Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo thêm động lực phát triển kinh tế, xã hội

PV - 19:34, 24/12/2024

Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)


Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định việc: bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023; bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng; mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.

Cho ý kiến về các nội dung này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương số tiền 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024; ban hành nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo các Tờ trình của Chính phủ.

Phát biểu ý kiến thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cơ bản tán thành sự cần thiết bổ sung các nguồn từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, cũng như áp dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn phù hợp trong năm 2025 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, tạo thêm động lực cho phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh “vấn đề áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn người dân, doanh nghiệp rất cần thiết”, và đề nghị: Chính phủ, các bộ, ngành liên quan cần rút kinh nghiệm để làm sớm, tránh tình trạng cuối năm mới đưa ra bàn về vấn đề này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh))
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết tại phiên họp. (Ảnh: Duy Linh)

Chủ tịch Quốc hội đề nghị báo cáo làm rõ nguyên nhân, bố trí dự toán không đủ và chậm đề xuất bổ sung dự toán đối với các nhiệm vụ này, đặc biệt là nhiệm vụ phát sinh từ năm 2023; và lưu ý “tiền chúng ta không thiếu để chi nhưng quan trọng là phải làm như thế nào để chi bảo đảm kịp thời, chi đúng, chi đủ”.

Riêng đối với việc áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc lộ trình tăng dần mức thuế bảo vệ môi trường để tiến tới áp dụng mức thuế quy định tại Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bảo đảm phù hợp bản chất và nguyên tắc của thuế bảo vệ môi trường, phù hợp diễn biến dự báo giá dầu thô trên thị trường thế giới cũng như là thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Về bổ sung ngân sách trung ương cho các địa phương, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, Chính phủ cần đôn đốc, nhắc nhở các địa phương sớm trình Hội đồng nhân dân giao biên chế tăng thêm, tránh vì chậm hoàn thành quy trình, thủ tục liên quan mà không thực hiện kịp thời chính sách, chế độ với giáo viên.

Phát biểu kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí thể hiện hai nội dung bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho các địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023; thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào một Nghị quyết.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chịu trách nhiệm căn cứ pháp lý của các nội dung đề xuất, tính chính xác và tính đầy đủ, hợp lệ của số liệu; tuân thủ đúng chế độ chi và các điều kiện bổ sung. Cùng với đó, giao dự toán theo đúng quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí được phân bổ bổ sung dự toán đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan; bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

Về áp dụng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có giải pháp để dự báo tình hình phản ứng nhanh, chính xác, kịp thời hơn, chủ động trong việc xây dựng chính sách; bảo đảm thời gian, trình tự, thủ tục cho các cơ quan có cuộc thẩm tra, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định hoặc là cho ý kiến; tổ chức thực hiện chính sách bảo đảm mục tiêu đề ra...

Tại Phiên họp, với 100% số thành viên tham dự tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương và Nghị quyết về áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn.

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị quyết số 105/2023/QH15 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2024 với tổng số tiền là 5.834.437 triệu đồng từ nguồn các lĩnh vực chi còn lại của ngân sách trung ương năm 2024 đã được Quốc hội quyết định nhưng chưa phân bổ tại Nghị quyết số 105/2023/QH15 của Quốc hội để thực hiện các chính sách an sinh xã hội các năm 2023-2024 và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung cho năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024.

Trong đó, theo Bộ trưởng Tài chính, tổng kinh phí ngân sách trung ương phải bổ sung có mục tiêu năm 2024 để hỗ trợ các địa phương chi trả chế độ của năm 2023 và 2024 cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung năm học 2022-2023 và năm học 2023-2024 là 2.150.912 triệu đồng.

Đồng thời, Chính phủ cũng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2024 với tổng số tiền là 600 tỷ đồng từ nguồn các lĩnh vực chi còn lại của ngân sách trung ương năm 2024 đã được Quốc hội quyết định nhưng chưa phân bổ tại Nghị quyết số 105/2023/QH15 của Quốc hội để thực hiện Đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh.

Theo Bộ trưởng Tài chính khi mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn tăng về mức trần trong Biểu khung thuế từ ngày 1/1/2025 thì sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Bởi, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn sẽ làm tăng giá bán lẻ những mặt hàng này; tạo áp lực gia tăng lạm phát, từ đó gây bất lợi trong thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Do vậy, để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn để áp dụng trong năm 2025 như quy định tại Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15. Cụ thể xăng, trừ ethanol là 2.000 đồng/lít; nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/lít; dầu hỏa là 600 đồng/lít.

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 cho các nhiệm vụ này là cần thiết do có cơ sở pháp lý theo quy định tại Nghị quyết 105 của Quốc hội; đáp ứng yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát sinh năm 2024 nhưng chưa được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước giao đầu năm, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm lương hưu và bảo đảm an sinh xã hội theo chế độ như đã nêu trong các Tờ trình của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhấn mạnh, Chính phủ chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu đề xuất, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo; bảo đảm tuân thủ đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi theo quy định pháp luật; tổ chức thực hiện hiệu quả, đồng thời, báo cáo với Quốc hội về việc bổ sung dự toán này tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XV.

Đối với mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, theo quy định tại mục 1 khoản 1 Điều 1 của Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, từ ngày 1/1/2025 sẽ áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn mới. Cụ thể, mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, trừ etanol là 4.000 đồng/lít; nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít; dầu diesel là 2.000 đồng/lít; dầu hỏa là 1.000 đồng/lít; dầu mazut là 2.000 đồng/lít; dầu nhờn là 2.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 2.000 đồng/kg.

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS Vĩnh Long

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS Vĩnh Long

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 35 phút trước
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn 1: từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Vĩnh Long đã đạt được một số kết quả nổi bật, làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương cũng đang gặp một số khó khăn, vướng mắc cần có giải pháp tích cực hơn để tháo gỡ. Phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc, Phó Ban chỉ đạo Chương trình MTQG 1719 tỉnh Vĩnh Long để có thông tin rõ hơn về tình hình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn thời gian qua.
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam

Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam

Thời sự - PV - 21:24, 24/12/2024
Chiều tối 24/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Đại sứ và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán các nước Saudi Arabia, Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Qatar tại Hà Nội nhằm thúc đẩy hiện thực hóa thỏa thuận cấp cao Việt Nam với 3 nước.
Mai anh đào gọi Xuân về

Mai anh đào gọi Xuân về

Giải trí - Hoàng Ngọc Thanh - 20:44, 24/12/2024
Lần đầu tôi đến Đà Lạt là vào mùa mai anh đào nở rộ. Trước đó tôi đã nghe nhiều về loài hoa này nhưng khi tận mắt ngắm nhìn, vẫn không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp như thơ của nàng hoa. Trong hanh hao se lạnh của phố núi mờ sương, từng chùm mai anh đào bung mình khoe sắc. Cánh hoa e ấp như em bé đang say mộng bỗng giật mình tỉnh giấc, như cô sơn nữ ngơ ngác trước phố xá rộn ràng. Màu hồng tươi thắm trong vạt nắng vàng chảy mật, rạng rỡ gọi Xuân về.
Hồi sinh một đỉnh hùng quan

Hồi sinh một đỉnh hùng quan

Du lịch - Tiêu Dao - 20:41, 24/12/2024
Cái bắt tay "lịch sử" của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.
Thanh Hóa: Hai gương mặt sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024

Thanh Hóa: Hai gương mặt sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 20:37, 24/12/2024
Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024
Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư

Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngay 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh nét đẹp cổ phục Việt. Trải nghiệm đêm tháp Pô Sah Inư. Lễ hội Kìn chiêng bốc mạy của người Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát

Những dòng họ khuyến học ở vùng cao Bát Xát

Giáo dục - Trọng Bảo - 20:31, 24/12/2024
Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.
Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng

Nậm Nhùn (Lai Châu): Quan tâm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Mảng

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 20:25, 24/12/2024
Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.
Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Những xu hướng ăn uống tốt cho sức khỏe trong năm 2025

Sức khỏe - Minh Nhật - 20:20, 24/12/2024
Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.
Hàm Yên với phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Hàm Yên với phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20:19, 24/12/2024
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.
Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025

Hàm Yên quyết tâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới trong năm 2025

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 20:17, 24/12/2024
Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.