Ngành giáo dục Thanh Hoá cũng đang đứng trước khó khăn bộn bề khi ngày khai giảng đang cận kề. Mưa lũ làm 24 điểm trường bị ngập, 6 điểm trường khác bị sạt lở; 2 nhà bán trú cho học sinh và giáo viên bị vùi lấp.
Mưa lũ kéo dài trong những ngày vừa qua, đã làm tỉnh Điện Biên bị thiệt hại rất nặng về nông nghiệp, đường giao thông, các công trình thủy lợi, công trình Nhà nước khác và nhà dân. Thống kê sơ bộ đến chiều (30/8) tổng thiệt hại đã lên đến số tiền khoảng 120 tỷ đồng.
Theo Báo cáo nhanh của các tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Long An, tính đến sáng 30/8, mưa lũ đã làm 1 người chết do đá lăn vào nhà là một bé 2 tuổi ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; 1 người bị lũ cuốn trôi mất tích (anh Vì Văn Sơn, sinh năm 1977) ở bản Cáp Na, xã Nà Bó, tỉnh Sơn La; 3 người bị thương (Hòa Bình 1 người, Sơn La 1 người, Thái Nguyên 1 người).
Thời gian qua, các cấp, các ngành huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã cùng người dân nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ để ổn định cuộc sống. Thế nhưng, đời sống của bà con nơi đây vẫn còn vô vàn khó khăn, thiếu thốn, rất cần đến sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Theo ông Cao Văn Cường, Chủ tịch UBND huyện Mường Lát, bão số 4 gây mưa lớn làm cho tuyến đường Quốc lộ 15C từ thành phố Thanh Hóa lên huyện Mường Lát bị sạt lở nghiêm trọng, khiến cho huyện rơi vào tình trạng cô lập với các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra, hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại các xã Nhi Sơn, Trung Lý, Tam Chung, Mường Chanh, Mường Lý... Hiện tại, giao thông tê liệt, mọi phương tiện lưu thông trên địa bàn huyện hoàn toàn ách tắc.
Là một huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; đợt mưa lũ vừa qua hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện Văn Chấn bị thiệt hại nặng nề. Để nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp, hiện tại huyện Văn Chấn đang tập trung nhân lực, máy móc để khắc phục các công trình thủy lợi hư hỏng do mưa lũ gây ra, bảo đảm nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Trận lũ kinh hoàng ngày 19/7 khiến nhiều gia đình ở bản Hắc, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhằm chia sẻ với đồng bào vùng lũ trong khó khăn, hoạn nạn, mới đây, Uỷ ban Dân tộc (UBDT) ủy quyền cho Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đến thăm hỏi và động viên các gia đình bị thiệt hại do mưa lũ.
Từ đầu năm 2018 đến nay, thiên tai đã làm 110 người chết và mất tích, 82 người bị thương, tổng thiệt hại về kinh tế gần 3.600 tỷ đồng và chịu ảnh hưởng nhiều nhất là khu vực miền núi phía Bắc…
Trận mưa lũ phức tạp ngày 22/7 khiến những tỉnh vùng núi phía Bắc bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhằm chia sẻ với đồng bào vùng lũ trong khó khăn, hoạn nạn, và nắm tình hình thiên tai vùng đồng bào, ngày 24/7, Đoàn công tác của Uỷ ban Dân tộc (UBDT) do đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hai do mưa lũ tại thôn Khe Trang (xã Nậm Mười, Văn Chấn, Yên Bái). Cùng đi với đoàn có đồng chí Giàng A Câu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, đồng chí Chu Đình Ngữ, tỉnh ủy viên, Bí thư huyện Văn Chấn và lãnh đạo một số vụ của UBDT.
Tháng 10/2017, trận mưa lũ lịch sử đã khiến cho hơn 30 người ở Yên Bái chết, mất tích và bị thương. Nỗi đau chưa kịp nguôi ngoai thì gần 1 năm sau, do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 vào rạng sáng ngày 20/7 vừa qua trên địa bàn tỉnh có mưa lớn trên diện rộng, gây lũ quét và sạt lở đất khiến cho địa phương này một lần nữa gánh thêm tang thương, mất mát.
Tính đến 21h30 ngày 20/7/2018, toàn tỉnh Yên Bái đã có 26 người chết, mất tích và bị thương, trong đó có 8 người chết
Không chỉ là địa bàn xa nhất của huyện Mường Tè lại bị ảnh hưởng nặng nề của đợt thiên tai, xã Thu Lũm rơi vào tình thế cô lập. Song, với sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và Nhân dân, đến thời điểm này, đường tạm thời thông đến trung tâm xã, đây là tín hiệu vui để Nhân dân có thêm điều kiện ổn định cuộc sống.
Cùng với các huyện Than Uyên, Tam Đường, Nậm Nhùn, Mường Tè, Sìn Hồ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cũng là địa phương chịu nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản, nhà ở của nhân dân do đợt mưa lũ vừa qua. Với phương châm “4 tại chỗ” để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân cũng như đảm bảo cho công tác cứu hộ, cứu nạn, huyện Tân Uyên đã di dời 123 hộ gia đình ra khỏi vùng đặc biệt nguy hiểm.
Trận mưa lũ lịch sử từ ngày 23 đến ngày 26/6 đã gây nhiều thiệt hại ở tỉnh Lai Châu, tính đến thời điểm này, mưa lũ đã làm 16 người chết, 9 người mất tích, 15 người bị thương; ước thiệt hại khoảng 338 tỷ đồng.
Sau gần 2 giờ đồng hồ đi bộ vượt núi, với những vết trượt dài, cuối cùng chúng tôi cũng có mặt tại bản Sáng Tùng, xã Tà Ngảo, huyện Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); nơi chỉ sau một đêm toàn bộ 28 hộ gia đình, với hơn 160 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông nơi đây mất sạch nhà cửa, tài sản.
Hơn 900 nghìn thí sinh cả nước đã bước vào kỳ thi THPT 2018. Theo ghi nhận ban đầu trong ngày thi đầu tiên, việc tổ chức kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.
Thông tin từ Bình Định cho biết đến trưa 6/11, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy 4 thi thể từ các con tàu gặp nạn do bão số 12 trên vùng biển Quy Nhơn.
Sáng 6/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương đã vào các tỉnh miền Trung thị sát tình hình, thăm hỏi người dân; đôn đốc, chỉ đạo chính quyền địa phương ứng phó với mưa lũ đặc biệt lớn.