Lễ mừng chiến thắng, Lễ cầu mưa... của người Ba Na từ bao đời mang giá trị văn hóa đặc trưng, độc đáo. Việc phục dựng các nghi lễ cổ truyền của người Ba Na tại huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai đã góp phần quan trọng vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là lễ hội đặc sắc mà còn tạo sự cố kết cộng đồng bền chặt.
Media -
BDT -
18:59, 08/07/2024 Vào khoảng tháng 3 Âm lịch – lúc chuyển giao thời tiết hà khắc nhất trong năm – người Lô Lô đang sinh sống trên những đỉnh núi tai mèo lại bắt đầu cho Lễ hội cầu mưa – một trong những lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất trong năm. Đồng bào dân tộc Lô Lô tin rằng những hoạt động trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng từ các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là thần mưa, do đó, các nghi lễ đến nay vẫn được người Lô Lô gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Xã hội -
Minh Nhật -
09:55, 05/07/2024 Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 chủ đề “Ngân hà rực rỡ” sẽ diễn ra với sự góp mặt của các quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) sẽ diễn ra trong hai đêm 13 và 20/7, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa).
Lễ hội đình Trà Cổ năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/7, tại Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đình Trà Cổ và các khu vực phụ cận thuộc Khu du lịch Trà Cổ (phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh).
Media -
BDT -
08:06, 24/06/2024 Người Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc. Cho đến nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc, trong đó có Lễ hội Khô già già. “Khô già già” theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là “bội thu”. Đây là lễ hội cầu mùa, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì.
Du lịch -
Tào Đạt -
20:57, 12/06/2024 Sau 10 ngày tổ chức, với gần 20 hoạt động trong khuôn khổ sự kiện, Lễ hội sông nước TP. Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2024 thu hút hơn 1,3 triệu lượt du khách, nhờ đó doanh thu du lịch và dịch vụ đã đạt 4.250 tỷ đồng.
Tin tức -
Minh Nhật -
07:53, 28/05/2024 Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.
Bảo tồn văn hóa, trong đó có bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao gắn với phát triển du lịch được coi là hướng đi bền vững, giúp Lào Cai hiện thực hóa “ mục tiêu kép”, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống các dân tộc, vừa thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp và dành nguồn lực cần thiết để bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống.
Media -
Ngọc Chí -
18:05, 13/05/2024 Lễ hội của đồng bào DTTS là một nét văn hóa truyền thống, giá trị tinh thần được tích tụ, gìn giữ bao đời, tạo nên bản sắc của cộng đồng dân tộc đó. Để những lễ hội truyền thống không bị mai một, cấp ủy Đảng, chính quyền và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã và đang gìn giữ để những giá trị văn hóa tốt đẹp đó mãi trường tồn với thời gian.
Tin tức -
Tào Đạt -
06:03, 10/05/2024 Chiều 9/5, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Họp báo quốc tế Giới thiệu Festival Huế 2024 và Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024.
Media -
PV -
12:45, 06/05/2024 Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Phiên chợ Phong Lưu huyền thoại, nổi tiếng ở Khâu Vai hằng năm cứ vào dịp tháng Ba âm lịch, nơi đây lại rộn ràng không khí lễ hội.
Media -
BDT -
08:01, 23/04/2024 Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Media -
BDT -
22:57, 16/04/2024 Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Hải Yến -
06:47, 11/04/2024 Lễ hội Xên bản, Xên mường là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng, được cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La lưu giữ qua nhiều đời. Nghi thức tâm linh này mang đậm tính nhân văn, thể hiện khát vọng về một cuộc sống an lành và mong muốn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, nảy nở.
Lễ hội điện Huệ Nam là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh của một bộ phận dân cư xứ Huế nói riêng và cả nước nói chung, được tổ chức hằng năm vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, tại ngôi điện nằm trên núi Ngọc Trản bên bờ sông Hương, nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu. Lễ hội được xem như là một Festival về văn hóa dân gian trên sông Hương.
Trong 2 ngày 8 và 9/4, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024 với nhiều nét đặc trưng, riêng có. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.
Xác định di sản văn hóa là nguồn tài nguyên vô giá tạo nên sức hút đối với du lịch, nhất là trong giai đoạn hội nhập toàn diện như hiện nay, những năm qua tỉnh Thanh Hóa đã tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển; đồng thời gìn giữ, bảo vệ các giá trị văn hóa cho thế hệ tương lai.
Lễ hội đền Hoàng Lục năm 2024 sẽ được tổ chức ngày 6/4 (tức ngày 28/2 năm Giáp Thìn) tại đền Hoàng Lục, xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.
Trong tháng 4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam”, với sự tham gia của các dân tộc Lô Lô, Mông, Tày, Nùng, Dao (tỉnh Cao Bằng) cùng các dân tộc đang sinh sống và hoạt động tại Làng.