Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
22:25, 12/04/2023 Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân tộc Mạ hiện có 50.322 người. Đồng bào Mạ cư trú lâu đời ở phía Nam Tây Nguyên. Địa bàn cư trú chủ yếu từ vùng giáp ranh khu vực cao nguyên Đà Lạt trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lộc, Đạ Huoai, Đức Trọng, Di Linh, tỉnh Lâm Đồng và 1 phần ở vùng đệm rừng Quốc gia Cát Tiên về phía Tây Nam, tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.
Trong thời gian qua, tại nhiều địa phương, nhất là trong vùng đồng bào DTTS đã xảy ra rất nhiều những câu chuyện thương tâm do sử dụng vật liệu nổ, súng tự chế và công cụ hỗ trợ. Câu chuyện không cũ, những vẫn nóng, khi những vụ việc sử dụng vật liệu nổ liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại các địa phương. Chuyên mục Vẫn đề - Sự kiện tuần này phản ánh xung quanh nội dung này.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
01:03, 08/04/2023 Dân tộc Lự là 1 trong 16 dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân số dân tộc Lự là 6.757 người, trong đó nam: 3.439 người, nữ: 3.318. Người Lự cư trú chủ yếu tại các xã Bản Hon, Bình Lư, Nà Tằm, huyện Tam Đường, các xã Ma Quai, Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ và một số xã của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Một số ít sống rải rác, xen kẽ với người Thái ở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
06:46, 30/03/2023 Lô Lô là dân tộc rất ít người tại nước ta, ngôn ngữ thuộc nhóm Tạng - Miến. Người Lô Lô sinh sống tập trung ở Cao Bằng và Hà Giang và một số ít ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 53 DTTS năm 2019, dân số người Lô Lô tính đến thời điểm 1/4/2019 là 4.827 người.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
14:46, 20/03/2023 Dân tộc La Hủ còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, người Khổ Thông, là một trong số các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Đây là ngôn ngữ được dùng chung với các dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si La.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
18:35, 06/03/2023 Dân tộc La Ha cư trú lâu đời ở khu vực Tây Bắc, là một trong những DTTS rất ít người ở Việt Nam. Người La Ha còn được gọi bằng các tên khác nhau như: Xá Khắc, Phlắc, Khlá Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hà, Pụa...
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
14:55, 27/02/2023 Đồng bào La Chí cư trú chủ yếu ở tỉnh Hà Giang và Lào Cai. Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân số dân tộc La Chí có 15.126 người.
Đối với người Sán Dìu, thầy cúng có một vị trí, vai trò rất quan trọng. Người muốn trở thành thầy cúng phải trải qua thủ tục bắt buộc là nghi lễ Cấp sắc để được thế giới thần linh chấp thuận, đồng thời, đánh dấu bước trưởng thành của họ trong cộng đồng người Sán Dìu.
Sắc màu 54 -
Việt Hùng - Hồng Phúc -
17:06, 20/02/2023 Khi người con trai đến nhà người con gái họ yêu, sau bữa tối bắt đầu xin phép bố mẹ người con gái bằng những lời hát Tơm tình tứ, ý nhị. Nghe tiếng «à hèm», chàng trai hiểu là bố mẹ cô gái đã cho phép. Chàng nhẹ nhàng bước vào buồng dẫn cô gái đến bên bếp lửa, cùng nhau chuyện trò. Đó là văn hóa truyền thống độc đáo và cũng rất văn minh trong quan niệm tình yêu của người Khơ Mú.
Sắc màu 54 -
Việt Hùng - Hồng Phúc -
16:00, 13/02/2023 Dân tộc Khmer cư trú chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ, trên châu thổ sông Cửu Long, thuộc các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang và một sổ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Sắc màu 54 -
Tố Oanh - Kim Anh -
22:31, 24/11/2022 Người Kháng cư trú chủ yếu ở Sơn La, Lai Châu và Điện Biên. Cộng đồng dân tộc Kháng có nhiều nét văn hóa độc đáo từ ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực đến làn điệu dân ca, dân vũ.
Sắc màu 54 -
Kim Anh - Tố Oanh -
17:00, 13/11/2022 Dân tộc H’rê còn có tên gọi khác là Chăm rê, Chom, Krẹ, Mọi Luỹ… Tiếng nói của người Hrê thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer (ngữ hệ Nam Á). Đồng bào H’rê hiện có khoảng 127.000 người, cư trú chủ yếu ở khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên thuộc một số tỉnh: Bình Định, Quảng Ngãi, Đăk Lắc và Kon Tum.
Sắc màu 54 -
Kim Anh – Tố Oanh -
10:00, 02/11/2022 Dân tộc Hoa hay còn gọi là Khách, Hán, Tàu với các nhóm địa phương: Quảng Ðông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến, Sang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ... Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019, người Hoa có khoảng 750 nghìn người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng), sinh sống chủ yếu ở TP. HCM.
Sắc màu 54 -
Kim Anh – Tố Oanh -
18:10, 13/10/2022 Dân tộc Hà Nhì hay còn gọi là U Ní, Xá U Ní, gồm các nhóm địa phương: Hà Nhì, Cồ Chồ, Hà Nhì La Mí, Hà Nhì đen với hơn 25 nghìn người (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2019). Tiếng nói của người Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến (ngữ hệ Hán-Tạng). Đồng bào Hà Nhì cư trú chủ yếu ở các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và một số tỉnh dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam – Lào.
Sắc màu 54 -
Tố Oanh - Kim Anh -
10:41, 21/09/2022 Dân tộc Gia Rai hay còn gọi Giơ-rai, Chơ rai, Tơ Buăn, Hơbau, Hdrung, Chor gồm các nhóm địa phương: Chor, Hđrung (gồm cả Hbau, Chor), Aráp, Mthur, Tơbuân. Người Gia Rai Cư trú tập trung ở tỉnh Gia Lai, một bộ phận ở tỉnh Kon Tum và phía Bắc tỉnh Ðắk Lắk. Ngày nay, nhiều chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào Gia Rai có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, đặc biệt bảo tồn và phát huy hệ thống các giá trị văn hóa truyền thống.
Sắc màu 54 -
Kim Anh - Tố Oanh -
18:59, 14/09/2022 Có mặt từ rất lâu đời ở Tây Nguyên, dân tộc Ê Đê, hiện có khoảng trên 300 nghìn người (theo số liệu điều tra năm 2019). Dân tộc Ê Đê, sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa gắn với canh tác nương rẫy và luôn luôn gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Sắc màu 54 -
Kim Anh – Tố Oanh -
20:15, 22/08/2022 Với số dân hơn 74.000 người, dân tộc Cơ Tu sin sống ở vùng rừng núi rộng lớn dọc theo dãy Trường Sơn, từ Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam đến vùng Sê-kông của nước bạn Lào. Những năm gần đây nhờ triển khai đồng bộ các chính sách cho đồng bào DTTS như chính sách định canh, định cư, chính sách hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế, phát triển du lịch…nên đời sống của đồng bào DTTS nói chung và đồng bào Cơ Tu nói riêng có nhiều thay đổi, ngày càng no ấm và phát triển.
Sắc màu 54 -
Kim Anh – Tố Oanh -
14:02, 18/08/2022 Dân tộc Cờ Lao hay còn gọi là Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề gồm các nhóm địa phương: Cờ Lao Xanh, Cờ Lao Trắng, Cờ Lao Ðỏ với dân số hơn 4000 người; cư trú chủ yếu ở huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang). Người Cờ Lao thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Ðai, cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo (ngữ hệ Thái - Ka Ðai). Hiện nay, thông qua các chính sách hỗ trợ tổng thể từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, phát triển y tế, văn hóa, giáo dục của Đảng và Nhà nước đến từng hộ gia đình đã góp phần giúp đồng bào Cờ Lao phát triển mọi mặt đời sống, xã hội.
Sắc màu 54 -
Kim Anh – Tố Oanh -
16:45, 08/08/2022 Dân tộc Cơ Ho với số dân trên 200.000 người, cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng. Người Cơ Ho có các nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring). Hiện nay, đồng bào Cơ Ho cũng đã biết tận dụng và phát huy lợi thế du lịch văn hóa để cải thiện sinh kế. Qua đó làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương và góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng Cơ Ho. Vì thế đời sống của đồng bào ngày càng ấm no, phát triển.
Sắc màu 54 -
Kim Anh – Tố Oanh -
21:21, 01/08/2022 Dân tộc Co (Cor, Col) hay còn gọi là Cua, Trầu, cư trú rất lâu đời ở phía Tây Bắc tỉnh Quảng Ngãi và Tây Nam tỉnh Quảng Nam với dân số hơn 40.000 người. Đồng bào Co thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á). Hiện nay, với các chính sách hỗ trợ của Trung ương, đời sống của đồng bào Co đã từng bước được cải thiện, hòa nhập với đời sống của đồng bào các dân tộc khác tại địa phương.