Không cần tốn tiền thuê mặt bằng, giờ đây nhờ vào công nghệ, nông dân có thể bán cả chục tấn nông sản chỉ sau vài giờ Livestream. Từ đó, không chỉ giải quyết được bài toán "được mùa mất giá, được giá mất mùa" mà còn mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với trước. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về “Phong trào nông dân Livestream bán nông sản ở vùng cao”.
Theo thống kê của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, sau 18 năm thành lập, đã có gần 3.000 kỷ lục Việt Nam tại 63 tỉnh, thành được xác lập, trong đó có 79 kỷ lục thế giới, 92 kỷ lục châu Á. Bên cạnh một số kỷ lục quảng bá nét đặc sắc về văn hóa sản vật và khẳng định tài năng của người Việt, đã được thế giới công nhận, phần lớn số kỷ lục còn lại gây lãng phí, thậm chí có nguy cơ làm tổn thương văn hóa, đặc biệt là một số văn hóa tại vùng đồng bào DTTS. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề “Xác lập những kỷ lục văn hóa: Cần thận trọng”.
Tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm qua biên giới vào nước ta trong thời gian vừa qua diễn ra phức tạp. Đáng chú ý, khu vực này phần lớn là địa bàn phên dậu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS –nơi trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, đời sống kinh tế -xã hội còn nhiều khó khăn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, chăn nuôi của người dân, mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm. Trước thực trạng này, chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này đề cập vấn đề: “Báo động tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm dịp cuối năm”.
Hàng năm, cứ đến ngày 13/10 - Ngày Doanh nhân Việt Nam, chúng ta lại có những cảm xúc đặc biệt. Đó là dịp để chúng ta tri ân, vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, những người đã đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Trong đó, không thể thiếu vai trò, đóng góp của đội ngũ doanh nhân người DTTS. Họ là những người có ý chí, nghị lực, quyết tâm thay đổi số phận, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Họ đang truyền cảm hứng, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam, chương trình Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển bàn tới vấn đề: “Phong trào khởi nghiệp và đội ngũ doanh nhân người DTTS”.
Vài năm trở lại đây, nhiều kênh Video chuyên về ẩm thực xuất hiện phổ biến trên các mạng xã hội. Ngoài những nội dung sạch, tích cực quảng bá ẩm thực vùng miền, thì tình trạng “bịa” văn hóa, xuyên tạc ẩm thực vùng DTTS bằng những món ăn, cách ăn kinh dị cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đây không chỉ là “rác Online” gây phản cảm cho người xem, mà còn vô tình hay cố ý xúc phạm văn hóa ẩm thực của một số dân tộc. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng bàn tới vấn đề “Xúc phạm ẩm thực dân tộc - Hồi chuông cảnh báo”.
Không chỉ dừng lại ở việc dựng màn kịch để lừa đảo, chiếm đoạt số tiền "khủng" của người dân tại các đô thị lớn, thời gian gần đây lừa đảo trực tuyến đã mở rộng địa bàn, tấn công vào vùng DTTS và miền núi. Vấn đề không mới, nhưng nơi người dân còn hạn chế trong tiếp cận công nghệ thông tin và loại tội phạm này lại liên tục thay đổi thủ đoạn, hoạt động ngày càng tinh vi, khiến nhiều người dân đã bị sập bẫy. Chuyên mục Vấn đề sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ bàn về vấn đề “Vòi bạch tuộc” tội phạm công nghệ cao vươn dài tới vùng DTTS.
Trang phục truyền thống có vai trò quan trọng, góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa riêng cho mỗi dân tộc. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS trong đó có trang phục truyền thống. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác bảo tồn vẫn chưa được như mong muốn, hiện nay trang phục truyền thống đang đối diện với nguy cơ mai một, biến dạng. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện tuần này của báo Dân tộc và Phát triển sẽ đem đến một góc nhìn về bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS trong thời đại 4.0.
Nhờ các chương trình, chính sách khuyến khích phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), lĩnh vực nông nghiệp vùng DTTS và miền núi đã tìm được hướng đi mới, phù hợp để thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực có nhiều yếu tố đặc thù nên việc ứng dụng KHCN vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chương trình Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ bàn về vấn đề làm thế nào để ứng dụng hiệu quả thành tựu KHCN vào phát triển nông nghiệp miền núi.
Nghề thủ công truyền thống của đồng bào các DTTS ở nước ta là di sản văn hóa quý báu, được hình thành, phát triển và lưu truyền từ đời này qua đời khác. Đây là một loại hình văn hóa độc đáo của đồng bào, góp phần tạo nên bức tranh đa màu, đa sắc của nền văn hóa Việt Nam thống nhất đa dạng. Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều yếu tố, nhất là tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nghề thủ công truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức, nguy cơ ở cả trước mắt và lâu dài. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề làm thế nào để đồng bào DTTS giữ được nghề truyền thống.
Cơn lốc đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, phong trào kinh doanh Homestay nói riêng và các hình thức kinh doanh khác nói chung tại nhiều địa phương miền núi đã nhanh chóng đẩy những không gian văn hóa đặc biệt lùi xa, đứng trước nguy cơ biến dạng nghiêm trọng. Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển xin thông tin tới quý vị về vấn đề này.
Những năm qua, bằng hành động cụ thể, công tác bình đẳng giới tại nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bình đẳng giới vùng DTTS vẫn phải đối mặt với các rào cản, đặc biệt trong lĩnh vực lao động - việc làm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về những rào cản trong lĩnh vực lao động - việc làm đối với phụ nữ DTTS trong thời đại 4.0 hiện nay.
Vài năm trở lại đây, mỗi năm có tới hàng nghìn giáo viên nghỉ việc. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân họ phải chịu những áp lực từ trong và ngoài ngành giáo dục.Còn với các giáo viên đang công tác tại vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn thì áp lực đến từ “muôn vạn hướng”. Vậy động lực nào để họ có thể tiếp tục bám trụ với sự nghiệp trồng người? Cùng bàn về vấn đề này qua chuyên mục Vấn đề - Sự kiện Báo Dân tộc và Phát triển tuần này.
Mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, Nam Bộ những ngày qua đã gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ gây thiệt hại về người, tài sản và rất nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị phá hủy, giao thông bị chia cắt… khiến cho nhiều bản, làng, khu vực bị cô lập.Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển xin cập nhật một số thông tin về tình hình mưa lũ, cũng như công tác khắc phục hậu quả tại một số địa phương.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn là những nội dung quan trọng, không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, đặc biệt là đối với lao động DTTS. Tuy nhiên, theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, chỉ có 10,3% lao động người DTTS có việc làm qua đào tạo, 89,7% không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Vậy các chính sách đào tạo nghề, giải quyết và tạo việc làm lao động người DTTS hiện nay ra sao? Hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho đồng bào DTTS đến đâu? Chuyên mục Vấn đề - sự kiện của báo Dân tộc và Phát triển xin được bàn luận về vấn đề này.
Liên quan đến vụ ngộ độc nấm rừng trong gia đình 5 người ở Hà Giang khiến 3 người tử vong vừa qua một lần nữa cảnh báo về thực trạng mất an toàn thực phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có tập quán thu hái và sử dụng nấm tự nhiên để làm thực phẩm.
Hiện nay, ở một số địa phương, người dân lạm dụng loại súng tự chế để phục vụ việc săn bắn và kéo theo đó là những nguy hại khó lường tới sức khỏe và tính mạng của con người. Đã có những vụ án mạng và những cái chết thương tâm gây ra bởi loại vũ khí này, gây hoang mang xã hội. Vậy chế tài cho hành vi này ra sao?
Trung du, miền núi nước ta là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các DTTS, nơi kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây lại là khu vực thường xuyên hứng chịu thiệt hại do các loại hình thiên tai như lũ quét, sạt lở đất, rét hại, dông sét, ngập lụt… gây ra. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, việc phòng chống thiên tai theo phương châm "Từ ứng phó đến hành động sớm", tăng cường thông tin truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng và sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách. Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này xin được dành thời lượng để chia sẻ những thông tin về cách phòng, chống và khắc phục hậu quả sau thiên tai.
“Vụ nổ súng tấn công vào 2 trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk” là từ khóa được cộng đồng mạng Việt Nam truy cập tìm kiếm nhiều nhất những ngày qua. Sự việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở vùng DTTS, chia rẽ khối Đại đoàn kết toàn dân tộc là âm mưu mà các thế lực thù địch thực hiện nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Vấn đề - Sự kiện tuần này của Báo Dân tộc và Phát triển xin được đề cập về vấn đề này.
Sự phát triển của công nghệ thông tin với sự nở rộ của các trang mạng xã hội tạo ra sự bùng nổ thông tin với độ phủ sóng sâu rộng, xuyên biên giới, xuyên lục địa. Đáng lo ngại là tình trạng thông tin thật giả lẫn lộn, thông tin xấu độc len lỏi vào từng gia đình, chi phối suy nghĩ và hành động của từng cá nhân. Trong “rừng” thông tin đó, với trách nhiệm đưa thông tin đúng sự thật, định hướng dư luận, đòi hỏi những người làm báo phải có sự tinh tường và bản lĩnh chính trị thật vững vàng. Trong Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay, chúng tôi xin dành thời lượng để chia sẻ tới quý vị những câu chuyện về những người làm báo vùng đồng bào DTTS.
Việc trẻ em phải lao động sớm đã tác động tiêu cực tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của chính các em - thế hệ tương lai của đất nước. Điều đáng nói là rất nhiều em nhỏ đang phải lao động ở những môi trường độc hại, nguy hiểm mà ngay cả người lớn cũng không muốn làm. Đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lao động ở trẻ nhỏ, nhưng chưa có giải pháp nào đột phá, ưu việt. Đây cũng chính là nội dung chúng tôi muốn đề cập đến trong chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này.