Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025

Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.

Buổi làm việc của Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc
Buổi làm việc của Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc


Tham dự buổi làm việc có đồng chí: Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; các đồng chí Phó Chủ tịch, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. 

Về phía Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tiếp và làm việc với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng; đồng chí Y Vinh Tơr, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng; các đồng chí Thứ trưởng: Nông Thị Hà, Nguyễn Hải Trung; Thủ trưởng các vụ, đơn vị thuộc Bộ.

Trách nhiệm đối với lĩnh vực công tác dân tộc

Tại buổi làm việc, thay mặt Thường trực Hội đồng Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm chúc mừng Bộ trưởng Đào Ngọc Dung được Đảng, Nhà nước phân công đảm nhiệm lĩnh vực công tác mới – Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết: Thời gian qua, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc (trước đây), Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày nay đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động, tổ chức triển khai Quy chế phối hợp công tác giai đoạn 2022 – 2026. Sự phối hợp chặt chẽ của hai cơ quan đã đem lại nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; công tác giám sát và tham mưu quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh vực dân tộc.

Năm 2025, thời điểm đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển của dân tộc. Các cơ quan của hệ thống chính trị, trong đó có Hội đồng Dân tộc và Bộ Dân tộc và Tôn giáo đã tập trung thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bảo đảm “hiệu năng, hiệu quả” theo chủ trương của Đảng, nhanh chóng đưa bộ máy vào thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, không để “khoảng trống” trong công tác. Đây cũng là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 của đất nước, trong đó, có những nhiệm vụ yêu cầu, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, tích cực, chủ động và trách nhiệm giữa hai cơ quan, giữa lãnh đạo Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Thường trực Hội đồng Dân tộc, giữa các đơn vị tham mưu, giúp việc của hai cơ quan.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm mong muốn hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn để tham mưu hoàn thiện thể chế, thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm mong muốn hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn để tham mưu hoàn thiện thể chế, thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới

Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, mục tiêu của buổi làm việc là trao đổi, thảo luận, tìm các giải pháp hiệu quả cho một số nhiệm vụ thuộc phạm vi lĩnh vực phụ trách, một số công việc trọng tâm cần có sự phối hợp chặt chẽ của hai cơ quan.

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cảm ơn Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã dành thời gian đến thăm, làm việc với Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Đây không chỉ thể hiện sự tích cực trong công tác phối hợp, giám sát, mà còn là tình cảm, trách nhiệm, sự quan tâm đến lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; cùng với Bộ Dân tộc và Tôn giáo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc thời gian tới.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tròn 1 tháng từ khi Bộ Dân tộc và Tôn giáo được thành lập, Bộ đã tích cực, bắt tay ngay vào kiện toàn bộ máy, thực hiện nhiệm vụ, với tinh thần không “câu giờ”.

“Công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của Đảng, Nhà nước ta. Với mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước. Đây là gốc của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bộ Dân tộc và Tôn giáo xác định trọng trách cao cả trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, để chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phát huy hiệu quả trong thực tiễn”.

Tiếp tục tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết nhất ở vùng DTTS và miền núi

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai giai đoạn 2021-2025. Theo đó, hai cơ quan đã đánh giá, xác định rõ những kết quả đạt được, đặc biệt nhận diện những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân cốt lõi của những tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó, đề xuất, điều chỉnh, định hướng mô hình chính sách phù hợp cho giai đoạn tiếp theo.

Hai cơ quan đồng thuận đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2026-2030, trong đó đảm bảo ưu tiên tối thiểu phải đủ 05 nội dung thành phần nhằm tập trung giải quyết đồng bộ nhóm vấn đề “05 nhất” vẫn còn tính thời sự cao trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, đó là: Điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn nhất; Chất lượng nhân lực thấp nhất; Kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất; Tiếp cận dịch vụ khó khăn nhất; Tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Chương trình tập trung vào những vấn đề bức thiết nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, như: hạ tầng; sinh kế; nguồn nhân lực; tuyên truyền, vận động...

Hai cơ quan cũng thảo luận nhiệm vụ phân định miền núi, vùng cao; phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển. Đây là nội dung quan trọng cần thực hiện làm cơ sở cho việc tổ chức lại hệ thống chính sách dân tộc trong giai đoạn tới. Trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính, nhất là cấp xã như hiện nay, cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi tiêu chí và ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc miền núi, vùng cao, vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển phù hợp, làm cơ sở thực hiện chính sách dân tộc.

Đồng thời, thảo luận, đề xuất việc thực hiện xác định thành phần, tên gọi các dân tộc Việt Nam. Tên gọi thành phần các dân tộc Việt Nam được khẳng định trong Hiến pháp và pháp luật như một quyền cơ bản cao nhất về chính trị đối với các dân tộc. Tuy nhiên việc xác định thành phần dân tộc hiện nay nổi lên một số vấn đề cần giải quyết về mặt quản lý nhà nước. Hai cơ quan đã thảo luận, tìm hướng đi, giải pháp phù hợp cho nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Tại buổi làm việc, hai cơ quan cũng cho ý kiến về nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất định hướng xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc. Theo đánh giá của Hội đồng Dân tộc, mặc dù hiện tại, nước ta có khối lượng khá lớn chính sách, pháp luật về dân tộc, nhưng đến nay, chưa có Luật riêng, tổng thể, điều chỉnh về các mối quan hệ trong lĩnh vực dân tộc, mà các chính sách dân tộc nằm rải rác ở các luật chuyên ngành khác nhau. Các văn bản, chính sách dưới luật về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng DTTS và miền núi tuy linh hoạt trong điều chỉnh, nhưng tính ổn định không cao, thiếu tính đồng bộ, khó thực hiện, chưa đảm bảo giải quyết được toàn diện các vấn đề bất cập trong công tác dân tộc và đảm bảo thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và cụ thể hóa quy định Hiến pháp trong giai đoạn hiện nay. Do đó, đây cũng là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, làm cơ sở để đề nghị xây dựng Luật về lĩnh vực dân tộc vào nhiệm kỳ tới đây.


Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Bộ Dân tộc và Tôn giáo xác định trọng trách cao cả trước Đảng, Nhà nước và nhân dân, để chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phát huy hiệu quả trong thực tiễn
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Bộ Dân tộc và Tôn giáo xác định trọng trách cao cả trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, để chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phát huy hiệu quả trong thực tiễn


Bên cạnh đó, tại buổi làm việc, hai bên cũng trao đổi, thảo luận về các vấn đề quan trọng khác có liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, như: nhiệm vụ xây dựng Đề án của Đảng đoàn Quốc hội về “Nghiên cứu đồng bộ hoá chính sách dân tộc trong hệ thống chính sách, pháp luật theo các Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp năm 2013”; việc phối hợp tổng kết các Kết luận, Chỉ thị của Đảng về công tác dân tộc, đặc biệt là việc tham mưu, tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc…

Đồng thời, hai cơ quan cũng cho ý kiến về nhiệm vụ nghiên cứu trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay…

Phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất

Sau khi lắng nghe các đại biểu hai cơ quan cho ý kiến thảo luận, đặc biệt là những kiến nghị đề xuất của các đại biểu dự họp về các nội dung liên quan, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đánh giá, buổi làm việc đã cùng trao đổi, thống nhất nhiều nội dung quan trọng, các hoạt động phối hợp sẽ thực chất hơn trong thời gian tới.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm mong muốn hai cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ và thường xuyên hơn để tham mưu hoàn thiện thể chế, thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Cuộc làm việc đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Bộ trưởng đề nghị các đồng chí lãnh đạo Bộ và các đơn vị chức năng tiếp thu các ý kiến tại cuộc làm việc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, thời gian, phân công, phân nhiệm theo tinh thần 6 “rõ”. Điều quan trọng nhất là phải hoàn thiện thể chế, vì đây là hành lang pháp lý quan trọng, là “chìa khóa” đi đến thành công.

Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.

Về một số vấn đề cụ thể, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thống nhất với các nội dung thảo luận. Đặc biệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn tới tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương. Xác định, thành phần tên gọi các dân tộc đảm bảo tính chuẩn xác, đúng quy định của pháp luật. Nghiên cứu chính sách đặc thù về công tác cán bộ người DTTS, nhưng cũng phải đặt trong tổng thể chung của quốc gia, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với thực tiễn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Giải đua ngựa truyền thống Cao nguyên trắng Bắc Hà lần thứ 18 diễn ra vào tháng 6

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà (Lào Cai) mở rộng lần thứ 18 năm 2025 với chủ đề "Nghiêng say Vó Ngựa cao nguyên" sẽ diễn ra trong tháng 6. Hoạt động này góp phần bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; đồng thời làm phong phú thêm sản phẩm du lịch của địa phương, thu hút du khách đến với Bắc Hà.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 2 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 2 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.