Mưa lũ kéo dài những ngày qua đã phá hỏng, gây thiệt hại nghiêm trọng nhiều công trình cầu đường trên địa bàn miền Trung khiến nhiều đoạn đường tại đây chưa thể lưu thông bình thường.
Xã hội -
Vũ Lanh -
10:44, 22/10/2020 Vai đập được xem là điểm xung yếu nhất của công trình Thủy điện Hố Hô, nhưng đến thời điểm này vẫn đảm bảo an toàn dù mưa và lưu lượng nước lũ về hồ rất lớn trong những ngày gần đây.
Xã hội -
PV -
09:41, 22/10/2020 Tổng cục Khí tượng Thủy văn nhận định từ nay đến hết năm 2020, thời tiết còn diễn biến phức tạp. Cụ thể, khu vực Bắc Bộ, từ nay đến ngày 31/10 sẽ chịu tác động của khoảng 3 đến 4 đợt không khí lạnh. Ngày 15 - 17/10, Bắc Bộ có mưa diện rộng. Tháng 11 miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của 4 đến 6 đợt không khí lạnh. Tháng 12 xuất hiện đợt rét đậm, rét hại đầu tiên của mùa đông.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về ứng phó với bão số 8 và mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến sáng 21/10, đã có 111 người chết, 22 người mất tích do mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên.
Mưa lớn kéo dài kết hợp nước từ thượng nguồn sông suối đổ về khiến nhiều địa phương phải di dời khẩn cấp hàng ngàn người dân đến nơi an toàn. Ngoài việc tiếp tục phòng, chống những diễn biến bất thường của thời tiết, Nghệ An đang nỗ lực khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ gây ra.
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa nâng mức cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở miền Trung lên cấp độ 4. Đây được xem là đợt thảm họa thiên tai chưa từng thấy ở khu vực này. Trước diễn biến thời tiết bất thường, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu khẩn trương tập trung mọi nguồn lực ứng phó với sự cố thiên tai ở miền Trung.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, đợt lũ mới ở các sông chính khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ tiếp tục lên lại do mưa lớn vẫn diễn biến phức tạp, các hồ chứa trong quy trình vận hành liên hồ, tăng lượng xả để hạ dần mực nước hồ chuẩn bị cho tình huống mưa lũ lớn sắp tới.
Tính đến 23h ngày 13/10/2020, số người chết do mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên đã tăng lên 36 người, còn 12 người mất tích.
Những ngày qua, mưa lớn xảy ra ở miền Trung khiến nhiều địa phương bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn. Công tác di dời dân, ứng phó với mưa lũ đang được chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 1393/CĐ-TTg chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và ứng phó với bão số 7, áp thấp nhiệt đới.
Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai, tính đến hết ngày 10/10 đã có 9 người chết, 11 người mất tích.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mưa lũ ở khu vực Trung Bộ từ ngày 6 - 9/10 đã làm ngập lụt trên diện rộng tại Quảng Trị và ngập sâu tại Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế. Tính đến sáng ngày 9/10 đã có nhiều thiệt hại về người và của do mưa lũ tại Trung Bộ và Tây Nguyên.
Tin tức -
An Yên -
10:21, 09/10/2020 Trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn một số huyện thuộc tỉnh Quảng Trị có mưa to kéo dài. Nước sông lên nhanh gây ngập nặng ở nhiều nơi buộc hàng ngàn hộ dân phải di dời ra khỏi vùng nguy hiểm.
Từ đêm ngày 5 đến sáng ngày 6/10, trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to gây ngập lụt, sạt lở nhiều khu vực. Mưa lũ làm chết 1 người và thiệt hại nhiều tài sản hoa màu.
Sáng nay (24/9), lãnh đạo Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, đang tiếp tục cử lực lượng hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi khu vực bị ngập nước và thống kê thiệt hại mưa lũ gây ra.
Lũ dữ vừa rút, người dân các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã tập trung nguồn lực, triển khai các hoạt động nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Tại huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, mưa lớn đã gây sạt lở đất đá đè chết 8 con trâu của người dân, một số tuyến đường bị ách tắc.
Chiều 18/9, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, ảnh hưởng của bão số 5, trên địa bàn có bảy người bị thương do bị ngã khi che chắn nhà cửa và chặt cây trước khi bão đến. Ngoài ra, có bốn người đồng bào dân tộc Mã Liềng ở huyện Tuyên Hóa đi rừng hiện chưa về.
Khu Co Hương, bản Ngàm có gần 30 nếp nhà sàn là nơi sinh sống bao đời của đồng bào dân tộc Thái, xã Tam Thanh, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Tuy nhiên, khoảng từ năm 2016 lại đây, mỗi khi có mưa, nước trào ra từ chân núi, tràn xuống như muốn nuốt chửng nhà các hộ dân. Rất mong các cấp chính quyền quan tâm, đừng để Co Hương đau thương như bản Sa Ná chỉ sau một đêm trận lũ đã xóa sạch cả bản vào năm 2019.