Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mỗi gia đình người dân tộc thiểu số sẽ no ấm hơn

PV - 17:00, 28/06/2021

Khi kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển toàn diện sẽ tác động ngược trở lại đến sự phát triển của mỗi gia đình người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với các vùng phát triển.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Xu hướng chuyển dịch sang mô hình gia đình hạt nhân

Theo số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số, tính đến 01/4/2019, toàn quốc có gần 3,7 triệu hộ dân tộc thiểu số, chiếm 13,7% tổng số hộ của cả nước. 83,3% hộ dân tộc thiểu số sống ở khu vực nông thôn. Số người bình quân một hộ dân tộc thiểu số là 4,1 người, giảm 0,3 người/hộ so với năm 2015 nhưng vẫn cao hơn số người số người bình quân một hộ của cả nước (3,6 người/hộ).

Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, quy mô hộ thấp và giảm dần phản ánh mức sinh của Việt Nam nói chung và của 53 dân tộc thiểu số nói riêng đã giảm trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tình trạng này cũng phản ánh xu hướng tách hộ, tức là chuyển sang mô hình gia đình hạt nhân thay vì mô hình gia đình truyền thống nhiều thế hệ như trước đây và xu hướng di cư của lực lượng lao động người dân tộc thiểu số.

Tại khu vực thành thị, quy mô hộ dân tộc thiểu số là 3,6 người/hộ; ở khu vực nông thôn là 4,2 người/hộ. Các dân tộc có quy mô người/hộ cao nhất là Mông (5,3 người/hộ), Khơ Mú và Mảng (4,8 người/hộ). Rơ Măm, Brâu, Hrê, Tày, Pu Péo là những dân tộc có quy mô hộ nhỏ nhất với 3,5 người/hộ hoặc 3,6 người/hộ.

Quy mô phổ biến của 53 dân tộc thiểu số là từ 2 - 4 người/hộ, chiếm 59% tổng số hộ. Tỷ lệ hộ độc thân chiếm 5,6%; hộ từ 7 người trở lên chiếm 7,9%. Một số dân tộc có tỷ lệ hộ từ 7 người trở lên cao gồm: Mông (24,2%), Mảng (20,5%), Khơ Mú (15,1%), Lô Lô (15%)…

Nghèo, cận nghèo trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số còn cao

Tình trạng nghèo và cận nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là tình trạng nghèo của người dân tộc thiểu số đang là thách thức lớn hiện nay ở nước ta. Tính đến cuối năm 2020, hộ nghèo dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo cả nước chiếm 61,29%, trong khi dân số dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,7% dân số cả nước.

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo và cận nghèo ở khu vực biên giới cao gấp 1,5 lần khu vực khác; ở khu vực nông thôn cao xấp xỉ 4 lần khu vực thành thị. Gần một nửa số hộ dân tộc thiểu số ở các xã vùng dân tộc thiểu số khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là hộ nghèo và cận nghèo.

Điều tra của Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê chỉ ra sự khác biệt lớn về mức độ nghèo giữa các dân tộc. Dân tộc Hoa, dân tộc Ngái hầu như không còn hộ nghèo. Ngược lại, dân tộc Co, Xinh Mun, La Hủ, Chứt, Mảng, Pà Thẻn lại có số hộ nghèo và cận nghèo lên tới 70%. Đặc biệt dân tộc Chứt có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến 89,3%, nghĩa là cứ 10 hộ dân tộc Chứt thì có đến 9 hộ thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo.

Ngoài ra, trên cả nước vẫn còn 21 dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 50%, trong đó có dân tộc Mông - một trong những dân tộc có dân số đông (trên 1 triệu người) nhưng số hộ nghèo và cận nghèo chiếm đến 2/3 (65,5%).

Nhiều hạn chế về điều kiện nhà ở, sinh hoạt

Cả nước còn 20,8% hộ dân tộc thiểu số đang sống trong những ngôi nhà thiếu kiên cố hoặc đơn sơ. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của các hộ dân tộc thiểu số là 16,9m2/người, thấp hơn 6,3m2/người so với bình quân chung cả nước.

Đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc có thể được thể hiện qua rất nhiều hình thức như: trang phục, âm nhạc, các phong tục tập quán và cả kiến trúc của những ngôi nhà mà họ sinh sống. Tuy nhiên, hiện chỉ có 26,2% hộ dân tộc thiểu số đang ở trong những ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình, giảm 3,1% so với năm 2015.

Nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm nhà hoặc sát cạnh nhà thường phổ biến ở vùng dân tộc thiểu số do đặc điểm xã hội và phong tục tập quán của các dân tộc. Tuy nhiên, lối sống này ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bà con. Toàn quốc hiện còn 24,4% hộ dân tộc thiểu số, chủ yếu là người Lự, La Chí, Ơ Đu, Mông nuôi nhốt gia súc, gia cầm dưới gầm sàn hoặc sát cạnh nhà đang ở. Khoảng cách từ nhà của hộ dân tộc thiểu số đến các cơ sở hạ tầng gần nhất bao gồm trường học, bệnh viện, chợ hoặc trung tâm thương mại còn xa. Khoảng cách trung bình từ nhà đến chợ của hộ dân tộc thiểu số hiện là 8,9km - khá xa để các hộ có thể thường xuyên tiếp cận hoạt động giao thương buôn bán, trao đổi.

Khoảng cách trung bình từ nhà đến bệnh viện gần nhất của đồng bào là 14,7 km; từ nhà đến trường tiểu học và trung học cơ sở gần nhất là 2,2 và 3,7km. Tuy nhiên, khoảng cách đến trường trung học phổ thông vẫn tương đối xa, tới 10,9km. Các dân tộc Ơ Đu, Mảng, Cống, La Ha, Si La có khoảng cách từ nhà đến các cơ sở cung cấp dịch vụ công cộng thuộc nhóm xa nhất.

Tình trạng tảo hôn của người dân tộc thiểu số giảm nhưng vẫn ở mức cao. Cứ 10 người dân tộc thiểu số thì có 2 người tảo hôn. Hôn nhân cận huyết thống của người dân tộc thiểu số đã giảm nhưng vẫn gia tăng ở một số dân tộc thiểu số như: La Chí, Bru Vân Kiều, Lô Lô, Gia Rai, La Ha.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Trong Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới nêu rõ: “Xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững đất nước. Gia đình là đối tượng tác động, thực hiện và thụ hưởng chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nội dung quan trọng, yêu cầu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước”.

Chỉ thị của Ban Bí thư cũng yêu cầu: “Gắn việc thực hiện công tác xây dựng gia đình với Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Theo tổng kết của Ủy ban Dân tộc, vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến nay vẫn là địa bàn khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội chậm phát triển nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất, giảm nghèo thiếu bền vững; khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các dân tộc, vùng miền ngày càng tăng lên.

Vùng dân tộc thiểu số đang ngày càng bị tụt hậu so với sự phát triển chung của cả nước. Hộ nghèo dần chỉ còn là người dân tộc thiểu số và có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Những khó khăn này đang từng ngày, từng giờ tác động tới cuộc sống của các gia đình người dân tộc thiểu số.

Để xây dựng gia đình người dân tộc thiểu số no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, trước hết, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng về Chỉ thị 06 nói riêng, các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nói chung về công tác dân tộc.

Bên cạnh đó, cần tập trung phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi, ưu tiên đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi gồm 10 dự án thành phần, được thực hiện ở địa bàn xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021 - 2025, với mức vốn tối thiểu được Quốc hội phê duyệt trên 137 nghìn tỷ đồng chính là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Khi kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển toàn diện sẽ tác động ngược trở lại đến sự phát triển của mỗi gia đình người dân tộc thiểu số theo các tiêu chí: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh, tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với các vùng phát triển.

Ngoài những giải pháp tổng thể, lâu dài của Nhà nước, trước mắt, cần phát động phong trào ăn, ở hợp vệ sinh trong mỗi gia đình người dân tộc thiểu số. Vận động xóa bỏ nạn tảo hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân cận huyết thống để cải thiện tầm vóc, sức khỏe của đồng bào./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 16:55, 27/04/2024
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 16:45, 27/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 16:25, 27/04/2024
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11:00, 27/04/2024
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 08:05, 27/04/2024
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 06:35, 27/04/2024
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 06:15, 27/04/2024
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 22:34, 26/04/2024
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 22:33, 26/04/2024
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.