Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Nâng cao cảnh giác, đập tan âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội

PV - 14:45, 15/04/2021

Một trong những âm mưu xuyên suốt của các thế lực phản động trong chống phá cách mạng Việt Nam đó là phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam; kêu gọi thực hiện “phi chính trị hóa quân đội”; xây dựng quân đội “trung lập”, quân đội “quốc gia”...

Nâng cao cảnh giác, đập tan âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội

Chống phá cách mạng Việt Nam là một mục tiêu xuyên suốt của các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước. Liên tục trong những qua, nhiều cá nhân, tổ chức, đối tượng thù địch đã thường xuyên đưa ra những luận điệu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013; đòi tam quyền phân lập,… Trong đó, luận điệu “phi chính trị hóa quân đội” được những đối tượng này xác định là một nội dung trọng tâm. Chúng cố tình rêu rao quan điểm cho rằng, “quân đội phải đứng ngoài chính trị”; quân đội cần phải “trung lập”, “đứng giữa”, không lệ thuộc hoặc đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng phái nào… Chúng cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc thành công là Đảng Cộng sản Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử; Đảng chỉ nên lãnh đạo quân đội trong chiến tranh, khi hòa bình Đảng cần giao quyền lãnh đạo quân đội cho Nhà nước...

Rõ ràng, đây là những luận điệu sai trái, đánh lừa dư luận xã hội. Nhìn xa hơn vào lịch sử, nhân loại tiến bộ vẫn chưa thể quên được “cơn địa chấn chính trị” đã diễn ra tại Liên Xô vào thập niên cuối thế kỷ XX. Những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Liên Xô tuyên bố xóa bỏ Điều 6 Hiến pháp (quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô), chấp nhận đa nguyên, đa đảng đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang về chính trị của chủ nghĩa Mác - Lênin và sau đó là chấp nhận xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với lực lượng vũ trang, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân rất quan trọng dẫn tới sự sụp đổ và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào cuối năm 1991; một tổn thất nặng nề của phong trào cách mạng thế giới.

Gần 30 năm đã trôi qua tính từ lúc chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ và tan rã. Cùng với dòng chảy của thời gian, chúng ta có thêm góc nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về “cơn địa chấn chính trị” đặc biệt này. Có thể thấy, “phi chính trị hóa quân đội” suy đến cùng là luận điệu chống phá của các thế lực phản động nhằm mục đích tách Quân đội ta ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội; thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Quân đội; tiến tới làm cho Quân đội xa rời bản chất giai cấp công nhân, mất phương hướng chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu... Âm mưu sâu xa của luận điệu này là làm Quân đội suy yếu về chính trị, lâu dài là vô hiệu hóa Quân đội, với tính cách là công cụ bạo lực chính trị sắc bén của Đảng.

Nhìn nhận khách quan, bài học về xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Quân đội Liên Xô là cơ hội để chúng ta nhận thức rõ hơn tính chất nguy hiểm trong các thủ đoạn chống phá của các thế lực phản động liên quan đến vấn đề “phi chính trị hóa quân đội”; từ đó, đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái, luận điệu chống phá nói trên.

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới đối với quá trình xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam, nhất là xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng một lần nữa đã nhấn mạnh rõ: “khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội và Công an; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang trong bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội” (1).

Để thực hiện điều này, vấn đề quan trọng đầu tiên hiện nay là chúng ta cần luôn luôn giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, Quân đội nói riêng; thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức Đảng các cấp trong Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Tiếp tục xây dựng tổ chức đảng các cấp trong lực lượng vũ trang thật sự trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống.

Đồng thời, coi trọng phát huy vai trò, tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội. Mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần nguyên tắc Đảng lãnh đạo Quân đội; quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội gắn với cương vị, chức trách được giao; thực sự nêu gương trước bộ đội... Qua đó, vừa góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị; vừa tạo cơ sở để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực phản động, thù địch./.

Tài liệu tham khảo:

(1) Văn phòng Trung ương Đảng, Kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam (Đề cương thông báo nhanh), Hà Nội, tháng 02/2021, tr. 77.

TS Tạ Quang Đạo

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đăng đàn trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Chiều 6/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ hai, thuộc lĩnh vực công tác dân tộc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trực tiếp điều hành Phiên chất vấn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Đầu tư vào khu vực khó khăn nhất theo tiêu chí phân định theo trình độ phát triển

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 2 giờ trước
Trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Về khó khăn, vướng mắc trong phân định vùng đồng bào DTTS, việc phân định này được thực hiện qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1 thực hiện theo Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, lúc đó thực hiện phân định theo miền núi, vùng cao. Giai đoạn 2, thực hiện phân định theo trình độ phát triển, xác định các thôn, xã đặc biệt khó khăn để làm địa bàn đầu tư tập trung trọng tâm trọng điểm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh: Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Sự kiện - Bình luận - Hương Trà - 2 giờ trước
Trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội về việc nhiều hộ gia đình ở vùng nghèo không muốn thoát nghèo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua nghiên cứu tài liệu của các bộ ngành, các địa phương liên quan và khảo sát thực tế, hiện tượng này là có thật, xuất phát từ nhiều yếu tố. Tuy đã thoát nghèo, nhưng thực tế đời sống vẫn rất khó khăn, người dân thoát nghèo có thu nhập cải thiện không nhiều, trong khi không tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ chính sách.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 8 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 9 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 9 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 11 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 11 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 11 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.