Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Đầu tư xây dựng các chợ miền núi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS

An Yên - 3 giờ trước

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.

Hàng ngàn người dân đổ về chợ biên Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn
Hàng ngàn người dân đổ về chợ biên Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn

Thực trạng hoạt động ở các chợ miền núi Nghệ An

Hiện nay, trên địa huyện Tương Dương có 4 chợ đang hoạt động là chợ Hòa Bình (thị trấn Thạch Giám), chợ Trung tâm Khe Bố ( xã Tam Quang), chợ xã Tam Thái và chợ xã Nhôn Mai. Cùng với đó, địa phương cũng có 47 doanh nghiệp và 24 hợp tác xã đang hoạt động.

Nhưng, qua đánh giá của huyện Tương Dương, thực trạng sản xuất, kinh doanh và các hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn còn nhỏ lẻ, manh mún. Sản xuất và bán một số sản phẩm không theo nhu cầu của thị trường; thiết kế bao bì, nhãn mác không theo thị hiếu của người tiêu dùng. 

Mặc dù đã có trang Wedsite, mã QR để khách hàng dễ tiếp cận thông tin về sản phẩm. Song các sản phẩm chủ yếu đang được tiêu thụ tại chỗ, số lượng tiêu thụ ngoài huyện vẫn còn ít. Các phương tiện quảng bá như website, mạng xã hội, các trang bán hàng online… chưa được sử dụng nhiều; sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng chưa trở thành hàng hóa, số lượng phần lớn còn theo mùa vụ, không đủ cung ứng thường xuyên cho thị trường, sản xuất thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, nhà hàng. Hàng năm phần lớn số lượng các sản phẩm bán ra được thị trường còn ít.

Câu chuyện ở huyện Tương Dương, cũng chính là bức tranh về hoạt động của các chợ; cũng như việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn trên địa bàn nhiều khu vực miền núi tỉnh Nghệ An.

Như huyện Kỳ Sơn, địa phương đang có 4 chợ gồm 1 chợ thị trấn, 1 chợ biên giới, 2 chợ xã kết nối giao thương cho tất cả Nhân dân trên địa bàn trong và ngoài huyện. Nhưng với địa hình đồi núi dốc, cách trở, xa trung tâm huyện, một số xã đang hạn chế trong giao thương tại các chợ; chưa kể, cơ sở hạ tầng các chợ trên địa bàn huyện đã xuống cấp, quy mô nhỏ. Từ thực tế đó, dẫn đến hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ít, chủ yếu trưng bày tại các diễn đàn cấp tỉnh.

Một góc chợ biên giới xã Tri Lễ huyện Quế Phong
Một góc chợ biên giới xã Tri Lễ huyện Quế Phong

Còn ở huyện Con Cuông, qua đánh giá của địa phương thì, thực trạng hệ thống chợ tại vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn đang còn lạc hậu, buôn bán lẻ tẻ, các mặt hàng còn chưa đa dạng. Quy hoạch vị trí kinh doanh còn chưa khoa học và cơ bản, hệ thống phòng cháy chữa cháy còn mất an toàn.

Thực tế hiện nay, do quá trình thiết kế xây dựng đã lâu nên một số hạng mục công trình phụ trợ của chợ ở các huyện miền núi Nghệ An bị xuống cấp; hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo… Mặt khác, trong quy hoạch chợ miền Tây Nghệ An hiện tại đang thiếu các chợ đầu mối nhằm tập kết, phân phối các sản phẩm truyền thống và đặc sản hàng hóa của mỗi vùng.

Đầu tư để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, giao thương hàng hóa ở các huyện vùng miền núi Nghệ An nhằm kích thích sản xuất của vùng phát triển, là hoạt động được các cấp chính quyền quan tâm từ rất nhiều năm qua. Bằng chứng rõ nhất, là các cấp ngành đã phối hợp tổ chức nhiều phiên chợ vùng biên theo những ngày nhất định trong tháng; tổ chức hoạt động đưa hàng hóa lên vùng biên; tổ chức quảng bá, giới thiệu hàng hóa vùng miền núi; xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm tại các huyện…

Tuy nhiên, hoạt động của các chợ truyền thống, cũng như hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi Nghệ An vẫn khó khăn, kém hiệu quả. Phương án khả thi là phải tính toán cho cả một giai đoạn dài.

Trước thực tế này, kể từ khi triển khai Chương trình MTQG 1719, với nguồn ngân sách được phân bổ để đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các chợ; cũng như đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.

Một góc chợ Mường Quạ huyện Con Cuông
Một góc chợ Mường Quạ huyện Con Cuông

Tại huyện Kỳ Sơn, giai đoạn 2021 - 2025, địa phương được HĐND tỉnh phân bổ 743 triệu đồng thực hiện sửa chữa chợ xã Mường Lống theo nội dung số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 4, Chương trình MTQG 1719 về đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Ông Nguyễn Viết Hùng, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Việc đầu tư xây dựng, cải tạo chợ giúp huyện kết nối giao thương, thuận lợi cho Nhân dân mua bán, trao đổi hàng hóa. Nhưng nguồn lực giai đoạn 2021 - 2025 bố trí để xây mới và sửa chữa chợ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì thế, trong giai đoạn tới, cần bố trí tăng kế hoạch vốn để xây dựng và sửa chữa chợ trên địa bàn các xã trung tâm.

Ở huyện Tương Dương, trong giai đoạn 2021 - 2025, đơn vị đã được phân bổ 4,824 tỷ đồng để triển khai xây dựng chợ vùng biên giới xã Nhôn Mai và cải tảo nâng cấp chợ Trung tâm Khe Bố, xã Tam Quang.

Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương - Lô Thanh Nhất cho rằng: Quá trình đầu tư xây dựng, nhất là xây dựng chợ Nhôn Mai còn chậm nên ảnh hưởng đến quá trình giao thương, buôn bán của Nhân dân. 

Bên cạnh đó, chợ Hòa Bình ở thị trấn Thạch Giám và chợ Tam Thái đã được đầu tư xây dựng từ lâu , đến nay đã xuống cấp ảnh hưởng đến quá trình buôn bán của người dân nên cần được nâng cấp, sửa chữa lại. 

Trong giai đoạn 2026 - 2030, huyện đề nghị bố trí nguồn kinh phí là 15,5 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa 2 chợ và xây dựng mới 1 chợ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa của Nhân dân. 

Từ đề xuất của các địa phương, để đáp ứng hạ tầng kinh doanh tại các huyện, thị vùng miền núi thì cần phải ưu tiên nguồn lực, kinh phí đầu tư xây dựng, nâng cấp. Đồng thời, thực hiện hiệu quả chính sách mời gọi các tổ chức, cá nhân có tiềm lực trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng, quản lý chợ. Có như vậy, bài toán quy hoạch chợ miền núi mới được giải đáp một cách thỏa đáng, làm nền tảng cho sự vươn lên phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 nhờ tăng trưởng mạnh tiêu dùng – bán lẻ

Masan Group hoàn thành 130% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 nhờ tăng trưởng mạnh tiêu dùng – bán lẻ

“Quý III/2024, WinCommerce và Masan MEATLife đã đạt lợi nhuận sau thuế dương và là động lực then chốt giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông. Xu hướng này sẽ tăng tốc hơn nữa khi chúng tôi tiếp tục thực hiện các phát kiến chiến lược trong trung hạn. Masan Consumer tiếp tục đà tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận hai con số và đang bước vào giai đoạn tăng tốc khi các xu hướng cao cấp hóa, đổi mới sản phẩm và tiêu dùng bên ngoài gia đình tăng lên. Với đà này, tôi tin rằng Masan sẽ tiến gần đến kế hoạch lợi nhuận sau thuế theo kịch bản tích cực là 2.000 tỷ đồng. Chúng tôi đã và đang tập trung kết hợp toàn bộ nền tảng tiêu dùng bán lẻ của mình, hướng đến mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất hai chữ số cho năm 2025” , Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan chia sẻ.
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục thảo luận dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục thảo luận dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Sáng 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Đại hội DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 11/2024

Đại hội DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 11/2024

Công tác Dân tộc - Trọng Diễn - 24 phút trước
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hoàn tất. Tính đến nay, toàn bộ 10/10 huyện, thành phố Cao Bằng đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu các DTTS. Qua đó, Đại hội, hội nghị cấp huyện, thành phố cũng đã chọn cử đại biểu dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV - năm 2024, dự kiến được tổ chức vào tháng 11/2024.
Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 1 giờ trước
Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2012-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Kon Tum: Xe ben chở đất “náo loạn” đường phố

Kon Tum: Xe ben chở đất “náo loạn” đường phố

Pháp luật - Phạm Nguyên - 1 giờ trước
Hơn 10 ngày nay, người dân sinh sống ở các đường phố trong khu vực nội thị Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cảm thấy lo lắng, bất an khi tham gia giao thông. Bởi những chiếc xe ben chở đất phục vụ các công trình xây dựng chạy với mật độ dày đặc, náo loạn đường phố, gây bụi đất mù mịt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Quyết tâm đẩy lùi hủ tục ở xã biên giới Đăk Plô

Quyết tâm đẩy lùi hủ tục ở xã biên giới Đăk Plô

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Một thời gian dài, những hủ tục, tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ người dân ở xã biên giới Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, là rào cản phát triển kinh tế - xã hội và gây mất đoàn kết trong cộng đồng thôn. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì những hủ tục, tập tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ, cuộc sống mới nơi vùng biên đang từng ngày khởi sắc.
Tận hưởng gói cước dài kỳ, nâng tầm giải trí từ MobiFone

Tận hưởng gói cước dài kỳ, nâng tầm giải trí từ MobiFone

Kinh tế - Vân Khánh - 1 giờ trước
Miễn phí gói ClipTV KM trong 12 tháng với đặc quyền xem 5 kênh K+ chất lượng SD và trải nghiệm trên 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xài data thả ga không cần suy nghĩ, là những ưu đãi dành cho khách hàng MobiFone khi gia hạn, nâng cấp hoặc đăng ký mới các gói cước dài kỳ từ nay đến hết năm 2024.
Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết âm lịch 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết âm lịch 2025

Xã hội - Vân Khánh - 1 giờ trước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án nghỉ Tết Nguyên đán và các dịp nghỉ lễ khác của năm 2025.
Nghệ An: Đầu tư xây dựng các chợ miền núi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS

Nghệ An: Đầu tư xây dựng các chợ miền núi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.
Kon Tum: Hiểm họa rình rập từ những cây cầu treo dân sinh

Kon Tum: Hiểm họa rình rập từ những cây cầu treo dân sinh

Pháp luật - Phạm Nguyên - 4 giờ trước
Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.
Lào Cai: Điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư Chương trình MTQG 1719 sau mưa lũ

Lào Cai: Điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư Chương trình MTQG 1719 sau mưa lũ

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế.
Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Media - BDT - 20:00, 24/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.