Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân ở Đại Từ (Thái Nguyên) thoát nghèo nhờ cây chè

Thảo Khánh - 3 giờ trước

Sau nhiều năm bén rễ, cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) có thu nhập ổn định, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, huyện Đại Từ hiện có khoảng 6.600ha chè, trong đó chè giống mới chiếm tới 90% diện tích.
Hiện nay, huyện Đại Từ hiện có khoảng 6.600ha chè, trong đó chè giống mới chiếm tới 90% diện tích.

Mùa này về xã Tân Linh, dọc hai bên đường là những nương chè xanh uốn lượn theo các sườn đồi, xa xa là những vườn cây ăn quả tươi tốt. Xã hiện có tổng diện tích chè là 599ha với sản lượng chè 135 tạ/ha/năm. Trên địa bàn xã có 5 làng nghề chè, trong đó có1 Làng nghề chè truyền thống, 4 Làng nghề chè khác, gồm: 2 HTX, 22 tổ hợp tác, phê duyệt 2 vùng sản xuất chè tập trung.

Cây chè được trồn ở xã Tân Linh đã từ lâu, quá trình trồng, chăm sóc và chế biến chè, người dân luôn nhận được sự quan tâm, đồng hành của cán bộ khuyến nông hướng dẫn từ khâu trồng, đốn, tỉa cành, đến bón phân, thu hái, bảo quản sản phẩm...

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay, cây chè ở Tân Linh được xác định là cây trồng triển vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình sản xuất chè đã tạo sự nhận thức, chuyển biến tích cực của người dân từ việc canh tác, sản xuất-kinh doanh theo lối truyền thống sang áp dụng khoa học kỹ thuật; gắn sản xuất-kinh doanh với bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và có tính thị trường, tăng cao thu nhập, định hướng phát triển bền vững.

Chúng tôi ghé thăm gia đình chị Trần Thị Liên, Xóm 10, xã Tân Linh, đây là 1 trong 72 hộ nghèo của xã Tân Linh được nhận phân bón thuộc Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng, Dự án 2 Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Dự án "Hỗ trợ phân bón hữu cơ sinh học phục vụ phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ" trên địa bàn xã Tân Linh năm 2023 thực hiện với tổng kinh phí thực hiện Dự án hơn 1,1 tỷ đồng.
Dự án "Hỗ trợ phân bón hữu cơ sinh học phục vụ phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ" trên địa bàn xã Tân Linh năm 2023 thực hiện với tổng kinh phí thực hiện Dự án hơn 1,1 tỷ đồng.

Chị Liên bộc bạch: Nhận thấy cây chè rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi dần những diện tích đất đồi trồng cây kém hiệu quả sang trồng chè tập trung.

Bên cạnh đó, gia đình tôi còn được cán bộ huyện, xã đến vận động tham gia mô hình trồng thí điểm cây chè; được hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc. Đến nay, cây chè cho thu hoạch ổn định, sản lượng trung bình mỗi lứa thu được trên 5 tạ chè búp tươi. Từ trồng chè, mỗi năm gia đình chị có nguồn thu nhập tốt hơn, cuộc sống của gia đình đã dần ổn định, từng bước thoát nghèo.

Còn đối với bà Lê Thị Súng, ở xóm 10 (xã Tân Linh, huyện Đại Từ), gia đình bà Súng trồng hơn 4 sào chè, mỗi lứa thu được từ 3,5 tạ chè, bán với giá khoảng 23.000 đồng/kg chè tươi.

Bà Súng chia sẻ: Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của chính quyền địa phương, gia đình tôi được hỗ trợ 8,5 tạ phân bón, qua đó giúp cho cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất và sản lượng chè tăng, số lứa hái chè đạt bình quân 8-9 lứa/năm, áp dụng vào sản xuất chè vụ đông có giá trị kinh tế cao, giá bán sản phẩm chè tăng trung bình từ 20.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg chè búp tươi, sản xuất chè đông có thể đạt tới 40.000 - 60.000 đồng/kg chè búp tươi, giúp gia đình có nguồn thu nhập ổn định hơn”.

Những thành công trong phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng đang tạo động lực trong quá trình xoá đói, giảm nghèo trên địa bàn. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của xã Tân Linh đã giảm từ 7,1% năm 2023 xuống còn 4,4% năm 2024, hộ cận nghèo giảm từ 7,54% xuống còn 5,4%.

Cây chè đã giúp nhiều hộ gia đình tại xã Tân Linh xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống
Cây chè đã giúp nhiều hộ gia đình tại xã Tân Linh xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống

Ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện Đại Từ khẳng định: Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, các sở, ngành của tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện và sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cho UBND huyện triển khai thực hiện nên đã đạt được những kết quả nhất định. UBND huyện luôn chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch để triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, đồng bộ và theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, để Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững thực sự hiệu quả và đạt được những kết quả nhất định, Phòng Lao động và Thương binh và xã hội sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện, để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân cùng tham gia vào chương trình giảm nghèo.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, quán triệt đầy đủ đến các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư, nhất là người nghèo, hộ nghèo về quan điểm chỉ đạo và nội dung chương trình giảm nghèo của huyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo; thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền phổ biến các mô hình, các cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo và kết quả hoạt động của chương trình; giáo dục ý thức tự lực vươn lên, không ỷ lại. Thông qua đó nâng cao trách nhiệm về công tác giảm nghèo cho toàn xã hội.

Ngoài ra, huyện cũng tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo; nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của Chính phủ (Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin, việc làm).

Huy động mọi nguồn lực phục vụ cho công tác giảm nghèo với phương châm Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân thực hiện. Huy động từ các nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.

Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình giảm nghèo thông qua hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chương trình tại các cấp nhằm nắm được tiến độ kết quả thực hiện các chủ trương chính sách và giải pháp hỗ trợ người nghèo đồng thời thấy được mức độ phù hợp, tính hiệu quả của chương trình. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia (Lạng Sơn)

Nuôi gà dưới tán rừng hồi-Hướng đi mới để phát triển kinh tế ở Bình Gia (Lạng Sơn)

Công tác Dân tộc - Minh Anh - 8 phút trước
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại điện tử góp phần đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam

Kinh tế - Minh Thu - 13 phút trước
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

TP. Hồ Chí Minh: Bàn giao Nhà tình thương cho hộ đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV - năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc - Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.
Huyện Quan Sơn: Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Huyện Quan Sơn: Nỗ lực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến đồng bào DTTS miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS) giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Nghệ An: Chính quyền số phủ sóng nơi bản làng

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS&MN Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 2 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN). Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Kinh tế - Hương Huyền - 2 giờ trước
Được cung cấp thông tin đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, người dân tại huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo bền vững.
Khẩn trương rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ

Khẩn trương rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ

Sức khỏe - Minh Thu - 2 giờ trước
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 11/2024, cả nước ghi nhận thêm 7.159 trường hợp mắc sởi và 1 ca tử vong. Tích lũy từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận hơn 14.286 ca mắc, 4 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc cao hơn 42 lần, tử vong liên quan tới sởi tăng 4 ca.
Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Thời sự - Minh Thu - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình hình ngập sâu, chia cắt giao thông và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện, tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo chính quyền các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn, chủ động phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.