Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nâm Nung ngày ấy, bây giờ…

Lê Hường - 00:55, 30/04/2023

Xã Nâm Nung (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) là vùng đất Anh hùng ghi dấu nhiều chiến công của quân và dân các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trở lại nơi đây trong những ngày tháng Tư lịch sử, những rẫy cà phê, cao su, tiêu xanh ngút ngàn làm dịu đi cái nắng nóng như lửa của mùa khô Tây Nguyên. Nâm Nung bây giờ đã khác xưa nhiều. Đường sá mở rộng trải thảm nhựa, bê tông đến khắp các thôn, bon. Những ngôi nhà kiến trúc hiện đại mọc san sát hai bên trục đường chính vào trung tâm xã… Một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đang hiện hữu…

Toàn cảnh dãy núi Nâm Nung
Toàn cảnh dãy núi Nâm Nung

Xã Nâm Nung có 6 thôn, bon với hơn 8.000 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mnông chiếm tỷ lệ hơn 40%, xã Nâm Nung nằm nép mình dưới chân dãy núi Nâm Nung cao nhất vùng cực Nam Tây Nguyên (hơn 1.500m). Trong kháng chiến chống Mỹ, Nâm Nung là vùng căn cứ cách mạng, nơi hoạt động và che chở cho cán bộ tỉnh Quảng Đức và Liên khu 5, chính quyền và Nhân dân đã đóng góp nhiều công sức và xương máu cho sự nghiệp kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Năm 1994, xã Nâm Nung được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân.

Ngược về miền ký ức, già làng Y Xuyên, Người có uy tín bon Ja Ráh là một trong 5 lão thành cách mạng, nhân chứng sống của lịch sử Nâm Nung kể: Ngày ấy, Mỹ Ngụy càn quét, đã có không biết bao nhiêu bom đạn đổ xuống mảnh đất này. Người dân ăn măng le, lá bép, củ mì khô, ban ngày trốn vào rừng, ban đêm ra nương rẫy sản xuất, gùi lương thực tiếp tế nuôi cán bộ. Đói cơm, thiếu muối, hiểm nguy, gian khổ là thế, nhưng đồng bào Mnông nơi đây đoàn kết, đồng lòng theo Bác Hồ, theo Cách mạng, làm Cách mạng đến cùng.

Đồng bào thu hoạch cà phê
Đồng bào thu hoạch cà phê

Chiến tranh đi qua, vùng đất này hoang tàn bởi sự tàn phá khốc liệt của bom đạn, kinh tế kiệt quệ, người dân đói nghèo. Song, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung đoàn kết một lòng xây dựng quê hương Cách mạng, Nâm Nung dần thay da đổi thịt.

“Bây giờ Nâm Nung đã khác rồi, đời sống của đồng bào các dân tộc ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đường nhựa, bê tông rộng thênh thang, xe chạy bon bon. Nhà nào cũng có ti vi để xem thời sự học tập kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế. Trẻ em được học trong những ngôi trường khang trang, kiên cố. Trạm Y tế có bác sĩ túc trực, trang bị đầy đủ thiết bị, thuốc men chữa bệnh, thôn, bon nào cũng có nhà văn hóa cộng đồng để người dân sinh hoạt văn hóa”, già Y Xuyên bảo.

Xã Nâm Nung đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, sắp tới đây tỉnh Đắk Nông sẽ về trao Quyết định, Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả đó là cả quá trình chính quyền cùng Nhân dân xã Nâm Nung đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp…”.

Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung H’Thương

Cũng chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử Nâm Nung, già Y Doanh (SN 1945) ở thôn Nam Tiến vui mừng: Nâm Nung có ngày hôm nay là nhờ Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, từ cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu đến hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho vay vốn làm ăn.

Trước đây, đồng bào Mnông chỉ biết trồng lúa rẫy, mì, bắp, nhưng khoảng 20 năm trở lại đây bà con chú trọng chuyển đổi cây trồng, đa dạng sinh kế, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Bà con biết cách trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp cà phê, cao su, tiêu, điều và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế. Đời sống người dân ngày càng khấm khá, nhiều nhà còn sắm được cả xe ô tô để đi.

Từ một xã khó khăn, đến nay toàn xã có hơn 6.000ha cây trồng các loại, đàn gia súc hàng nghìn con. Năm 2017, xã Nâm Nung có 419 hộ nghèo, nay chỉ còn 83 hộ, đời sống người dân ngày càng ổn định, khá giả.

Điển hình như thôn Nam Tiến. Toàn thôn có 12 dân tộc sinh sống với 341 hộ dân, 1.381 khẩu, trong đó có 45 hộ đồng bào DTTS, 185 khẩu. Ông Đinh Công Đình, Trưởng thôn Nam Tiến, xã Nam Nung chia sẻ: Trước 2014, đây là vùng đất, rừng núi hoang vu, dân ở thưa thớt, đường đất, đi lại khó khăn. Nhưng đến nay, hệ thống đường, trường, trạm, mạng lưới điện phủ toàn thôn, dân cư đông đúc, ngày càng sầm uất, diện mạo hoàn toàn khác… Nhiều hộ đồng bào DTTS không những vươn lên thoát nghèo mà còn có kinh tế khá nhờ phát huy hiệu quả mô hình chuyên canh cây cà phê như hộ bà H’Yim, ông Y Trên, Y Nham… thu nhập bình quân đầu người của thôn khoảng 45-46 triệu/người.

Già làng, Người có uy tín Y Xuyên còn giữ được bộ cồng chiêng, nhiều ché quý và là người am hiểu văn hóa đồng bào Mnông
Già làng, Người có uy tín Y Xuyên còn giữ được bộ cồng chiêng, nhiều ché quý và là người am hiểu văn hóa đồng bào Mnông

Không chỉ cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội mà đồng bào các dân tộc xã Nâm Nung còn tích cực giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống. Hiện nay, Nâm Nung có các đội cồng chiêng của đồng bào Mnông tại các bon thường xuyên hoạt động, tham gia các chương trình văn nghệ của huyện, tỉnh. Trong đó, bon Ja Ráh bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống hiệu quả nhất. Toàn bon có 10 bộ cồng chiêng, đến nay có 30 - 40 người ở nhiều độ tuổi 20 - 30 tuổi biết đánh cồng chiêng. Ngoài cồng chiêng, người dân còn cùng nhau gìn giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc khác như hát dân ca, làm cây nêu, mừng lúa mới, cúng bến nước… nhiều người biết đan gùi, dệt thổ cẩm, ủ rượu cần truyền thống.

Chia sẻ với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung H’Thương vui mừng: Xã Nâm Nung đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, sắp tới đây tỉnh Đắk Nông sẽ về trao Quyết định, Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Kết quả đó là cả quá trình chính quyền cùng Nhân dân xã Nâm Nung đồng lòng khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn kết xây dựng quê hương văn minh, giàu đẹp…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.