Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân cần làm gì để tránh mắc phải bẫy lừa đảo VNeID?

Minh Nhật - 10:57, 16/03/2024

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin từ Công an các địa phương đã cảnh báo sự xuất hiện thủ đoạn giả danh Cơ quan Công an gọi điện thoại cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Người dân lưu ý: Lực lượng Công an không hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua gọi điện thoại, Công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân
Người dân lưu ý: Lực lượng Công an không hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử qua gọi điện thoại, Công an chỉ hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử trực tiếp cho người dân

Nhiều nạn nhân bị lừa với số tiền lớn

Tại 1 số địa phương đã ghi nhận trường hợp người dân bị lừa đảo. Theo đó, đối tượng đã tạo các phần mềm tài khoản VNeID giả mạo, sau đó giả danh Công an yêu cầu người dân cài đặt. Sau khi chiếm được quyền kiểm soát di động, bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP, đối tượng kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại của người dân và sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Gần đây nhất, Công an tỉnh Lạng Sơn cũng thông tin, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra vụ việc chiếm đoạt tài sản với hình thức nói trên với số tiền thiệt hại gần 900 triệu đồng.

Tại Hà Nội, anh Nguyễn Phương Cung, trú phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội bất ngờ khi nhận được cuộc gọi từ số máy lạ, tự xưng là người ở Công an Quận Cầu Giấy, liên hệ hướng dẫn anh cập nhật, đồng bộ lại tài khoản định danh điện tử mức độ 2, do bị lỗi thông tin trên hệ thống dữ liệu.

“Họ gọi điện bảo tài khoản VNeID bị lỗi và yêu cầu lên công an quận. Tôi có bảo, mình sẽ sắp xếp thời gian và lên quận để sửa. Nhưng mà họ lại nói với động thái giục giã mình. Họ bảo tôi là: "Bây giờ anh có lên được luôn không, cần gấp,…nếu anh không lên được thì liên hệ qua hai số này để chúng tôi hỗ trợ”- anh Cung kể lại.

May mắn, anh Cung đã nhận ra đây là dạng thức lừa đảo của các đối tượng ngay sau khi đăng nhập kiểm tra tài khoản định danh điện tử của mình.

“Vào tài khoản VNeID tôi đã thấy tài khoản của mình đã được định danh thành công, đã được tích hợp rất nhiều giấy tờ và đã được xác thực. Chính vì vậy, không có lý do gì để mình phải lên công an. Bởi, mỗi khi đăng nhập vào tài khoản nó phải đăng nhập vào các dữ liệu dân cư để lấy thông tin ra”- anh Cung nói.

Anh Nguyễn Phương Cung, trú phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Anh Nguyễn Phương Cung, trú phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội trình bày sự việc với ngành chức năng

Tại TP.HCM, người phụ nữ ở quận 1 vừa bị mất gần 1,5 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng vì bị lừa cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo để đăng ký định danh điện tử mức 2.

Ngày 12/3, Công an quận 1 (TP. HCM) vừa phát đi thông tin cảnh báo một số đối tượng mạo danh cán bộ Công an phường, gọi điện thoại hướng dẫn cài đặt, kích hoạt ứng dụng VNeID giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Qua các sự việc trên, Công an khẳng định không hướng dẫn người dân qua điện thoại, mạng xã hội để kích hoạt ứng dụng VNeID. Tất cả các cuộc gọi điện, liên lạc qua các ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo… yêu cầu, hướng dẫn người dân kích hoạt VNeID đều là giả mạo với mục đích lừa đảo.


Chỉnh sửa, cập nhật thông tin phải do công dân yêu cầu

Trước diễn biến phức tạp của loại tội phạm này, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo: Người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài trên các trang web, kho ứng dụng không chính thống, từ các đường link lạ. Và việc cập nhập sửa đổi thông tin công dân phải đến trực tiếp cơ quan công an.

Theo Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn- Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an thông tin, khi có yêu cầu chỉnh sửa, cập nhật vào cơ sở dữ liệu dân cư đầu tiên đều phải xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của công dân. Không xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của bất kỳ của tổ chức, cá nhân, đoàn thể nào.

"Thứ hai việc cập nhập, điều chỉnh, sửa đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu dân cư hiện nay đang phân cấp, chỉ có cấp cơ sở, đó là công an cấp phường, xã, thị trấn, có thể cập nhật, chỉnh sửa. Khi đó người dân phải trực tiếp đến trụ sở công an cung cấp thông tin thay đổi của mình và phải có xác nhận của công an cơ sở"- Thượng tá Tuấn nói.

Bộ Công an cũng đã có chỉ đạo Công an các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến từng nhà, gặp từng người để chính người dân hiểu đúng, hiểu rõ về VNeID. Qua đó nâng cao ý thức cảnh giác, sớm nhận diện được các thủ đoạn lừa đảo giả danh cơ quan Công an cài đặt và kích hoạt định danh điện tử.

Cơ quan công an cũng khuyến cáo, trường hợp công dân chưa cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử VNeID có thể đến cơ quan Công an để được trực tiếp hướng dẫn. Tuyệt đối không cung cấp thông tin, cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại.

Nếu nhận được những cuộc gọi nghi vấn phải liên hệ Cảnh sát khu vực hoặc Cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn.

Trước diễn biến phức tạp của bẫy lừa đảo VNeID, Bộ Công an đã đưa ra khuyến cáo: Người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS) và CH Play (đối với hệ điều hành Android).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Thủ tướng dự lễ khởi công dự án Trump International Hưng Yên

Thời sự - PV - 19 phút trước
Chiều 21/5, tại Hưng Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái và sân golf Khoái Châu (dự án Trump International Hưng Yên).
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

Thời sự - PV - 20:00, 21/05/2025
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Bóng đá Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 1 tại SEA Games 33 - Thái Lan 2025

Thể thao - Hoàng Minh - 18:56, 21/05/2025
Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa có cuộc họp tại Bangkok (Thái Lan), nhằm thảo luận, thông qua kế hoạch tổ chức các giải bóng đá ở giai đoạn còn lại của năm 2025 và các giải đấu quan trọng của năm 2026, trong đó trọng tâm là môn bóng đá nam và nữ tại SEA Games 33.
Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Ông Quảng Văn Đại “từ điển sống” của đồng bào Chăm

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 18:55, 21/05/2025
Cả sư Đổng Bạ, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, giới thiệu ông Quảng Văn Đại là cố vấn phong tục của Hội đồng. Ông là người tận tâm, tâm huyết với việc nghiên cứu phong tục, tập quán và sưu tầm di sản văn hóa Chăm trên địa bàn tỉnh. Với tri thức uyên thâm và sự cống hiến không ngừng nghỉ, ông được xem là tấm gương trí thức tiêu biểu, “từ điển sống” trong công tác bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm.
Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Kon Tum: Khánh thành nhiều công trình ý nghĩa dành cho đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 18:52, 21/05/2025
Trong không khí vui mừng, phấn khởi, đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei đã cùng với lãnh đạo tỉnh Kon Tum khánh thành công trình đường giao thông, nhà rông, trường học. Những công trình ý nghĩa, thắm đượm nghĩa tình này được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và nguồn xã hội hóa do chính các đồng chí lãnh đạo tỉnh Kon Tum kêu gọi. Giờ đây, đồng bào Xơ Đăng ở vùng khó khăn này có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và con em có trường lớp khang trang để học tập.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Bổ sung 5 địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại Việt Nam từ ngày 22/5 đến ngày 02/6

Thời sự - Thanh Huyền - 18:50, 21/05/2025
Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo về việc xin bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật –bảo vật Quốc gia Ấn Độ từ ngày 22/5 đến ngày 02/6/2025. Theo đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị bổ sung địa điểm tôn trí Xá lợi Đức Phật tại 5 tỉnh, thành tại Việt Nam, phục vụ nhân dân chiêm bái, gồm: chùa Bái Đính, Ninh Bình (21 đến 22/5); chùa Phúc Sơn, Bắc Giang (22 đến 24/5); Cung Trúc Lâm Yên Tử, Quảng Ninh (25 đến 28/5); chùa Chuông, Hưng Yên (28 đến 29/5); chùa Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng (30/5 đến 2/6).
Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Khẩn trương hoàn thiện xây dựng nghị định về phân cấp, phân quyền lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Thời sự - PV - 18:07, 21/05/2025
Sáng 21/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc họp với Bộ Dân tộc và Tôn giáo về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Lạng Sơn phát hiện, ngăn chặn 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lạng Sơn phát hiện, ngăn chặn 1,5 tấn chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ

Sản phẩm - Thị trường - Hoàng Minh - 16:30, 21/05/2025
Cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện 1.500 kg chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo ước tính, trị giá số hàng hóa trên khoảng 45 triệu đồng.
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 15:48, 21/05/2025
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 15:45, 21/05/2025
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.