Theo Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, có 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam.
Thời gian qua, xuất hiện một loại tội phạm mới lừa đảo chiếm đoạt tài sản rất tinh vi bằng công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo, gây hoang mang dư luận. Công nghệ Deepfake AI tạo ra các sản phẩm âm thanh, hình ảnh và Video làm giả người quen của người bị hại ngoài đời thực, với độ chính xác rất cao.
Để phòng, tránh các thủ đoạn lừa đảo, chủ tài khoản cần đề cao cảnh giác, tuyệt đối không cung cấp thông tin qua điện thoại, Email hay tin nhắn, kể cả với người xưng là nhân viên ngân hàng đến giao dịch trực tiếp. Chủ tài khoản cần chủ động liên lạc với ngân hàng qua đường dây nóng được công bố chính thức, hoặc đến trực tiếp trụ sở của ngân hàng để giao dịch, làm rõ thông tin.
Ngày 31/3, Công an TP. Hà Nội cho biết, thời gian gần đây, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp. Nắm bắt được tâm lý người dùng mạng xã hội cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo bằng tin nhắn nhờ chuyển tiền, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn, lợi dụng công nghệ Deepfake làm giả cuộc gọi Video nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, Công an TP. Hà Nội đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi nhận bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi Video với nội dung vay, mượn tiền qua các ứng dụng mạng xã hội.
Xã hội -
Ngân Nhi -
14:48, 20/03/2023 Thời gian qua, nhiều phụ huynh đã liên tiếp nhận được các cuộc gọi thông báo con em họ đang bị cấp cứu tại bệnh viện rồi được đề nghị chuyển tiền để phẫu thuật. Những đối tượng xấu thay vì đánh vào lòng tham đã tác động vào lòng tin và tình cảm gia đình của các nạn nhân để lên kế hoạch lừa đảo. Trước tình trạng trên, ngành Công an và các chuyên gia an ninh khuyến cáo cha mẹ cần tỉnh táo và cẩn trọng để tránh sập bẫy.
Xã hội -
Thiên An -
14:54, 16/03/2023 Trong ngày 16/3, hàng chục phụ huynh có con học tại Trường THCS Độc Lập (Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đã nhận được cuộc điện thoại gọi đến từ số máy lạ, báo tin con bị tai nạn, đang nằm tại Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên và yêu cầu đóng viện phí gấp.
Xã hội -
Ngân Nhi -
18:06, 15/03/2023 Hiện nay, những chiêu trò mạo danh nhà trường hoặc bệnh viện thông báo học sinh bị tai nạn, đang cấp cứu, yêu cầu chuyển tiền gấp để cứu con, với thủ đoạn này, đã lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của một số phụ huynh tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Những ngày gần đây, nhiều phụ huynh tại Hà Nội đã liên tiếp nhận được các cuộc gọi thông báo con em họ đang bị cấp cứu tại bệnh viện rồi được đề nghị chuyển tiền để phẫu thuật. Trước tình trạng trên, các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo cha mẹ cần tỉnh táo và cẩn trọng để tránh sập bẫy.
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa đưa ra khuyến cáo đối với người dân về việc thận trọng trước những thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe, y tế khi chưa được xác minh, kiểm chứng, để tránh bị lừa đảo như một số trường hợp xảy ra trong thời gian gần đây.
Theo Trung tâm Internet Việt Nam, trong hai năm 2021 và năm 2022, Trung tâm đã tiếp nhận xử lý tạm ngừng hoạt động và thu hồi 498 tên miền liên quan đến các vi phạm về giả mạo các thương hiệu lớn, các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp, các hành vi cờ bạc trực tuyến, lừa đảo ngân hàng, tài chính, mua bán sản phẩm y tế, thực phẩm chức năng trái phép…
Sau khi lấy hình ảnh của người khác để tạo tài khoản trên mạng xã hội, đối tượng gửi tin nhắn đến nhiều người, nhờ nhấn vào link bình chọn cho đứa cháu dự thi người mẫu ảnh. Do không xác minh, nên không ít người làm theo và đã bị lừa chuyển tiền cho đối tượng.
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Đắk Nông cho biết: Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Công Bắc (SN 1992), trú xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa điểm ra 3 nhóm lừa đảo chính với 16 hình thức lừa đảo thường xuyên diễn ra trên không gian mạng Việt Nam, qua đó giúp người dùng nhận biết để phòng tránh.
Bạn đọc -
Nhóm PVĐT -
22:37, 20/12/2022 Trong quá trình xác minh Đơn kêu cứu của bà Vũ Thị Hoa, SN 1963, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Nhóm phóng viên điều tra (PVĐT) Báo Dân tộc và Phát triển, đã đặt câu hỏi với bà Hoa: Tại sao bà có thể tin và giao cho bà Đặng Thị Thanh Hương số tiền trên 500 tỷ? Bà Vũ Thị Hoa cho biết: “Vì Hương nói có quan hệ rất thân thiết với các lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, lãnh đạo TP. Hà Nội và các anh đều hứa giúp rồi. Mỗi khi đi ăn, hoặc ngồi trong phòng làm việc với các lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, Hương còn chụp ảnh gửi qua Zalo cho tôi xem. Đặc biệt, ngày 15/07/2019 bà Hương mang đến cho mẹ con tôi văn bản “Thông báo trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất… số: 4736/2019/QĐ-UBND năm 2019 người ký ghi tên ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch (nay là Chủ tịch) UBND quận Hoàn Kiếm và đóng dấu UBND quận Hoàn Kiếm nên tôi rất tin tưởng”.
Báo Dân tộc và Phát triển điện tử ngày 12/9/2022 đăng tải bài viết “Dính” cú lừa hơn 500 tỷ - Người đàn bà đã 3 lần tìm đến cái chết!. Sau khi báo đăng, đã có hàng chục vạn bạn đọc quan tâm tiếp cận bài viết, hàng nghìn lượt chia sẻ bài lên các trang mạng xã hội và bình luận đa chiều. Trên Fanpage của Báo Dân tộc và Phát triển, nhiều độc giả bình luận phẫn nộ trước dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bà Đặng Thị Thanh Hương là quá rõ ràng, nhưng bà ta vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật!. Ngoài ra, độc giả còn đặt câu hỏi, tại sao bà Hương có thể dễ dàng chiếm dụng được một số tiền lớn như thế? Liệu có ai giúp sức để bà Hương thực hiện hành vi đã có dấu hiệu lừa đảo quá rõ ràng?
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các doanh nghiệp viễn thông thống nhất triển khai, mở rộng việc tiếp nhận phản ánh về cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo thông qua hình thức cuộc gọi tới đầu số 156 từ ngày 1/11/2022.
Pháp luật -
Hoàng Thùy - Đinh Hằng -
19:56, 12/10/2022 Ngày 12/10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Tp. Gia Nghĩa (Đắk Nông) cho biết đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Tạo (50 tuổi, trú tại huyện Mê Linh, TP. Hà Nội) để điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sáng 8/10, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã bắt giữ Trương Mỹ Lan (SN 1956), Chủ tịch HĐQT Công Ty Cổ phần Vạn Thịnh Phát cùng 3 đồng phạm về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Pháp luật -
Tuấn Trình - Nhóm PVĐT -
20:41, 12/09/2022 Bằng thủ đoạn lập Hợp đồng đặt cọc hoàn thiện các thủ tục pháp lý để mua mảnh đất số 36 Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, sau đó bổ sung nhà 47F Ngô Quyền, bà Đặng Thị Thanh Hương cùng một số đối tượng đã chiếm đoạt của bà Vũ Thị Hoa, sinh năm 1963, hộ khẩu thường trú tại số 1 Hàng Dầu, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội (Hợp đồng đặt cọc do ông Dương Văn Đạt, con ruột của bà Hoa đứng tên) số tiền 541 tỷ đồng. Đã hơn 2 năm qua, bà Hoa miệt mài đi gõ cửa và gửi đơn kêu cứu đến rất nhiều cơ quan chức năng nhưng sự việc vẫn chìm vào im lặng. Uất ức và tuyệt vọng, đã 3 lần bà Hoa tìm đến cái chết. Nhưng thật may mắn bà đã được gia đình ngăn cản kịp thời. Từ đó, mỗi bước chân bà Hoa đi, người nhà đều phải cử người theo sau, vì sợ bà đi tìm đường quyên sinh!
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ đối tượng Cao Thị Huyền Trang, sinh năm 2001, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.