Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mồ mả “mọc” trước nhà dân

Việt Thắng – Khánh An - 09:18, 31/08/2022

Mộ cũ, mộ mới thi nhau “mọc” cạnh nhà dân, làm cho bà con hết sức khổ sở. Có người còn vần vè để “tố khổ” về tình trạng trên: “Có nơi nào như đất quê ta/Cửa nhà chen lấn với mồ ma”. Đó là tình cảnh ở xóm 1 và xóm 2, xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương (Nghệ An).

Ngôi mộ mới chôn cất ngay trước nhà dân, rạp còn chưa tháo dỡ
Ngôi mộ mới chôn cất ngay trước nhà dân, rạp còn chưa tháo dỡ

Muốn bán nhà đi chỗ khác

Khoảng vào năm 1987, một số hộ dân làm nhà trên khu đất thuộc xóm 1 và 2, xã Thanh Lương. Lúc bấy giờ, khu vực này có một số ngôi mộ cũ nên bà con cũng yên tâm để sinh sống. Mấy năm lại nay, ngoài một số ngôi mộ cũ nói trên, người ta tiếp tục chôn người chết ở ngay giữa xóm, thậm chí có nhiều gia đình, dòng họ còn xây nghĩa trang kiên cố luôn. Nhìn những ngôi mộ vừa mới chôn được vài ba ngày sát ngay nhà dân, chúng tôi không khỏi ái ngại cho vấn đề môi trường và sức khoẻ của bà con.

Chỉ vào ngôi mộ vừa chôn được 2 ngày, ông Nguyễn Văn Huỳnh ở xóm 2, xã Thanh Lương cho biết: “Họ vừa chôn cất hôm qua, rạp che mộ chưa dỡ vì còn làm lễ cúng 3 ngày. Nhà có khách đường xa, tôi giải thích về những ngôi mộ vừa mới chôn sát ngay cạnh nhà mình, không ai tin đó là sự thật. Có những người đến chơi một lần rồi không bao giờ dám trở lại đây nữa”.

Không chỉ có ông Huỳnh, nhiều bà con cũng “tố” rằng, mới đây, một người trong xóm qua đời, gia đình cũng chọn chỗ này đề an táng. Bà con phản ứng dữ lắm, thậm chí báo với cả chính quyền để can thiệp. Lãnh đạo xã có về, có giải thích nhưng cuối cùng thì việc chôn cất vẫn cứ diễn ra ngay sát nhà dân.

Do ngôi mộ vừa mới chôn nằm ngay trước nhà, không còn cách nào khác, ông Huỳnh phải khoá cửa cổng, lấy bạt nilon chắn lại, rồi mở lối khác để làm đường ra vào. Vẫn chưa hết kinh hãi, ông Huỳnh xây kín luôn tường bao phía trước để khỏi “mở mắt ra là nhìn thấy mồ ma”.

“Chúng tôi phải chịu khổ sở như thế này từ nhiều năm rồi nhưng xã không có cách gì giải quyết. Năm nào cũng có vài người chết chôn cất ở đây, mộ mới mọc sát trước nhà khiến cuộc sống của chúng tôi bị đảo lộn. Nhà nào có con mới sinh, đều phải đi ở nhờ nhà người thân một vài tháng mới dám đưa về. Khổ nhất là những người bị bệnh phải kiêng tử khí, cứ phải trốn biệt ở trong nhà không dám ra cổng”, ông Huỳnh thở dài.

Xung quanh nhà dân mộ “mọc” san sát
Xung quanh nhà dân mộ “mọc” san sát

Tiếp lời con trai, bà Nguyễn Thị Đàn, đã ở tuổi gần đất xa trời, nói: Nhà tui có 7 đứa con, may cho 5 đứa khác là đã “thoát” được xóm này, giờ còn 2 đứa đang phải ở đây. Bà rơm rớm: “Tui đã nhiều lần bàn với con bán nhà để đi nơi khác sống, nhưng nào ai dám mua nhà ở đây. Người chết chôn ở ngay đó, mình vẫn phải múc nước giếng ở ngay đây để dùng. Khổ nhất là con nít mới đẻ, vừa hơi hám, vừa nguy hại vì nguồn nước”.

Kế bên là nhà ông Nguyễn Sỹ Sơn. Ông cho hay, năm 1987, ông lên đây dựng nhà. Lúc đó chỉ có một ít ngôi mộ lác đác, nhiều năm sau do khu nghĩa trang chính của làng hết chỗ nên người chôn người chết ngay ở khu vực này, sát ngay cạnh nhà dân, dù chúng tôi đã nhiều lần phản đối quyết liệt.

Ông Sơn nói trong bực bội: “Phần mộ cũ thì chúng tôi chấp nhận, nhưng chôn người chết ngay trong khu dân cư đông đúc thế này, thì không thể chấp nhận. Ô nhiễm môi trường, sức khoẻ chúng tôi bị ảnh hưởng, ai chịu trách nhiệm. Chúng tôi cũng hiểu về quy chuẩn nghĩa trang, theo đó hung táng phải cách tường nhà dân tối thiểu là 500 m, nhưng ở đây chỉ có… 3m.

Cũng theo ông Sơn, nhiều năm về trước, xã thông báo sẽ quy hoạch khu nghĩa trang mới, nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Ông cũng thông tin về sự đắt đỏ của đất nghĩa trang ở đây: “Khu nghĩa trang chính của xóm, hễ có một phần mộ cất bốc thì lập tức có người mua ngay, giá không hề rẻ chút nào, từ 5 đến 10 triệu đồng”.

Người ta còn xây luôn cả nghĩa trang dòng họ ngay giữa khu dân cư
Người ta còn xây luôn cả nghĩa trang dòng họ ngay giữa khu dân cư

Nghĩa trang vẫn đang chờ…

Chủ tịch UBND xã Thanh Lương, ông Nguyễn Doãn Sơn, thừa nhận xã đang thiếu nghĩa trang đủ tiêu chuẩn, và đó đang là nỗi bức xúc của Nhân dân. Việc vận động thân nhân của người quá cố không chôn cất giữa khu dân cư cũng rất khó vì gia đình cho rằng không còn nơi nào để chôn cất nữa.

Cũng theo ông Sơn, do quỹ đất của xã quá ít nên việc quy hoạch để xây dựng nghĩa trang gặp rất nhiều khó khăn. Và hiện nay, chúng tôi đang làm thủ tục để quy hoạch vùng nghĩa trang mới, cũng gần đây thôi. Khu đất này trước đây đã được phê duyệt để làm nghĩa trang liệt sỹ, nhưng ở đó lại đang có một số ngôi mộ cũ rất khó giải toả nên xã dự kiến chuyển nghĩa trang liệt sỹ đến địa điểm khác, chỗ này sẽ xây nghĩa trang Nhân dân. Cũng do khó khăn về quỹ đất, về kinh phí nên việc quy hoạch xây dựng nghĩa trang chậm, gây nên bức xúc trong quần chúng nhân dân. Cuối cùng ông Sơn khẳng định: “Xã cố gắng đẩy nhanh tiến độ, làm xong quy hoạch để sớm trình huyện Thanh Chương phê duyệt. Lúc đó chắc chắn sẽ không còn tình trạng chôn cất trong khu dân cư như hiện nay”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Bắc Giang: Gần 60 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau khi ăn cỗ tại một đám cưới ở xã An Bá (Sơn Động, Bắc Giang), gần 60 người phải nhập viện điều trị với các triệu chứng đau bụng, nôn, chóng mặt, tiêu chảy.
Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc: “Định vị” Việt Nam trên diễn đàn Phật giáo quốc tế (Bài 1)

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 4 giờ trước
Chỉ 8 năm sau ngày Liên Hợp quốc (LHQ) công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế, Việt Nam đã đăng cai tổ chức sự kiện này. Điều này không chỉ khẳng định vị thế của nước ta trên diễn đàn Phật giáo quốc tế mà còn góp phần lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Ngân hàng CSXH tỉnh Kon Tum biểu dương người lao động giỏi, lao động sáng tạo

Trang địa phương - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Chiều 8/4, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2020 - 2025.
“Đi xa để học điều hay”

“Đi xa để học điều hay”

Gương sáng - Thanh Hải - 5 giờ trước
“Trong bản, trong xã thì biết cả rồi. Phải đi xa hơn thì mới biết điều hay, điều tốt để vận động mọi người học theo và làm theo chứ”. Đó là tâm sự, mà cũng là sự trải lòng của những Người có uy tín trên các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Ngẫm ra, điều ấy là rất đúng đắn, cần thiết, vì mục tiêu xây dựng quê hương ấm no, phát triển.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây Nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Những “đầu tàu” trong vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Gương sáng - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Những năm qua, diện mạo các huyện miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Đạt được thành quả đó, có một một phần đóng góp của những Người có uy tín, luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, vận động người dân làm theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa tại tỉnh Kiên Giang

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 5 giờ trước
Chiều 8/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Đại tá Nguyễn Trường Giang - Trưởng phòng Dân vận Quân khu 9, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và tặng quà chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây các chùa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Đại tá Cao Minh Tâm - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Kiên Giang tham gia cùng Đoàn.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự Lễ bàn giao nhà mới cho đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Tin tức - Như Tâm - Tào Đạt - 5 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, chiều 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Đào Ngọc Dung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước làm Trưởng đoàn, đã dự khánh thành và bàn giao nhà ở thuộc chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” cho hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo DTTS tại tỉnh Trà Vinh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, chiều 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga kiêm nhiệm Uzbekistan và cộng đồng người Việt Nam tại Uzbekistan.
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 23:15, 08/04/2025
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây Nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.