Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nam Trà My (Quảng Nam): Nỗ lực xóa những điểm "trắng sóng, lõm sóng"

T.Nhân - H.Trường - 19:01, 13/11/2024

Trong những năm qua, huyện miền núi Nam Trà My đã đẩy mạnh phân bổ các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các nguồn lực liên quan để nỗ lực chuyển đổi số và bước đầu đạt được những kết quả tích cực.

Huyện Nam Trà My đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Huyện Nam Trà My đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, huyện Nam Trà My đã từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin từ các cơ quan nhà nước đến chợ và mạng lưới viễn thông trải khắp thôn, xã. Cụ thể, các xã trên địa bàn huyện đã trang bị hệ thống hạ tầng mạng, wifi tốc độ tương đối, phục vụ cho việc khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin.

Đến nay, tỷ lệ sử dụng máy tính của cán bộ, công chức cấp huyện đạt 100% và cấp xã đạt 95%. Việc ứng dụng chứng thư số, chữ ký số được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước thuộc UBND huyện và cấp xã. Địa phương đã có 26/35 thôn được phổ biến sóng 3G/4G, đạt tỷ lệ 74%. Hầu hết các trung tâm hành chính, trạm y tế xã, trường học trên địa bàn huyện được trang bị internet cáp quang. Hệ thống hội nghị truyền hình được kết nối thông suốt ở 4 cấp từ Trung ương đến xã.

Là một trong những hộ chăn nuôi heo lớn ở Trà Mai, anh Hồ Văn Cường đã sớm áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao sản xuất. Anh Cường cho biết, ngoài việc tham gia các lớp tập huấn về thú y, kỹ thuật nuôi heo đạt chất lượng, anh thường tìm hiểu thông tin trên các trang mạng xã hội để áp dụng. “Mình thường sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm các phương pháp chăn nuôi đạt hiệu quả, nếu thấy phù hợp thì áp dụng. Bên cạnh đó, một số bệnh thông thường của heo, mình cũng có thể tự chữa thông qua một số kiến thức tìm được trên internet. Ngoài ra, mình có thể đăng bán heo qua các trang Facebook, Zalo cá nhân”, anh Cường nói.

Còn tại các chợ, khu trung tâm mua sắm trên địa bàn huyện đều được kết nối mạng internet, tạo thuận lợi cho người dân mua bán mà không sử dụng tiền mặt. Theo ghi nhận tại một số phiên chợ sâm Ngọc Linh diễn ra trên địa bàn xã Trà Mai, số tiền giao dịch thường rất lớn, nên hầu hết mọi người đều sử dụng thanh toán điện tử.

Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng đang hướng dẫn người dân cài đặt VNeID.
Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng đang hướng dẫn người dân cài đặt VNeID

“Nhờ sử dụng công nghệ số, việc kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, nhất là khi tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử của huyện. Từ đó tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm, giá cả cũng rõ ràng, tạo sự thuận tiện cho đôi bên. Hơn nữa, nhờ có công nghệ số, chúng tôi dễ dàng quảng bá hình ảnh sản phẩm như sâm Ngọc Linh, dược liệu của mình qua các trạng mạng, thu hút thêm khách hàng”, bà Nguyễn Thị Huỳnh - Giám đốc Công ty Huỳnh Sâm chia sẻ.

Cũng theo UBND huyện Nam Trà My, các nhà mạng đã đầu tư 45 trạm phát sóng (30 trạm Viettel, 13 trạm VNPT, 2 trạm MobiFone) trên địa bàn huyện, phủ sóng đảm bảo ở 10/10 xã. Trên cơ sở đó, huyện đã triển khai lắp đặt hệ thống Wifi cộng đồng ở 31/35 thôn, 40 cụm phát thanh không dây tại 4 xã Trà Vân, Trà Tập, Trà Leng, Trà Nam.

Ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết: Chuyển đổi số góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nắm bắt được điều này, trong thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lao động sản xuất, một trong đó có thể kể đến là việc xây dựng thành công sàn giao dịch điện tử sâm Ngọc Linh.

Người dân thanh toán điện tử khi mua hàng
Người dân thanh toán điện tử khi mua hàng

Đây không chỉ là kênh mua bán dược liệu uy tín mà việc chính thức vận hành sàn thương mại điện tử triển vọng sẽ đưa sâm Ngọc Linh hội nhập môi trường số, kinh doanh số, giúp tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời bảo vệ uy tín, thương hiệu sâm Ngọc Linh trong tình hình hiện nay. Qua đó giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Bên cạnh đó, tháng 5/2024, huyện Nam Trà My đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn, hướng đến triển khai hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng thôn, nóc, hộ gia đình để thúc đẩy chuyển đổi số. “Tổ công nghệ số cộng đồng là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, huyện, xã đến thôn. Nhờ quyết liệt triển khai, đến nay toàn bộ 35 thôn trên địa bàn huyện đều đã có Tổ công nghệ cộng đồng”, ông Mẫn cho biết.

Cũng theo ông Mẫn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã ứng dụng hiệu quả chữ ký số được cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của cơ quan trong việc bảo đảm xác thực và bảo mật thông tin. Hiện nay, có đến 90% văn bản điện tử gửi đi được thực hiện ký số, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí, tạo được môi trường làm việc hiện đại, góp phần tích cực trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công việc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, việc ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện vẫn còn một số khó khăn. Theo đó, mặc dù hệ thống máy tính cơ bản đã được đầu tư đồng bộ nhưng chất lượng không đồng đều, đa số máy sử dụng lâu năm nên xuống cấp, không đủ điều kiện để cài đặt các phần mềm chuyên ngành.

Bên cạnh đó, phần lớn máy tính không có phần mềm, công cụ diệt virus, bảo mật thông tin. Hệ thống mạng LAN, tốc độ đường truyền Internet băng thông rộng tại một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, chưa quản lý kết nối tập trung.

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp người dân thuận lợi hơn trong lao động sản xuất.
Ứng dụng công nghệ thông tin giúp người dân thuận lợi hơn trong lao động sản xuất

Hạ tầng viễn thông tại các khu dân cư còn chưa đảm bảo, nhiều khu vực vẫn còn tình trạng "trắng sóng, lõm sóng" nhưng không thể đầu tư trạm phát sóng BTS, do chưa có điện lưới quốc gia. Từ đó khiến việc ứng dụng công nghệ thông tin từ cơ quan nhà nước đến Nhân dân vẫn chưa đạt được như mong muốn.

“Thời gian tới, huyện xác định 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số, gồm: Xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, với 23 nhiệm vụ cụ thể; tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 10,6 tỷ đồng từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách tỉnh, huyện và các nguồn huy động khác.

Cùng với đó, huyện tiếp tục đề nghị các đơn vị viễn thông đầu tư xóa những điểm "trắng sóng, lõm sóng" còn lại trên địa bàn huyện; tiếp tục thiết lập các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận với công nghệ thông tin, ứng dụng cho cuộc sống và phục vụ công cuộc chuyển đổi số toàn diện hiện nay”, ông Mẫn cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Góp phần đạt mục tiêu mô hình mẫu toàn diện cấp tỉnh (Bài 2)

Xác định là xu thế phát triển tất yếu, Quảng Ninh đã tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) một cách toàn diện, hiệu quả. Chuyển đổi số không chỉ dừng lại ở các cấp, các ngành mà đang ngày càng lan tỏa rộng rãi tới từng bản, làng, thôn, xóm, từ miền núi cao đến hải đảo xa xôi, từng bước giúp người dân làm chủ công nghệ, thu hẹp khoảng cách số giữa khu vực nông thôn, miền núi với thành thị.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân

Thủ tướng: Đại đoàn kết để mang lại sản phẩm, hiệu quả cụ thể, không ngừng nâng cao đời sống Nhân dân

Chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục củng cố, tăng cường và phát huy đoàn kết trong nước, đoàn kết quốc tế, từ đó mang lại sản phẩm cụ thể, hiệu quả cân đong đo đếm được, góp phần mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đời sống vật chất và tinh thần năm sau cao hơn năm trước cho Nhân dân.
Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Quảng Nam: Trao thiết bị nghe nhìn cho Người có uy tín ở vùng đồng bào Co

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ngày 14/11, UBND huyện Núi Thành (Quảng Nam) tổ chức gặp mặt, tọa đàm, giao lưu và trao phương tiện nghe nhìn phù hợp cho già làng, Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc Co xã Tam Trà.
Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Bộ Y tế phê duyệt điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Ngày 14/11, Bộ Y tế cho biết, đến nay Bộ đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ Y tế đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng.
Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Thi hành kỷ luật, cho nghỉ hưu trước tuổi đối với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Đức Quý

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị kỷ luật hình thức Khiển trách và phải nghỉ hưu trước tuổi, do có vi phạm trong quá trình đấu thầu, xây dựng chương trình giáo dục vùng núi, vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khó khăn.
Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Mời cung cấp báo giá dịch vụ thẩm định giá

Sự kiện - Bình luận - BDT - 3 giờ trước
Kính gửi: Các doanh nghiệp, tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ thẩm định giá
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Khai mạc giải đua ghe Ngo có đông vận động viên tham dự nhất

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trưa 14/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Khai mạc Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Nhiều hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh

Sắc màu 54 - Xuân Hải - 3 giờ trước
Hướng đến kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, UBND tỉnh Bắc Ninh triển khai chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc.
Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Kon Tum: Tuyên dương những điển hình tiên tiến nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam

Gương sáng - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Chiều 14/11, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”, tuyên dương điển hình tiên tiến năm 2024 và Kỷ niệm 42 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024.
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” năm 2024

Tin tức - Khánh Hòa (Hội LHPN tỉnh Cao Bằng) - 3 giờ trước
Sáng 14/11, tại Nhà văn hóa trung tâm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thi “Mô hình truyền thông sáng tạo, hiệu quả trong quá trình xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới” cấp tỉnh 2024.
Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Nghệ An: Thực hiện Chương trình MTQG 1719, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện miền núi Quế Phong giảm nhanh

Công tác Dân tộc - An yên - 5 giờ trước
Những đầu tư, hỗ trợ đồng bộ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Quế Phong (Nghệ An) đang phát huy hiệu quả tích cực; góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cho người dân. Nhiều chỉ tiêu, mục tiêu về lao động, việc làm, thu nhập, hạ tầng cơ sở… có sự thay đổi, dịch chuyển đáng kể so với đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.