Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Miễn học phí đối với trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THCS: Vừa mừng, vừa lo!

PV - 09:06, 14/09/2018

Tại Nghị quyết số 104/NQ-CP phiên họp thường kỳ tháng 7/2018, Chính phủ đã thống nhất chủ trương về chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS trường công lập. Đây là tin vui cho rất nhiều gia đình, nhưng vẫn còn đó không ít nỗi lo.

Bài toán cho xã hội hóa giáo dục

Từ năm học 2015-2016, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015, toàn bộ học sinh cấp tiểu học không phải đóng học phí. Để hướng đến mục tiêu phổ cập tiểu học và THCS, việc miễn học phí đối với cấp THCS và trẻ mầm non dưới 5 tuổi là bước tiến dài trong chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục. Việc thực hiện chính sách sẽ không có nhiều tác động đến ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục.

Quá tải ở các trường mầm non khu vực miền núi. (Trong ảnh: Một lớp học ở Trường Mầm non Thụy Liễu-Cẩm Khê-Phú Thọ) Quá tải ở các trường mầm non khu vực miền núi. (Trong ảnh: Một lớp học ở Trường Mầm non Thụy Liễu-Cẩm Khê-Phú Thọ)

Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), thực hiện miễn học phí theo Nghị quyết số 104/NQ-CP, mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ bù thêm 4.730 tỷ đồng. Hiện, tổng ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đã được Quốc hội phê duyệt, mỗi năm tăng từ 6%-8%. Như năm 2018, ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục là 229.074 tỷ đồng, tăng thêm 13.907 tỷ đồng so với năm 2017 (năm 2017 được duyệt 215.167 tỷ đồng). Đó là chưa kể số dự phòng ngân sách cho giáo dục hàng năm chưa sử dụng.

Không lo lắng về nguồn lực thực hiện nhưng việc miễn học phí chỉ được áp dụng đối với các trường công lập, còn với các trường ngoài công lập chỉ được hỗ trợ đóng học phí một phần cũng gây một áp lực nhất định đến chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhất là ở các tỉnh miền núi. Lâu nay, việc phát triển các trường ngoài công lập, nhất là ở cấp mầm non, ở các tỉnh miền núi được đánh giá là rất khó khăn.

Theo thống kê của Ủy ban Dân tộc, toàn vùng DTTS và miền núi hiện có 5.766 trường mầm non, chiếm tỷ lệ 38,74% so với tổng số trường mầm non toàn quốc. Trong đó, trường mầm non ngoài công lập chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Điều này khiến các trường mầm non công lập luôn trong tình trạng quá tải; trong khi cơ sở vật chất trường lớp ở các trường công lập chưa đáp ứng yêu cầu.

Như Sơn La, tính đến năm học 2017-2018, toàn tỉnh Sơn La có 258 trường mầm non công lập, với 3.590 phòng học cho trẻ mầm non. Nhưng số phòng học kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ 55%; phòng học bán kiên cố chiếm tỷ lệ 26,2%, phòng học tạm chiếm tỷ lệ 18,8%... Trong khi đó, năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 93.468 trẻ mầm non được huy động đến trường; vị chi bình quân, một cơ sở giáo dục mầm non của tỉnh phải dạy học cho 362 học sinh/trường.

Trường công quá tải nên rất nhiều trẻ trong độ tuổi mầm non phải “lỡ hẹn” với cấp học này. Theo thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, năm học 2017-2018, toàn tỉnh còn đến 81,7% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, 3,4% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo và 0,3% trẻ 5 tuổi chưa được đến trường.

Trường mầm non công lập quá tải nên việc phát triển các cơ sở ngoài công lập là rất cần thiết. Tuy nhiên, toàn tỉnh Sơn La hiện chỉ có 11 trường mầm non tư thục; tỷ lệ nhóm trẻ tư thục mới đạt được 5,1%. Trong điều kiện đời sống của phần lớn gia đình trên địa bàn tỉnh còn khó khăn, việc chỉ miễn học phí cho trẻ mầm non các trường công lập tiếp tục là trở ngại để phát triển các trường ngoài công lập.

Lo lạm thu

Cùng với việc gây khó khăn cho xã hội hóa giáo dục thì mối bận tâm về tình trạng lạm thu khi thực hiện chính sách miễn học phí đối với trẻ mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THCS các trường công lập là hoàn toàn có cơ sở. Khi chưa có chính sách này, lạm thu cũng đã là một tình trạng gây nhức nhối; vậy khi không còn thu học phí, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, lạm thu trường học liệu có trở thành vấn nạn?

Ở vùng DTTS và miền núi, trước khi có chính sách miễn học phí (mầm non, tiểu học, THCS) thì Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích học sinh học tập. Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, từ năm 2016-2018, ngân sách Trung ương bố trí 5.730 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho con em đồng bào DTTS.

Nhiều cơ sở giáo dục ở vùng DTTS và miền núi đã được đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ về mặt tài chính để thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của vùng. Ấy vậy mà vẫn có trường hợp trẻ em mầm non thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS sinh sống ở địa bàn ĐBKK phải đóng những khoản ngoài quy định.

Có thể kể đến trường hợp Trường Mầm non Bình Chuẩn (huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An). Là xã ĐBKK, dân cư chủ yếu là đồng bào DTTS, Bình Chuẩn được thụ hưởng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có chính sách phát triển giáo dục. Trường Mầm non Bình Chuẩn cũng được đầu tư cơ sở vật chất trường lớp từ nguồn ngân sách nhà nước.

Năm 2014, để đạt chuẩn quốc gia, trường đã tiến hành xây hàng rào, nhà bếp, nhà vệ sinh, kè chống lở, mái tôn… với tổng kinh phí 750 triệu đồng; UBND huyện Con Cuông hỗ trợ 300 triệu đồng; số tiền còn lại nhà trường bắt phụ huynh “gánh”, bắt đầu từ năm học 2014-2015. Cụ thể, năm học 2014-2015, mỗi học sinh phải đóng 650.000 đồng; năm học 2016-2017 đóng 550.000 đồng, năm học 2017-2018 đóng 500.000 đồng. Ngoài ra, trường này còn đề ra những khoản thu rất vô lý, như mỗi học sinh phải đóng 15 nghìn đồng tiền phòng cháy chữa cháy (!).

Có thể thấy, cùng với cấp tiểu học thì việc miễn học phí đối với trẻ mầm non và học sinh THCS là một hướng đi phù hợp để đạt mục tiêu phổ cập tiểu học và THCS trong thời gian tới. Việc lường trước những bất cập, hạn chế, nhất là tình trạng lạm thu là rất cần thiết. Trên thực tế, cấp tiểu học đã được miễn học phí, nhưng nhiều trường lại phát sinh thêm các khoản phụ thu khác còn tốn kém hơn trong những năm học vừa qua là một dẫn chứng rõ nét.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định giao gần 5,9ha đất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei, để thực hiện dự án bố trí ổn định dân di cư tự phát tại các xã biên giới Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ngày 19/5, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, theo đó trong những năm qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đưa nhiều giống cây con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng và từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Xã hội - Ngọc Thu - 19:10, 19/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 19/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, đã tổ chức Lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 19:05, 19/05/2025
Chiều 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự, để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương, hoặc bảo vệ lợi ích công.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.