Ngày 20/5, Đại tá Dương Đức Hải, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (Công an Thành phố Hà Nội) thông tin, thời gian qua, xuất hiện tình trạng một số người dân nhận được các cuộc điện thoại tự xưng là Cảnh sát giao thông thông báo việc “phạt nguội” do vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Ngày 15/5, theo nguồn tin từ Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua, Công an thành phố đã nhận được các tin báo tố giác tội phạm về việc người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền đặc biệt lớn (từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng) khi tham gia đầu tư vào các sàn kinh doanh vàng ảo, giao dịch ngoại hối (Forex) trên không gian mạng.
Tài khoản của bạn “bỗng dưng” nhận được một khoản tiền. Bạn chưa kịp sung sướng thì liền sau đó có một nhân viên ngân hàng gọi điện (hoặc nhắn tin) cảnh báo đang có giao dịch đáng ngờ, tài khoản đang bị “treo” hoặc tạm khóa và hướng dẫn chủ tài khoản cách thức xử lý. Nhưng, sau khi thực hiện các bước như hướng dẫn thì bao nhiêu tiền đã bị bốc hơi sạch...
Trước tình trạng lừa đảo ăn cắp tài khoản ngân hàng ngày càng phức tạp, ngày 30/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục gửi thư cảnh báo tới khách hàng.
Ngày 5/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam sáu đối tượng, trong đó có ba người nước ngoài để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là các đối tượng chuyên sử dụng mạng xã hội để làm quen với phụ nữ, rồi yêu cầu chuyển tiền qua tài khoản, chiếm đoạt số tiền hàng tỷ đồng.
Thời gian gần đây, ở vùng DTTS và miền núi đã xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình đầu tư tiền ảo như: ủy thác đầu tư tài chính, đầu tư dự án theo mô hình sử dụng công nghệ cao hay đầu tư tỷ giá như Forex đa cấp Ponzi… Với những lời hứa hẹn lãi ròng gấp đôi, gấp ba số tiền đầu tư, chỉ trong một thời gian ngắn, các đối tượng lừa đảo đã khiến nhiều người dân trắng tay, bao gia đình khốn đốn...
Hoạt động mua bán lan đột biến thời gian gần đây chủ yếu là về cách thức “thổi giá”, “làm giá ảo” để lừa đảo của một số đối tượng.
Thời gian gần đây, người dân tại một số địa phương rất bức xúc vì bị một số nhóm đối tượng về khu dân cư lừa đảo, với chiêu trò “bán hàng tri ân”, “chỉ tặng không bán”. Nạn nhân phần lớn là người cao tuổi, phụ nữ vùng nông thôn, miền núi.
Tội phạm lừa đảo qua mạng hoạt động ngày càng mạnh và tinh vi. Chỉ tính riêng 6 tháng trở lại đây, đã có hơn 800 vụ người dân tố giác bị lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội, chiếm đoạt số tiền lớn. Không chỉ người dân ở nông thôn bị lừa, mà ngay cả ở những địa bàn trung tâm, thành thị không ít cán bộ hưu trí cũng bị mắc bẫy...
Thời gian gần đây, qua công tác nắm tình hình, lực lượng Công an phát hiện nhiều nhóm cá nhân, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo thông qua việc lập các hồ sơ, đơn thư xin tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm, khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”, “tiền trôi nổi”... có giá trị từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng, USD, EURO, Yên Nhật...
Cuối năm là thời điểm "nóng" của hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua điện thoại và mạng xã hội. Vì vậy mỗi người cần cảnh giác, thận trọng trước các cuộc gọi, tin nhắn bất thường để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 15/10, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Công an huyện Phú Thiện thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trần Thị Yến Chi (sinh năm 1980, trú tại Tổ dân phố 5, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) và điều tra về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Chỉ cần lướt qua một số trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc tìm kiếm việc làm trên Google, hàng trăm kết quả sẽ hiển thị vừa nhanh, gọn, dễ dàng lại thu hút đông đảo sự quan tâm của người cần tìm việc làm. Bên cạnh tính tiện lợi, hình thức tuyển dụng qua mạng xã hội cũng bị một số đối tượng lợi dụng để lừa đảo, khi thấy nhu cầu tìm việc của người lao động tăng cao.
Trong đại dịch Covid-19, nhiều loại tội phạm mới đang phát triển ở nhiều địa phương. Vì thế, người dân cần phải nhận diện để biết cách đối phó.
Lợi dụng sự thiếu hiểu của người dân, đặc biệt là bà con vùng cao, nhiều đối tượng đã mua quân tư trang lực lượng vũ trang, giả danh là tướng, tá quân đội, công an để lừa đảo. Trong khi đó, hiện rất khó kiểm soát quân nhu giả trôi nổi trên thị trường.
Trên mạng xã hội Facebook, xuất hiện phản ánh về tình trạng lừa đảo đang ngày một nở rộ.
Vào thời điểm cuối năm, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… đăng tải nhiều hình ảnh thương tâm của các bệnh nhân “nhí”, kèm theo những câu chuyện đau lòng rồi nhận mình là cha mẹ các em để kêu gọi quyên góp từ thiện. Tuy nhiên, nhiều trong số các thông tin này là giả mạo, lừa đảo người dân để chiếm đoạt tài sản.
Thời gian qua, đã có nhiều người dân bị các đối tượng phạm tội dùng thủ đoạn giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brand Name) để chiếm đoạt tài sản với số tiền lớn.
Thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí đồng loạt đăng tải về công ty khởi nghiệp FAA theo kiểu lừa đảo. Theo đó, nhiều bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp khi bước chân vào đây, phải “lột xác” trở thành những người nói dối không chớp mắt. Họ phải đóng vai bác sĩ, chuyên gia tư vấn 20-30 năm để bán các loại thảo dược không rõ nguồn gốc, thậm chí có hại cho người dùng.
Hiện nay, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục diễn biến phức tạp. Nhiều người dân, nhất là đồng bào sinh sống ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi… do thiếu thông tin, hoặc hiểu không đầy đủ về các thủ đoạn phạm tội, đã bị lừa chiếm đoạt tiền với số lượng lớn.