Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa nhãn chín

Thạch Bích Ngọc - 14:58, 24/08/2021

Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, đầu tháng 8, mẹ gọi điện báo mùa nhãn chín đã tới. Dịp này, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch, nên mẹ sẽ không gửi nhãn cho tôi như mọi năm. Nghe mẹ nhắc đến vườn nhãn, bao ký ức tuổi thơ tôi lại ùa về.

Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên
Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên

Mặc dù đang sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh từ nhiều năm nay, thế nhưng năm nào cũng vậy, khi mùa nhãn bắt đầu chín là mẹ lại gửi vào cho tôi vài thùng đầy những chùm nhãn tươi rói, ngọt ngào. Những chùm nhãn này được cha hái từ chính những cây nhãn trồng trong vườn nhà. Xa quê bao năm, công việc và cuộc sống mưu sinh vất vả nơi đất khách quê người khiến tôi đôi lúc lãng quên nhiều thứ. Thế nhưng mỗi độ mùa nhãn chín là tôi lại nôn nao nỗi nhớ quê, nhớ vườn nhãn thân thương với rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu…

Tôi sinh ra tại một làng quê thuộc xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu - một vùng trồng nhãn có diện tích lớn nhất của tỉnh Hưng Yên. Từ xa xưa, nhãn lồng Hưng Yên đã được trồng ở đây và được xem là loại trái cây ngon ngọt nổi tiếng. Nếu như huyện Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang)… có sản vật vải thiều nổi danh, thì với vùng quê của tôi “Nhãn lồng Hưng Yên” cũng là loại quả được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xếp hạng 13 trong số 50 loại trái cây ngon nổi tiếng nhất đất nước. Nhãn lồng Hưng Yên ngoài sự khác biệt về hình thức, đó là trái rất to, chùm sai trĩu trịt quả, cho năng suất vượt trội, thì cùi của trái dày cùng vị ngọt thanh của nó cũng làm nên hương vị riêng mà các giống nhãn trồng ở nơi khác không thể có được.

Vì là “vùng nhãn” nên hầu như gia đình nào ở trong làng, ngoài xã cũng trồng nhãn. Nhà ít thì dăm bảy cây, nhà có đất vườn rộng thì trồng vài ba chục cây. Khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhìn thấy giá trị kinh tế của cây nhãn hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng khác, nhiều hộ nông dân đã vực đất ruộng lúa lên cao để trồng nhãn. Theo đó, những hàng cây nhãn không chỉ phủ bóng nơi vườn quê mà nó còn xuất hiện dày đặc nơi ruộng đồng, bờ bãi ven sông.

Gia đình tôi cũng không ngoại lệ khi mảnh vườn rộng gần ngàn mét vuông từ thời ông nội tôi đã được trồng trên đó 20 cây nhãn. Rồi ông bà nội tôi trở thành người thiên cổ, cha mẹ tôi “tiếp quản” những cây nhãn ông bà để lại và coi đó là thứ tài sản quý giá. Đều đặn mỗi năm, những cây nhãn ấy luôn cho trái, bán ra tiền để nuôi sống các thành viên trong gia đình. Cũng từ đồng tiền tích cóp được từ bán nhãn, bố mẹ tôi dùng để kiến thiết, sửa sang nhà cửa, mua sắm các vật dụng sinh hoạt hàng ngày… Ngay cả 4 anh chị em chúng tôi ăn học nên người cũng nhờ những cây nhãn trong vườn.

Vùng trồng nhãn lồng ngoài bãi ở Hưng Yên
Vùng trồng nhãn lồng ngoài bãi ở Hưng Yên

Vườn nhãn của gia đình đã đi qua quãng đời tuổi thơ tôi với rất nhiều kỷ niệm khó quên. Nào là những lần tôi cùng cha đào đất khơi gốc nhãn để bón phân chuồng, hay bắc thang cắt gội những cành nhãn già, cành khô cho cây ra nhiều lộc mới ở mùa sau. Rồi những dịp nắng hạn dài ngày, năm nào tôi cũng cùng mẹ gánh nước ở dưới ao lên tưới cho những gốc nhãn để chúng đủ độ ẩm nuôi cây, nuôi hoa, trái. Thế nhưng, đáng mong đợi hơn cả là khi vào mùa nhãn chín, mấy anh chị em chúng tôi tha hồ ăn nhãn.

Mùa nhãn chín thường trùng với khoảng thời gian nghỉ hè. Mấy anh chị em chúng tôi không phải tới trường nên có thể phụ giúp cha mẹ, ông bà thu hái nhãn để bán. Mỗi người một công việc. Cha tôi, anh cả tôi có sức khỏe thì đảm nhận phần việc trèo lên cây để bẻ nhãn. Còn ông bà, mẹ và mấy anh chị em chúng tôi ở dưới gốc đón những thúng nhãn từ trên cây cao truyền xuống. Sau đó phân loại, bó, buộc từng túm một với trọng lượng khoảng vài kg.

Những năm tôi còn bé, các gia đình trồng nhãn ở quê tôi đều phải tự bẻ nhãn rồi mang ra chợ bán. Thế nhưng, những năm sau này, người trồng nhãn quê tôi nhàn hạ hơn, khi thương lái tới tận vườn mua. Họ tự trèo lên cây bẻ nhãn xuống, sau đó mới cân tính tiền. Cũng có những gia đình bán cả vườn nhãn cho thương lái theo kiểu bán “vo”, nghĩa là ước lượng sản lượng của số cây nhãn rồi nhân ra tiền… Thực ra chuyện bán nhãn theo kiểu “vo” như vậy người nông dân thường chịu thiệt, nhưng vì gia đình neo người, sợ chim, dơi ăn hết nên họ phải bán theo hình thức này.

Thu hoạch nhãn lồng
Thu hoạch nhãn lồng (Ảnh minh họa)

Thời gian trôi qua thật nhanh, mới ngày nào đó, tôi cũng như lũ bạn trong xóm vẫn thường ngày nô đùa vui chơi dưới tán những cây nhãn trong vườn, vậy mà giờ đây ai cũng đã trưởng thành.

Năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, đầu tháng 8, mẹ gọi điện báo mùa nhãn chín đã tới. Dịp này, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch, nên mẹ sẽ không gửi nhãn cho tôi như mọi năm. Nghe mẹ nhắc đến vườn nhãn, bao ký ức tuổi thơ tôi lại ùa về. Tôi thèm cái cảm giác được hòa mình dưới những tán cây nhãn trong vườn sai quả để thỏa thích thưởng thức những trái nhãn to tròn, ngọt ngào đến khó quên…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 1 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.