Media -
Thúy Hồng - Tuấn Ninh -
18:05, 21/12/2024 Cách thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn khoảng 15km, thôn Lũng Slàng có 37 hộ dân với 182 nhân khẩu. Người dân sinh sống trong thôn 100% là dân tộc Dao. Bản làng nơi đây được bao quanh bởi núi, đồi trùng điệp, những ngôi nhà sàn đơn sơ của người dân nằm dưới chân đồi, ở giữa là những thửa ruộng bậc thang, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, yên bình.
Tin tức -
Văn Hoa -
15:46, 21/12/2024 Thực hiện Dự án 4 về “Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), hiện nay huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai đầu tư nhiều công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu, đưa vào sử dụng góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
Media -
Thúy Hồng -
22:55, 17/12/2024 Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Tin tức -
Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn -
10:31, 17/12/2024 Nhằm thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đã nâng cao trình độ dân trí, tạo thuận lợi cho đồng bào DTTS có việc làm, tổ chức các mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Kinh tế -
Minh Anh -
18:56, 16/12/2024 Xác định quế là cây trồng chủ lực, những năm gần đây, UBND huyện Bình Gia đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện mở rộng diện tích trồng cây quế. Với giá trị kinh tế cao, cây quế đã và đang là cây trồng chủ lực giúp đời sống của bà con địa phương từng ngày khởi sắc.
Tỉnh Lạng Sơn khẩn trương sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm "vừa chạy vừa xếp hàng", "cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở".
Nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), thời gian qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức, đồng thuận của xã hội cùng chung tay trong công tác phòng, chống TH-HNCHT trên địa bàn.
Tin tức -
Minh Anh -
11:33, 06/12/2024 Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Tràng Định (Lạng Sơn) đã tổ chức ngày hội việc làm. Theo đó, đã có khoảng 800 đối tượng là học sinh các trường THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, đoàn viên thanh niên, người lao động trên địa bàn huyện tham gia ngày hội.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), bên cạnh việc quan tâm hỗ trợ hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện Chi Lăng còn quan tâm đẩy mạnh công tác xóa mù chữ (XMC) cho đồng bào DTTS, nhằm giảm thiểu số người mù chữ, góp phần nâng cao trình độ dân trí cho Nhân dân.
Tin tức -
Thu Hằng -
10:26, 05/12/2024 Mới đây, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) bàn giao ngôi nhà đầu tiên trong tổng số 344 ngôi nhà được xây dựng theo Nghị quyết số 188-NQ/TU/2024 ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Bình Gia.
Chiều 1/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kỳ chuyên đề về bầu Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lạng Sơn khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), bằng sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tinh thần nỗ lực vượt khó vươn lên của người dân, sự chung tay của cộng đồng xã hội, đời sống đồng bào DTTS xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được nâng lên, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt.
Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân trồng rừng để phát triển kinh tế. Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Kinh tế -
Liễu Trang-Minh Anh -
11:02, 26/11/2024 Nhờ tận dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, chị Lý Phương Hiền, Giám đốc HTX Nông Lâm nghiệp Nà Làng, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã nghiên cứu, sản xuất ra sản phẩm trà Mộc Hồ Điệp có hương vị đặc biệt. Chỉ sau hơn một năm sản phẩm phẩm có mặt trên thị trường, đã được đông đảo người tiêu dùng đón nhận, đặc biệt, mới đây sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao, góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu từ tự nhiên.
Những năm gần đây, từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã được đầu tư xây dựng. Đường lớn đã mở, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, mở lối cho đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững.
Xác định việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) sẽ thay đổi đời sống đồng bào DTTS và miền núi, các cấp ủy, chính quyền xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung triển khai tốt các nội dung, dự án của Chương trình. Nhờ đó, đã giúp đồng bào DTTS thay đổi nhận thức, có thêm nguồn lực hỗ trợ, tập trung phát triển sản xuất, diện mạo nông thôn cũng vì thế mà đổi thay rõ rệt.
Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, ngày 19/11, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024.
Sáng 19/11, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã đẩy nhanh việc thực hiện các nội dung, dự án chương trình hỗ trợ nước sinh hoạt, giúp nhiều người dân vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện được tiếp cận với nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo sức khỏe.