Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

PV - 17:50, 02/04/2025

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia - Ảnh: TTXVN

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan; lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam, cùng các đại diện của 60 doanh nghiệp hai nước trong các lĩnh vực năng lượng, khoáng sản, viễn thông, dệt may, giao thông…

Phát biểu tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu thăm chính thức Armenia; khẳng định chuyến thăm là động lực đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia, kim ngạch thương mại giữa hai nước ngày càng tăng cao trong những năm qua. 

Tuy nhiên, tiềm năng và dư địa hợp tác còn rất lớn, cần được thúc đẩy và khai thác mạnh mẽ với quy mô lớn hơn nữa trong thời gian tới, đặc biệt trong các lĩnh vực như thực phẩm, giáo dục, khoa học công nghệ, công nghệ cao… 

Tọa đàm là cơ hội để hai bên cùng trao đổi và thảo luận các biện pháp nhằm đưa quan hệ hợp tác kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để các doanh nghiệp Armenia hợp tác đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam” - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để các doanh nghiệp Armenia hợp tác đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam” - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Armenia không chỉ nhằm củng cố quan hệ chính trị, nghị viện, mà còn mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư - lĩnh vực mà cả hai quốc gia đều có tiềm năng to lớn để cùng nhau khai thác.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, coi đây là “đột phá của đột phá” với việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện nhiều luật quan trọng, như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai… đảm bảo phù hợp và đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, qua đó giúp tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi, thông thoáng, cạnh tranh.

Nhờ vậy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, được cộng đồng thế giới đánh giá cao và trở thành điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn cho các nhà đầu tư cũng như thúc đẩy hoạt động giao lưu, thương mại với nhiều kết quả đáng khích lệ. 

Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu. Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2024 của Việt Nam đạt trên 7%. 

Về môi trường đầu tư, Việt Nam được cộng đồng quốc tế và các nhà đầu tư đánh giá tích cực. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã lựa chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược, kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan cho biết, tọa đàm là cơ hội để hai bên cùng trao đổi và thảo luận các biện pháp nhằm đưa quan hệ hợp tác kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới - Ảnh: TTXVN
Phó Chủ tịch Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan cho biết, Tọa đàm là cơ hội để hai bên cùng trao đổi và thảo luận các biện pháp nhằm đưa quan hệ hợp tác kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới - Ảnh: TTXVN

Gợi mở một số định hướng cụ thể để doanh nghiệp hai nước xem xét và hợp tác trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội cho rằng Armenia được biết đến như một "Thung lũng Silicon" của khu vực với ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trong khi Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực. 

Chủ tịch Quốc hội khuyến khích các doanh nghiệp hai bên hợp tác phát triển phần mềm, trí tuệ nhân tạo (AI) và giải pháp công nghệ cho giáo dục, y tế, quản lý đô thị thông minh.

Về nông nghiệp và chế biến thực phẩm, Việt Nam có thể cung cấp các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới như cà phê, hạt điều, thủy sản... trong khi Armenia có thể chia sẻ kinh nghiệm về chế biến nông sản chất lượng cao, đặc biệt là rượu vang và trái cây sấy khô. Hợp tác trong lĩnh vực này không chỉ tăng kim ngạch thương mại mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường hai nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các doanh nghiệp hai bên cùng nghiên cứu, đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời, điện gió và thủy điện nhỏ, tận dụng công nghệ tiên tiến của Armenia và nguồn tài nguyên dồi dào của Việt Nam.

Để thúc đẩy, làm sâu sắc, toàn diện và hiệu quả hơn hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước với trọng tâm là đầu tư và thương mại, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu hai bên tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Armenia thường xuyên có các cơ hội trao đổi, tìm kiếm và khai thác các cơ hội hợp tác, đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng và nhu cầu.

Hai nước cần tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, nhằm củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực có tiềm năng. Việt Nam sẵn sàng làm cầu nối để Armenia tăng cường quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và mong muốn Armenia là cầu nối để Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác với các nước khu vực kinh tế Á - Âu.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý các bộ, ngành, hiệp hội phát huy vai trò cầu nối để thúc đẩy trao đổi, hợp tác theo nguyên tắc “cùng có lợi, cùng thành công”, trên cơ sở bổ trợ cho nhau, giúp các doanh nghiệp hợp tác sâu sắc và toàn diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, cùng khai thác thị trường của nhau và thị trường khu vực, tham gia sâu vào chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội yêu cầu hai bên tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Armenia thường xuyên có các cơ hội trao đổi, tìm kiếm và khai thác các cơ hội hợp tác, đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng và nhu cầu - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu hai bên tích cực tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam và Armenia thường xuyên có các cơ hội trao đổi, tìm kiếm và khai thác các cơ hội hợp tác, đầu tư, nhất là trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng và nhu cầu - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ hai nước tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác và triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh thành công, phù hợp quy định pháp luật. 

Đồng thời, cộng đồng doanh nghiệp hai nước chủ động kết nối, tìm hiểu, chia sẻ thông tin để có những kế hoạch, dự án hợp tác đầu tư hiệu quả, hỗ trợ cùng khai thác thị trường của nhau, cũng như mở rộng khai thác thị trường khu vực ASEAN và khu vực Trung Á với rất nhiều tiềm năng, dư địa.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Quốc hội và Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi theo quy định pháp luật để các doanh nghiệp Armenia hợp tác đầu tư, kinh doanh thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam”.

Trong không khí thẳng thắn, cởi mở, tại tọa đàm, doanh nghiệp hai nước đã chia sẻ những hướng đi cụ thể nhằm biến tiềm năng thành kết quả thực chất, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc. 

Các doanh nghiệp Armenia cho rằng, mặc dù xa nhau về mặt địa lý nhưng hai nước có nhiều điểm tương đồng. Trong hơn 30 năm qua, Việt Nam và Armenia không ngừng thúc đẩy hợp tác hiệu quả trên cả bình diện song phương và đa phương. 

Đó chính là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp hai nước triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế trong các lĩnh vực thế mạnh của hai bên. 

Doanh nghiệp Armenia sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực cùng có thế mạnh như dệt may, du lịch… nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đem lại lợi ích chung cho hai nước.

Ảnh: TTXVN
Ảnh: TTXVN

Phát biểu kết luận tại Tọa đàm, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá cao các ý kiến, chia sẻ, trao đổi, đề xuất rất cởi mở về các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường hợp tác đầu tư, kinh doanh giữa hai nước Việt Nam và Armenia. 

Phó Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp hai nước tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, phát huy những thành quả hợp tác đã đạt được để có thể tận dụng, khai thác hiệu quả những dư địa, mở ra cơ hội hợp tác mới, phát huy tối đa thế mạnh của mỗi nước.

Phó Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp hai nước tận dụng và triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu, trong đó Armenia là thành viên, để thúc đẩy trao đổi hàng hóa, gia tăng xuất nhập khẩu, tăng cường mở cửa thị trường và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp hai bên; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng cao hơn nữa trong các năm tới, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - Ảnh: TTXVN

Sáng 2/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tham quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa quý báu của dân tộc Armenia anh hùng.

Chủ tịch Quốc hội ghi sổ vàng lưu bút tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội ghi sổ vàng lưu bút tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Armenia - Ảnh: TTXVN

Ghi sổ vàng lưu bút, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn viết: “Qua từng hiện vật, tôi cảm nhận sâu sắc bề dày truyền thống, tinh thần bất khuất và bản sắc độc đáo của đất nước Armenia qua hàng nghìn năm lịch sử. 

Chuyến thăm này không chỉ là cơ hội để tôi tìm hiểu thêm về Armenia mà còn là dịp để thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa Việt Nam và Armenia - mối quan hệ được xây đắp bởi sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau và những giá trị chung về hòa bình, phát triển”.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, với nền tảng lịch sử vững chắc và khát vọng vươn lên, hai dân tộc sẽ tiếp tục cùng nhau viết nên những chương mới trong hợp tác và đoàn kết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Khen thưởng Công an Quảng Nam nhanh chóng phá án vụ giết người, phi tang thi thể

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 13 phút trước
Bộ trưởng Bộ Công an vừa có khen thưởng đột xuất các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Nam tham gia phá vụ án người chồng sát hại vợ, rồi phi tang thi thể nạn nhân.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam:

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam: "Không để xảy ra tình trạng lơ là công việc do tâm lý sáp nhập đơn vị hành chính và sắp xếp bộ máy"

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Đó là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết, tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 19, khóa XXII, diễn ra ngày 2/4.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.