Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân vùng DTTS, miền núi gặp nhiều khó khăn trong “cơn bão giá”

Ngọc Thu - 08:19, 16/06/2022

Sau những lần giá xăng liên tiếp nhảy vọt, các mặt hàng thiết yếu cũng “phi mã” theo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Đặc biệt, đối với đồng bào vùng DTTS miền núi, cuộc sống vốn đã khó khăn, thì nay họ càng phải gồng mình trong “cơn bão giá”.


Giá xăng liên tiếp nhảy vọt, các mặt hàng thiết yếu cũng “phi mã” theo đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân
Giá xăng liên tiếp nhảy vọt, các mặt hàng thiết yếu cũng “phi mã” theo đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân

Tỉnh Gia Lai có hơn 44% dân số là người DTTS, đa số người dân làm nông nghiệp. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 11 lần điều chỉnh tăng và 3 lần giảm. Giá xăng liên tiếp “nhảy múa”, đã tác động trực tiếp đến lĩnh vực giao thông vận tải, kéo theo giá các mặt hàng thiết yếu, giá vật tư nông nghiệp cũng tăng theo. Điều này khiến người dân như “ngồi trên đống lửa”, cuộc sống ngày càng vất vả hơn. 

Như thường lệ, ngay khi mặt trời vừa ló dạng, chị Siu Hmit (làng Breng, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã chuẩn bị các mặt hàng rau, củ đi lên chợ sớm. Trên chiếc gùi quen thuộc là những bó rau, khúc mía gọt sẵn, ít trái vải cùng vài bó sả. Phiên chợ sáng đông nghịt người qua lại. Thế nhưng, phải đến khi mặt trời đứng bóng mới có người tới hỏi mua.

Chị Hmit kể: Tuy chỉ là rau củ, nhưng trước đây chị bán hàng nhanh hết lắm. Giờ thì người đi chợ nhiều, nhưng họ cũng chi tiêu ít, bởi các mặt hàng đều tăng giá. Rau, củ cũng tăng gấp rưỡi do giá phân bón và giá vận chuyển cao. "Bán như giá cũ, thì không có lời lãi nên mình đành phải chờ hết chợ mới về. Có ngày bán không hết cũng đành chịu, về nhà có gì ăn nấy chứ giờ giá cả đắt đỏ, mình không dám mua sắm nhiều”, chị Hmit nói.

Cuộc sống của đồng bào DTTS tại vùng cao vốn đã khó khăn thì nay họ càng phải gồng mình lên trong “cơn bão giá”
Cuộc sống của đồng bào DTTS tại vùng cao vốn đã khó khăn thì nay họ càng phải gồng mình lên trong “cơn bão giá”

Xăng tăng giá cũng đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc người nông dân mua phân bón và tưới tiêu cho cà phê, cây điều. Cụ thể, gia đình anh Quynh (làng Choet 2, TP. Pleiku) đang rất lo lắng, bởi diện tích 2 ha cây điều đang kỳ dưỡng sức ra bông và rau xanh cần phân bón, trong khi giá phân bón tăng cao trong những ngày gần đây. 

 Anh Quynh buồn rầu nói: “Cây điều là cây trồng chủ lực mang lại kinh tế cho gia đình mình. Giờ đây, chi phí phân, xăng, công lao động, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng. Trung bình giá cả thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ năm nay cũng tăng 30%. Vì vậy, nếu năng suất năm nay thấp, giá điều không tăng, thì nguy cơ lỗ vốn cận kề”.

Cơn bão giá, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân vất vả một nắng hai sương, mà còn tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp, hợp tác xã… Ông Ksor Tư - Chủ nhiệm Tổ hợp tác Nông nghiệp và Dịch vụ xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, cho biết: Những năm qua, người dân Ba Na, Gia Rai đã biết nâng cao trình độ, đưa cơ giới vào sản xuất đã tạo dựng được thương hiệu lúa gạo A Sanh đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Tuy nhiên, khi xăng liên tiếp tăng, dịch vụ vận tải; cũng như vận chuyển hàng hóa cũng leo thang khiến chúng tôi gặp khó khăn về giá cả, đầu ra và khâu vận chuyển. Khó có thể tăng giá theo khi người tiêu dùng đã quen với giá cũ. Còn tăng giá thì lúa gạo sẽ bị giảm sức mua. 

"Đến thời điểm này, hàng hóa sỉ và lẻ cung cấp ra thị trường đã giảm hẳn so với mọi năm. Tổ hợp tác cố gắng cùng các ngành chức năng tìm đầu ra sản phẩm. Tuy nhiên, cũng còn chờ vào giá cả hiện tại. Hy vọng chính quyền các cấp sẽ có những giải pháp thiết thực, giúp người dân bảo toàn lợi nhuận, gắn bó với sản xuất lúa đảm bảo chất lượng”, ông Ksor Tư trăn trở.

Nông dân Gia Lai lo lắng trước tình trạng giá xăng tăng, vật tư nông nghiệp cũng leo thang
Nông dân Gia Lai lo lắng trước tình trạng giá xăng tăng, vật tư nông nghiệp cũng leo thang

Tại huyện biên giới Đức Cơ, cũng có hơn 40% hộ DTTS đang loay hoay trong cơn bão giá. Bởi, chi phí vận chuyển, giá thành sản phẩm ngày càng tăng, đã khiến cho nông dân địa phương nhất là đồng bào DTTS lo lắng, chới với khi không biết lấy kinh phí ở đâu để chăm sóc cây, cùng với đó là chi phí nhập, xuất nông sản thế nào để đảm bảo lợi nhuận. 

Ông Siu Luynh, Phó Chủ tịch huyện Đức Cơ cho biết: Đời sống của bà con DTTS nơi đây khó khăn hơn rất nhiều so với mọi năm. Xăng lên giá kéo theo các mặt hàng tăng cao, nhưng thu nhập người dân thì không thay đổi. Thậm chí nông sản mất mùa, mất giá. Chính quyền địa phương, hiện đang triển khai một số dự án cho bà con nông dân, hộ nghèo, cận nghèo để phát triển kinh tế. Ngoài ra, khuyến khích, giới thiệu người DTTS làm việc ở các công ty trong và ngoài tỉnh để có thêm thu nhập, ổn định kinh tế trong tình hình khó khăn chung như hiện nay.

Giá xăng dầu điều chỉnh theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, giá xăng tăng đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển và hiệu ứng tăng giá dây chuyền, tác động đến giá cả của nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Vì vậy, cùng với sự nỗ lực vượt khó của người dân, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tăng giá bất hợp lý nhằm tránh tình trạng “tát nước theo mưa”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Cây luồng được xác định là cây kinh tế chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, việc trồng và phát triển chưa gắn được đầu ra để nâng cao giá trị của cây luồng, dẫn tới việc lãng phí nguồn tài nguyên, người dân thu nhập chưa cao từ cây chủ lực này.
Tin nổi bật trang chủ
Giá vật liệu tăng, việc xây dựng đường giao thông ở vùng cao gặp nhiều khó khăn

Giá vật liệu tăng, việc xây dựng đường giao thông ở vùng cao gặp nhiều khó khăn

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giây trước
Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung triển khai thi công các công trình giao thông nông thôn từ nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó, có nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, hiện nay khi giá cả nguyên vật liệu đang tăng cao khiến cho việc triển khai thi công các công trình đường giao thông nông thôn ở các xã vùng cao gặp rất nhiều khó khăn…
Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Thanh Hóa: Cây kinh tế chủ lực ở nhiều huyện miền núi thiếu đầu ra

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 6 phút trước
Cây luồng được xác định là cây kinh tế chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở vùng DTTS, miền núi Thanh Hóa. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, việc trồng và phát triển chưa gắn được đầu ra để nâng cao giá trị của cây luồng, dẫn tới việc lãng phí nguồn tài nguyên, người dân thu nhập chưa cao từ cây chủ lực này.
Những gia đình thể thao ở Tuyên Quang.

Những gia đình thể thao ở Tuyên Quang.

Thể thao - Giang Lam - 14 phút trước
Tại các bản làng ở Tuyên Quang, nhiều gia đình có cả vợ chồng, con cái đều là những vận động viên xuất sắc ở các môn thể thao như cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ… “Thuận vợ, thuận chồng…”, mỗi ngày họ cùng nhau luyện tập hăng say và thi đua giành được nhiều giải cao tại các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh.
Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Công tác Dân tộc - Thuý Hồng - 25 phút trước
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong đó có vùng DTTS và miền núi đã hạ quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vấn đề đặt ra là liệu có quá sức khi đa số các địa phương vùng DTTS, miền núi hiện vẫn đang còn phải chật vật để củng cố và giữ vững tiêu chí NTM .
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Quỳnh Hoa - 37 phút trước
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Tin địa phương - N.Triều - T.Nhân - 55 phút trước
Ngày 2.4, tại TP Tuy Hòa, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, Báo Phú Yên, Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023.
Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2020 đến nay, có 161 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đã có nhiều năm gắn bó “gieo chữ” cho học sinh người DTTS.
Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Trang địa phương - Ngọc Thu - 3 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 493 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023. Trong đó, phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Xã hội - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đầu tư cho huyện Khánh Sơn gần 500 tỷ đồng để đồng tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống người dân.
Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Sáng 2/4, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt, OCOP tại chợ Hàn”.