Ngày 5/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông cho biết, đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Thị Mỹ Siêu (SN 1995), trú tại thôn 3, xã Kiến Thành, huyện Đắk R’lấp.
Mặc dù chiêu lừa đảo tuyển cộng tác viên bán hàng online đã được nhiều lần cảnh báo, nhưng thời gian gần đây, chiêu bài này lại bắt đầu nở rộ trở lại.
Trong số hơn 240 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, số cuộc tấn công lừa đảo (phishing) chiếm gần 74% với gần 180 cuộc.
Vi đã thuê Đoàn làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) để đi lừa đảo. Cả hai thỏa thuận, mỗi sổ đỏ giả Vi sẽ trả từ 17 - 18 triệu đồng cho Đoàn.
Thời gian vừa qua, mặc dù nhiều đường dây lừa đảo thông qua các sàn giao dịch tiền ảo đã bị lực lượng công an triệt xóa, tuy nhiên, tình hình hoạt động của loại tội phạm này vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng. Nhiều người đã mất trắng tài sản khi đầu tư vào các sàn giao dịch này.
Ngày 7/12, Bộ Công an cho biết, thời gian vừa qua, xảy ra nhiều vụ việc người dân bị các đối tượng mạo danh cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, người quen lãnh đạo cấp cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau.
Pháp luật -
Ngân Anh (T/h) -
15:21, 17/11/2021 Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, kể từ khi triển khai chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cơ quan này đã nhận được nhiều phản ánh từ người dân về các tin nhắn lừa đảo thông báo việc nhận trợ này. Khi người dân thực hiện theo hướng dẫn của tin nhắn, các cuộc gọi này có thể bị mất tài khoản, thậm chí tài khoản ngân hàng bị trừ tiền.
Pháp luật -
Cát Tường (T/h) -
11:51, 03/11/2021 Theo Ngân hàng Nhà nước, qua theo dõi, giám sát tình hình hoạt động thanh toán, gần đây nổi lên tình hình tội phạm công nghệ cao giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandingname) của các ngân hàng gửi đến điện thoại di động để lừa khách hàng truy cập, giao dịch tại trang web giả mạo ngân hàng do đối tượng phạm tội lập ra.
Thời gian qua, trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện nhiều thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng hết sức tinh vi, đến độ khổ chủ cứ tông tốc chuyển tiền mà không mảy may nghi ngờ. Người dân không những cần cảnh giác hơn, mà việc bảo mật thông tin cá nhân cũng phải được coi trọng.
Thời gian qua, nhiều người dân phản ánh tình trạng bỗng dưng thành “con nợ” do bị một số đối tượng đánh cắp thông tin cá nhân để vay tiền các công ty, tổ chức tài chính. Trước tình trạng nêu trên, người dân cần hết sức cảnh giác, bảo vệ giấy tờ, thông tin cá nhân để tránh những hệ lụy sau này.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác không để bị các đối tượng lôi kéo, dụ dỗ tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO) tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Nhiều kẻ lừa đảo đã sử dụng những chiêu trò tinh vi nhắm vào người dùng để cài cắm mã độc. Nếu không tỉnh táo, bạn có thể trở thành nạn nhân của các tin tặc bất cứ lúc nào.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công Thương vừa cảnh báo về các hình thức lừa đảo phổ biến với người dân trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để người dân biết và tránh bị “mắc bẫy”. Qua công tác tiếp nhận khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng, Cục CT&BVNTD nhận thấy khá nhiều người mắc phải các chiêu thức này.
Lợi dụng địa bàn vùng sâu vùng xa, đồng bào DTTS khó khăn trong tiếp cận thông tin, thời gian qua, nhiều đối tượng đã thực hiện trót lọt các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Bắc Kạn. Do đó, người dân cần hết sức cảnh giác với loại tội phạm này, nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng dồn sức phòng chống Covid 19.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC)- Cục An toàn thông tin vừa phát đi cảnh báo một số trang web đã lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân để giả mạo thông tin xin trợ cấp tiêm chủng vaccine COVID-19 và lừa tiền cứu trợ.
Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thời gian qua, các đối tượng dùng nhiều thủ đoạn khác nhau, lừa đảo người dân mua vắc xin Covid-19. Do đó, người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, cần hết sức cảnh giác tình trạng này.
Một ngày nọ, tài khoản ngân hàng của bạn bỗng dưng nhận được một khoản tiền từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng mà không rõ người gửi. Bạn sẽ làm gì với số tiền đó? nên để kệ hay là rút ra tiêu - đa phần các chủ tài khoản đều có chung những câu hỏi trên.
Thời gian qua, xuất hiện tình trạng quảng cáo, mời gọi các tổ chức, doanh nghiệp, người dân đăng ký mua, tiêm vaccine Covid-19 mang tính chất lừa đảo nhằm trục lợi làm ảnh hưởng công tác phòng, chống dịch bệnh, gây bức xúc trong dư luận.
Thời gian gần đây, tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước đã xuất hiện tình trạng đối tượng lừa đảo giả mạo công tác xử lý hành chính, cụ thể là các vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ “phạt nguội” để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân.
Các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên y tế gọi điện thoại thông báo người có liên quan đến ca nhiễm Covid-19 rồi yêu cầu người nghe gọi lại đến số điện thoại do chúng cung cấp để khai thác thông tin.