Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ nối dây ân linh thần núi của người Pa Kô

PV - 11:26, 30/01/2023

Định kỳ 10 năm 1 lần, sau khi thu hoạch xong mùa màng, tùy theo từng dòng họ mà người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị tổ chức lễ nối dây ân linh thần núi. Đây là một lễ tục độc đáo, có từ hàng trăm năm trước, được bà con nơi đây gìn giữ cho đến ngày hôm nay.

Dòng họ Kray tiến hành lễ nối dây ân linh thần núi. (Ảnh: K.S)
Dòng họ Kray tiến hành lễ nối dây ân linh thần núi. (Ảnh: K.S)

Hôm ấy, sau khi chuẩn bị chu đáo các lễ vật, dòng họ Kray ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tập trung đông đủ để làm lễ nối dây ân linh thần núi, nghĩa là nối lại ân huệ giữa thần núi và các gia đình dòng họ Kray.

A Liêng tọa lạc giữa một mảnh đất rộng, khá bằng phẳng, có khung cảnh rất hữu tình. Xung quanh thôn A Liêng được bao bọc bởi 3 ngọn núi gồm: Kỗh A Liêng, Kỗh Paliing và Kỗh Plăng.

Trước thôn là dòng sông Krông Klang thơ mộng chảy qua, hằng năm bồi đắp thêm phù sa cho cây cối hai bên bờ do người dân trồng, chăm bón thêm phần tốt tươi. Kỗh Plăng-Kâr Tăng Xỗi là tên của vị thần núi có công rất lớn trong việc hộ mệnh cho dòng họ Kray cũng như các thành viên ở làng Aliêng được bình an, mạnh khỏe, no ấm, hạnh phúc.

Lễ nối ân vừa tạ ơn thần núi Kỗh Plăng, vừa cầu an cho dân làng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông Hồ Xuân Văn - Trưởng họ Kray, già làng ở A Liêng, cho biết: “Lễ nối dây ân linh thần núi nghiêng về tâm linh, là một hành xử rất tốt của dòng họ Kray nói riêng và người Pa Kô nói chung đối với thần núi, vạn vật xung quanh.

Mặc dù là lễ nối ân thần núi rồi cầu an, nhưng thông qua lễ này gợi nhớ cho lớp hậu thế thấy được những hành động, ứng xử đẹp của con người với thiên nhiên nơi mình đang sinh sống, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của cá nhân và tập thể trong cộng đồng làng bản”.

Lễ nối dây ân linh thần núi diễn ra trong 2 ngày, 1 đêm với nhiều nghi lễ. Trước hết là lễ cúng tổ tiên với lễ vật gồm: 1 con lợn cỡ 30 kg, gọi là lợn kê gối; 1 con gà trống to màu đỏ, đuôi dài, khỏe mạnh; 1 con dê đực to mới lớn (gọi là dê tạ lỗi vì 10 năm tổ chức 1 lần), 1 bát xôi lễ, 1 tấm jeng dài hơn 30 m, 1 chai rượu trắng, 1 bát nước lã, 1 cây kiếm dài, dựng 1 cây nêu ở giữa sân làng để cột vật hiến sinh (con dê) và 1 cặp axiéuq (lung liêng). Về nghi thức lễ, khi con dê được cột vào cây cột lễ, ông chủ lễ cùng các thành viên đến tập trung tại trung tâm sân làng, nơi có cây nêu đã cột dê.

Mọi người đứng quanh cây nêu cùng với các lễ vật đã được chuẩn bị, tất cả bỏ vào a điên to (mâm lễ). Sau đó là lễ cúng dê tạ lỗi, tất cả người dân trong họ và trong làng tập trung tại cây cột lễ tiến hành cúng trù. Sau khi tiến hành hạ sinh, làm thịt dê xong, tất cả mâm lễ đều được đưa lên nhà thờ lớn để mời thần của dòng họ, tổ tiên, thần người âm...

Nghi lễ thứ 2 là quan trọng nhất, đó là lễ nối dây ân linh và tạ ơn thần núi. Tất cả mọi người phải mặc đồ truyền thống mới.

Người Pa Kô bỏ nếp trong ống tre để nướng trên bếp lửa, chuẩn bị cho lễ nối dây ân linh thần núi. (Ảnh: Kăn Sương)
Người Pa Kô bỏ nếp trong ống tre để nướng trên bếp lửa, chuẩn bị cho lễ nối dây ân linh thần núi. (Ảnh: Kăn Sương)

Tham gia lễ từ già, trẻ, gái, trai ai cũng phải có mặt, mỗi người một việc. Lễ vật gồm: 1 con trâu đực màu đen to có sừng đẹp và đều, 1 con lợn to (lợn kê đầu trâu), dựng giàn cúng bằng tre tại giữa làng gần cột lễ, dựng 1 cột lễ neo trâu cúng... Ngay sau khi cúng lễ tạ lỗi bằng con dê xong, hội đồng già làng chuẩn bị cho công việc cúng lễ nối ân bằng trâu. Tất cả đồ lễ vật nói trên đều đã chuẩn bị sẵn.

Con trâu được neo ở cây nêu, ông chủ lễ đứng trước mũi con vật hiến sinh cúng gọi mời thần núi về chứng kiến lễ hội, từ đó các bước tiến hành nghi thức lễ tương tự như nghi thức cúng dê trên và cuối cùng là cúng thần không trung.

Về lễ trình báo, ông chủ lễ là người đầu tiên đến nơi cột lễ bày trầu cau, trình bày với thần núi Kỗh Paliing biết trước sự việc sẽ diễn ra trong lễ nối ân, sau đó mới được đưa trâu vào cột lễ.

Tất cả mọi người cùng nhảy múa, ca hát 1 ngày 1 đêm, đến sáng hôm sau mới tiến hành làm lễ hiến sinh. Nghi thức hiến sinh trâu tương tự như lễ hiến sinh dê nhưng quy mô lớn hơn, đồ lễ vật lớn hơn, người tham gia đông hơn.

Cuối cùng là lễ cầu an bằng 1 con dê, nghi thức lễ tương tự như trên. Sau khi hoàn tất các khâu lễ, thịt trâu, thịt dê được chia cho các dòng họ khác trong thôn.

Các gia đình trong dòng họ Kray tùy theo điều kiện kinh tế của gia đình, nhà góp con gà, làm cơm nếp ống tre, cá ống tre đem đến chung vui với lễ, cùng nhau ăn uống, nhảy múa, hát ca. Người Pa Kô quan niệm rằng, việc tổ chức lễ nối dây ân linh thần núi nhằm giáo dục cho lớp trẻ về đạo đức sống và biết ơn công lao của cha ông trong việc bảo tồn văn hóa ứng xử giữa người với người, giữa người với thế giới xung quanh.

Nghi lễ chính trong lễ nối dây ân linh thần núi. (Ảnh: Kăn Sương)
Nghi lễ chính trong lễ nối dây ân linh thần núi. (Ảnh: Kăn Sương)

Anh Kray Hùng - người dân thôn A Liêng, xã Tà Rụt, cho biết: “Tôi rất vui vì được cùng mọi người trong dòng họ tham gia lễ. Đây là một lễ tục đẹp mà lớp trẻ chúng tôi cần phải học hỏi và phát huy”.

Lễ nối dây ân linh thần núi là dịp để các cộng đồng dân cư trong làng có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Nghệ nhân Ưu tú Kray Sức cho biết: “Đây là lễ tục rất quan trọng và có ý nghĩa trong đời sống của người Pa Kô. Lễ hội toát lên tinh thần lành mạnh, giúp thế hệ trẻ và tất cả mọi người biết được ân nghĩa của con người đối với đồi núi, với thiên nhiên.

Nhờ thần núi chở che mà người dân A Liêng sinh con đẻ cái, có cuộc sống bình an đến ngày hôm nay. Thông qua những lễ tục này, các thế hệ trong dòng họ biết được những việc làm tốt đẹp của ông cha, nghĩa cử cao đẹp giữa thần núi và đời sống con người ở thôn A Liêng, cùng chung tay bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc của dân tộc”.

Trải qua bao biến thiên của lịch sử, người Pa Kô ở dãy Trường Sơn hùng vĩ luôn gìn giữ, phát huy nét độc đáo của lễ nối dây ân linh thần núi trường tồn theo năm tháng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để di sản không chỉ là danh hiệu

Để di sản không chỉ là danh hiệu

Từ ngày 7/3 - 7/5/2023, các tổ chức, cá nhân sẽ đóng góp ý kiến vào Dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) trong danh sách của UNESCO và Danh mục DSVHPVT quốc gia. Đây là 1 trong 3 nhóm chính sách lớn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hóa, cần phải sửa đổi, bổ sung để di sản được công nhận không chỉ là danh hiệu.
Tin nổi bật trang chủ
Chăm lo cho đồng bào DTTS tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Chăm lo cho đồng bào DTTS tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Sau thời gian triển khai khẩn trương, nghiêm túc về việc lấy ý kiến Nhân dân vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ngày 20/3, thay mặt Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch Trương Thị Ngọc Ánh đã ký ban hành Báo cáo số 648/BC-MTTW-BTT về Kết quả lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), trong đó đề cập nội dung các chính chăm lo cho đồng bào DTTS.
Báo động tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái Đất

Báo động tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái Đất

Khoa học - Công nghệ - PV - 10 phút trước
Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".
Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh

Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh

Tin tức - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Ngày 21/3, tại Hà Nội, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hơp cùng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tổ chức diễn đàn Ngày Quốc tế về rừng với chủ đề: “Rừng khỏe mạnh để con người khỏe mạnh”.
Hơn 4.000 người lao động sẽ tham gia Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động

Hơn 4.000 người lao động sẽ tham gia Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động

Nghề nghiệp - Việc làm - PV - 1 giờ trước
Nhằm góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch tổ chức Tuần cao điểm kết nối cung - cầu lao động tỉnh Thái Nguyên năm 2023, dự kiến tổ chức từ ngày 10 - 17/4.
Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số

Đoàn Thanh niên cần đối mới mạnh mẽ phương thức hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số

Tin tức - PV - 1 giờ trước
Sáng 21/3, nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm, làm việc với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023 sẽ được tổ chức tại Đà Lạt

Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023 sẽ được tổ chức tại Đà Lạt

Sắc màu 54 - PV - 1 giờ trước
Trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm 2023, chương trình Lễ hội vũ đạo và âm nhạc Dalat Best Dance Crew 2023 - Hoa Sen Home International Cup và Lễ hội Âm nhạc Quốc tế Hoa Sen SoundFest 2023 sẽ được tổ chức tại Đà Lạt, hứa hẹn sẽ là một trong những chuỗi sự kiện giải trí đáng mong chờ nhất trong năm 2023.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.
Mở hướng tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng

Mở hướng tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng

Sự kiện - Bình luận - PV - 3 giờ trước
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21 - 29/3/1975) là 1 trong 3 chiến dịch lớn của quân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến tranh có lợi cho ta, đẩy nhanh tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Yên Bái: Huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc vùng đất Quế” năm 2023

Yên Bái: Huyện Văn Yên sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc vùng đất Quế” năm 2023

Ẩm thực - Văn Hoa - 3 giờ trước
Nhằm bảo tồn và quảng bá các món ăn đặc sắc của các dân tộc, ngày 26/3 tới đây, huyện Văn Yên (Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội ẩm thực “Đặc sắc vùng đất Quế” và Ngày hội chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân huyện Văn Yên năm 2023.
Quảng Nam: Đề xuất hơn 28 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin

Quảng Nam: Đề xuất hơn 28 tỷ đồng thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin

Xã hội - PV - 4 giờ trước
Ngày 21/3, tại Kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh (khóa X) sẽ xem xét ban hành Nghị quyết quy định nội dung và mức chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù giảm nghèo về thông tin (Tiểu dự án 1 - Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Bắc Giang: Kiên quyết xử lý xe quá tải trọng lưu thông trên đê

Bắc Giang: Kiên quyết xử lý xe quá tải trọng lưu thông trên đê

Pháp luật - Thiên An - 4 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý đê điều, xử lý xe quá tải trọng và tình trạng khai thác cát, sỏi ảnh hưởng đến hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh.
Triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào”

Triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào”

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 4 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Lào và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm ảnh “Các Di sản Thế giới của Việt Nam và Lào” tại Lào từ ngày 20 - 30/4/2023.