Lâu nay, vấn đề khởi nghiệp của thanh niên vùng DTTS được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Cũng bởi vậy mà nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ đã được ban hành, thực thi đã tiếp sức thêm cho những ý tưởng khởi nghiệp ở vùng miền núi "đơm hoa kết trái". Dẫu vậy, thì mảnh đất khởi nghiệp của thanh niên DTTS vẫn đang là dư địa rộng lớn, chưa khai thác hết tiềm năng và cần một chiến lược dài hơi.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xóa mù chữ (XMC) vẫn còn tồn tại một số khó khăn. Nhiều địa phương hiện vẫn còn có người mù chữ, tỷ lệ đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 cao. Việc huy động học viên đến lớp học xóa mù ở các địa phương còn hạn chế. Đây là những vấn đề thách thức trong công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS ở vùng sâu, xa…
Tin tức -
Hoàng Quý -
16:16, 20/12/2023 Chiều 20/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Họp báo về Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X, năm 2023. Ông Lê Công Bình - Tổng Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương chủ trì họp báo.
Những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa để nâng cao trình độ dân trí. Nhờ vậy tỷ lệ địa phương đạt chuẩn xóa mù chữ, tỷ lệ người đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 và đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng dạy - học chương trình xoá mù chữ ở vùng đồng bào DTTS vẫn còn nhiều việc phải làm.
Sùng Thị Vân dân tộc Lô Lô, từng là một trong những nữ sinh của Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc luôn được thầy cô và bạn bè tự hào về thành tích học tập. Hiện tại Sùng Thị Vân là sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia. Tại Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc tiêu biểu toàn quốc năm 2023, Vân là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc nhóm dân tộc rất ít người được vinh danh.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự động viên của bố mẹ, em Y Lệ, hiện là học sinh lớp 10E, Trường PTDTNT tỉnh Kon Tum đã vượt qua khó khăn để đến trường học tập thật tốt, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai là trở thành người có ích cho xã hội, mang kiến thức về góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.
Những ngày cuối năm, chúng tôi về Trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi, khi các em học sinh trong trường đang tích cực ôn luyện để chuẩn bị thi kết thúc học kỳ 1, năm học 2023 - 2024. Tại lớp 12C4, khi chúng tôi hỏi về em Đinh Thị Y Dua, có rất nhiều bạn cùng lớp phấn khích giới thiệu ngay, Dua là một trong những “cây chuyên Văn” của lớp cũng như của trường.
Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 là kỳ tuyên dương thứ 10 do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Đây là dấu mốc đặc biệt, đánh dấu một thập kỷ đồng hành với sự học vùng cao, tạo sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho con em đồng bào các dân tộc nỗ lực hơn nữa, “vượt qua chính mình” hội nhập và phát triển cùng với học sinh, sinh viên, thanh niên cả nước.
Hồ Thanh Kỹ quê ở xã Trà Thanh, huyện miền núi Trà Bồng (học sinh lớp 10A3, Trường PTDTNT tỉnh Quảng Ngãi) là học sinh người DTTS duy nhất trong 23 học sinh đạt giải Nhất, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2022-2023. Nói về bí quyết để học tốt môn Lịch sử, Kỹ cho rằng, cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản từ sự giảng dạy của giáo viên, sau đó phải biết vận dụng khả năng phân tích, tư duy vấn đề thì mới đạt được kết quả cao trong các bài thi.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được, chặng đường đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29 vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Để thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục thực chất, hiệu quả hơn cần thêm những cơ chế, chính sách tạo đòn bẩy cho giáo dục phát triển toàn diện.
Cô gái Khmer Thạch Thị Ánh Lan, là một trong những thanh niên được tuyên dương tại Chương trình Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên (HSSV-TN) DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023, do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức sẽ diễn ra trong các ngày 25-26/12/ 2023. Thành tích mà vận động viên Thạch Thị Ánh Lan đã mang đến Chương trình là tấm Huy chương Vàng tại Giải vô địch bi sắt thế giới, được tổ chức vào tháng 11/2023 tại Thái Lan ở nội dung bộ ba nữ.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng. Hệ thống trường lớp được đầu tư, chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở vùng DTTS và miền núi ngày càng được nâng cao.
Những năm qua, huyện Chư Păh (Gia Lai) luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Gia Rai, Ba Na và đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
Bằng tình nghề, tình thương yêu con trẻ, cô giáo Lò Thị Thầm (1992), dân tộc Thái, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học Cơ Sở (PTDTBT THCS) Sín Chải (huyện Tủa Chùa, Điện Biên) đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, bám lớp, bám trường gieo con chữ và khơi dậy tinh thần học tập cho học sinh. Cô là một trong 68 giáo viên tiêu biểu toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2022".
Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Câu chuyện thầy, cô giáo vùng cao lặn lội băng rừng vượt núi đến từng nhà để vận động học sinh DTTS đến trường không phải là chuyện hiếm. Nhưng với hàng loạt các chương trình, dự án chính sách đầu tư nhằm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi bao năm qua của Nhà nước, tưởng chừng như những khó khăn này đã phần nào giải quyết. Vậy mà, cứ đến mùa khai trường hoặc sau các dịp nghỉ hè...,các thầy cô giáo nhiều địa bàn miền núi vùng cao biên giới Thanh Hóa vẫn bắt đầu công việc với hành trình như vậy.
Những năm qua, mô hình trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) được triển khai tại các xã vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Việc thực hiện mô hình trường PTDTBT, đã tiếp thêm động lực cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn khu vực vùng cao biên giới có điều kiện tốt hơn để học tập, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS và miền núi.
Những năm qua, Yên Bái luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn. Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa đặc biệt, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.
Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Xã hội -
PV -
07:16, 25/11/2023 Ghi nhận của Viện Dinh Dưỡng sau tổng điều tra năm 2020 cho thấy, tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớn hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em người Kinh; tỷ lệ thấp còi ở trẻ em người dân tộc thiểu số (31,4%) cũng cao gấp 2 lần nhóm trẻ người Kinh. Những con số thực tế nêu trên cho thấy việc chăm sóc dinh dưỡng là ưu tiên đặc biệt cho sự phát triển toàn diện của trẻ em vùng cao, và cần có sự góp sức của doanh nghiệp và cộng đồng.