Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ xuống giá, nông dân điêu đứng

PV - 10:24, 14/05/2018

Năm nay, giá nghệ tươi tại Đăk Lăk tụt dốc đến 80% so với những năm trước (chỉ còn 2-3 nghìn đồng/kg). Một năm chăm sóc không đủ bù chi phí đầu tư, nhiều nông dân lao đao chịu cảnh trắng tay sau một vụ trồng nghệ.

Gia đình chị H’Tlun Mlô, xã Xuân Phú, huyện Ea Kar, trồng 2 sào nghệ, nếu như nghệ vẫn giữ giá cao như các năm trước, tính ra chị có thể thu lãi hàng chục triệu đồng sau khi trừ chi phí sản xuất và nhân công. Tuy nhiên, dự tính không như mong muốn, giá nghệ năm nay đột ngột giảm xuống, chỉ còn 2-3 nghìn đồng/kg, trừ tiền đầu tư, nhân công chị lỗ nặng cả chục triệu đồng. Vậy nhưng chị vẫn phải chấp nhận thuê nhân công thu hoạch để giải phóng đất, kịp gieo trồng niên vụ mới cho kịp thời vụ.

Dù nghệ rẻ nhưng nông dân vẫn tập trung thu hoạch để giải phóng đất, canh tác vụ mùa mới. Dù nghệ rẻ nhưng nông dân vẫn tập trung thu hoạch để giải phóng đất, canh tác vụ mùa mới.

Cùng xã, gia đình chị H’Djuang Mlô, còn thê thảm hơn. Chị H’Djuang kể: gia đình chị có 2 sào đất, trước đây trồng cà phê, nhưng khi hồ tiêu lên giá, chị đã phá bỏ vườn cà phê để trồng tiêu. Năm 2017, vườn tiêu bỗng nhiên đổ bệnh chết hàng loạt, gia đình chị phải phá tiêu, thấy nghệ có giá chị chuyển hướng trồng nghệ. Tuy nhiên, nghệ cũng chẳng mang lại thu nhập khá hơn cho gia đình, bởi giá đột ngột xuống thấp, thu hoạch không đủ chi phí sản xuất, kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn.

Xã Cư Huê là địa phương có diện tích nghệ lớn nhất huyện Ea Kar. Cây nghệ đã từng được xem là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều gia đình thoát nghèo. Nhưng nay, vì nghệ mà nhiều gia đình rơi cảnh túng thiếu. Ông Trần Văn Non, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cư Huê cho biết: Năm 2017, toàn xã có 900ha nghệ, giá nghệ thấp, nhân công thu hoạch cao, mà diện tích nghệ quá lớn khiến nhiều nông dân chán nản bỏ nghệ ngoài đồng. Chính vì vậy, nhiều hộ lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười. Niên vụ 2018, gia đình bà Phạm Thị Thắm, thôn Đoàn Kết, trồng 2ha nghệ. Như mọi năm, giá nghệ cao bà thu lãi hàng trăm triệu đồng, nhưng năm nay trừ hết chi phí giống, phân bón thì gia đình bà cũng chỉ được 20-30 triệu đồng, thu nhập quá thấp cho cả một năm lao động.

Theo ông Hồ Tấn Cư, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ea Kar sở dĩ giá nghệ giảm mạnh là do từ năm 2015-2017, giá nghệ tăng cao, canh tác cây nghệ đơn giản, chi phí đầu tư thấp, năng suất đạt từ 12-15 tấn/ha, nông dân có thể thu lãi gần 100 triệu đồng/ha. Do đó, người dân trên địa bàn huyện Ea Kar đã ồ ạt mở rộng diện tích trồng nghệ, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu vào năm 2018, đẩy giá nghệ xuống thấp nhất từ trước tới nay.

“Theo quy hoạch của huyện Ea Kar, năm 2017, diện tích cây nghệ của địa phương dao động từ 500-600ha, nhưng hiện nay diện tích nghệ tại huyện Ea Kar đã tăng lên 1.680ha, bất chấp quy hoạch của địa phương”, ông Cư cho hay.

Được biết tỉnh Đăk Lăk có hơn 5.000ha diện tích nghệ, tập trung chủ yếu ở các huyện Ea Kar, Krông Pắk, M’Đrắk, Krông Năng. Đa số diện tích nghệ tại tỉnh Đăk Lăk đều do nông dân trồng tự phát khi giá nghệ của các năm trước tăng cao. Ngoài ra, do người dân thiếu thông tin về thị trường, nên khi sản xuất với diện tích và sản lượng lớn tất yếu sẽ ảnh hưởng đến giá thành.

Theo bà Vũ Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cũng luôn có khuyến cáo người dân, đối với cây trồng nói chung và cây nghệ nói riêng, người dân cần nắm bắt thông tin thị trường và chỉ mở rộng diện tích khi ký kết được hợp đồng đảm bảo bao tiêu đầu ra của sản phẩm. Tránh việc trồng tự phát làm tăng đột biến diện tích cây trồng sẽ dẫn đến thị trường không ổn định, đầu ra khó khăn và gây thiệt hại đến người sản xuất. Tuy nhiên tình trạng này vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi.

LÊ LIÊN - LÊ HƯỜNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 3 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 3 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 3 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 3 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.