn giáo đã long trọng tổ chức Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.
Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Đồng bào vùng cao Quảng Nam làm du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã có bước chuyển mình tích cực trong phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là ở các xã có đông đồng bào DTTS sinh sống. Thông qua việc ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng và xúc tiến du lịch địa phương, Bắc Trà My đã tạo điều kiện cho đồng bào Co, Ca Dong, Mường từng bước tiếp cận mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống và phát triển kinh tế bền vững.
Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế: Quyết tâm xây dựng Chi bộ trong sạch vững mạnh trong nhiệm kỳ mới

Tin tức - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Chiều 13/6, Chi bộ Vụ Hợp tác Quốc tế (thuộc Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo) đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030. Ủy viên ban Thường vụ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 3 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 3 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.