Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì?

Như Ý - 13:02, 01/02/2024

Theo truyền thống, Tết ông Công ông Táo đã trở thành một ngày lễ quan trọng trước tết Nguyên đán của người dân Việt Nam. Các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng trong ngày này dâng lên để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần với ước muốn cầu xin những điều tốt đẹp nhất đến với cả gia đình. Đây cũng là dịp để mọi người trở về sum họp gia đình, quây quần bên nhau.

Tết ông Công ông Táo đã trở thành một ngày lễ quan trọng trước tết Nguyên đán của người dân Việt Nam
Tết ông Công ông Táo đã trở thành một ngày lễ quan trọng trước tết Nguyên đán của người dân Việt Nam

Lễ cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp truyền thống của người Việt đã có từ bao đời nay. Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong gia đình. Đến đêm giao thừa, Táo quân mới quay về hạ giới để tiếp tục công việc của mình.

Năm 2024, Tết ông Công ông Táo rơi vào thứ sáu ngày 2/2/2024, tức ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão. Theo phong tục truyền thống, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị đầy đủ lễ vật, chọn ngày giờ đẹp để cúng ông Công, ông Táo với mong muốn mọi điều không may của năm cũ sẽ qua đi, cầu cho một năm mới với nhiều điều may mắn, an khang, thịnh vượng, vạn sự như ý.

Nếu các gia chủ không thể tiến hành cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp, có thể cúng trước 1 hoặc 2 ngày. Cụ thể, ngày giờ đẹp cúng ông Công ông Táo năm 2024 như sau:

Thứ tư ngày 31/1/2024 (dương lịch) tức ngày 21 tháng Chạp (âm lịch):

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 21 tháng Chạp:

Giờ Mão (5h-7h): Tiến hành việc gì cũng được quý nhân tương trợ và giúp đỡ, thành công đến bất ngờ ngoài mong đợi, tốt nhất cho khởi sự mới.

Giờ Ngọ (11h-13h): Việc làm ăn phát triển như diều gặp gió, dù khó khăn đến mấy vẫn vượt qua. Tiền bạc rủng rỉnh, cuộc sống sung túc, hạnh phúc viên mãn.

Giờ Thân (15h-17h): Tiến hành mọi việc đều thuận lợi, nhân duyên cát lành, gia đạo hòa thuận, vui vẻ.

Giờ Dậu (17h-19h): Tiến hành mọi việc suôn sẻ, như ý, được quý nhân tương trợ.

(Tổng hợp) Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? 1

Thứ sáu ngày 2/2/2024 (dương lịch) tức ngày 23 tháng Chạp:

Khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp:

Giờ Thìn (7h-9h): Tiến hành mọi việc thuận lợi, rất tốt cho những nguyện cầu về việc sinh con.

Giờ Tỵ (9h-11h): Tốt nhất cho việc khai trương, làm ăn phát tài, mang về lợi nhuận lớn.

Giờ Ngọ (11h-13h): Dân gian tương truyền, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các vị Thần Bếp quy tụ để chuẩn bị lên trời. Đây được coi là khung giờ thích hợp để đưa tiễn ông Công ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).

Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Quý Mão, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo Bạch Hổ. Do vậy, tùy quan niệm mỗi gia đình mà chọn ra khung giờ phù hợp, thuận tiện nhất. Quan trọng là chú trọng vào tấm lòng thành kính, sự linh thiêng kết nối về tâm linh, chứ không phải mâm cao cỗ đầy.

(Tổng hợp) Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? 2

Mâm cỗ cúng cần chuẩn bị những gì?

Tùy theo từng gia cảnh, các gia chủ có thể làm lễ mặn hay lễ chay để tiễn ông Táo Quân. Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

Gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)

1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

1 bát canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)

1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò

1 đĩa chả rán, thịt đông

1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho

1 đĩa trái cây

1 ấm trà sen, 3 chén rượu

Nhiều gia đình có thể cúng thêm các món chè theo đặc trưng vùng miền và các loại bánh trái khác nhau.

(Tổng hợp) Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? 3

Ngoài ra, mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: Hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.

Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được. Thường ở miền Bắc người ta còn cúng cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.

Tiền vàng; 1 chiếc áo; 1 đôi hia bằng giấy.

Màu sắc của mũ, áo và hia cúng ông Táo cũng thay đổi theo từng năm phụ thuộc vào ngũ hành như sau:

Năm hành kim sẽ cúng mũ, áo và hia màu vàng.

Năm hành mộc sẽ cúng mũ, áo và hia màu trắng.

Năm hành thủy sẽ cúng mũ, áo và hia màu xanh.

Năm hành hỏa sẽ cúng mũ, áo và hia màu đỏ.

Năm hành thổ sẽ cúng mũ, áo và hia màu đen.

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình. Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được.

Tùy theo vùng miền, mâm cơm cúng ông Táo ba miền có sự khác biệt nhau, cụ thể:

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Bắc có các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, canh măng, nem, chả,...một số nơi còn có xôi chè như chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, gừng và đường nâu.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Trung: Một số nơi như Hội An, Huế có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu. Theo đó, bộ tượng đất Táo quân sẽ có đồ cúng, hoa, trái cây tươi, tượng mới và cả tượng cũ ở cạnh nhau. Trong mâm cơm cũng phải có cá ngừ hay là cá thu.

Mâm cúng ông Công ông Táo miền Nam: Ngoài những món mặn như gà luộc, hành muối, nem, giò,...thì còn có thêm dĩa đậu phộng, kẹo mè đen,...

(Tổng hợp) Lễ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? 4

Dưới đây là bài văn khấn ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại: …………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng: Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%), đồng thời coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.
Cho phép khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm thuộc di tích Trường Lũy Bình Định

Cho phép khai quật khảo cổ tại 3 địa điểm thuộc di tích Trường Lũy Bình Định

Tìm trong di sản - T.Nhân - H.Trường - 2 phút trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch vừa có Quyết định về việc cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Trường Lũy Bình Định.
Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 3 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định giao gần 5,9ha đất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei, để thực hiện dự án bố trí ổn định dân di cư tự phát tại các xã biên giới Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ngày 19/5, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, theo đó trong những năm qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đưa nhiều giống cây con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng và từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công

Thủ tướng chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025; với mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Thủ tướng: Quy định rõ trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Chiều 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 5/2025, gồm: Đề nghị xây dựng Luật Giám định tư pháp (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi).
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Thời sự - PV - 19:15, 19/05/2025
Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Xã hội - Ngọc Thu - 19:10, 19/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 19/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, đã tổ chức Lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 19:05, 19/05/2025
Chiều 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự, để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương, hoặc bảo vệ lợi ích công.