Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chữ và nghĩa: "Ra Tết" và "ra Giêng"

PV - 10:27, 09/02/2022

“Hôm nay, cúng xong ông Công ông Táo là nghỉ rồi. Hẹn mọi người ra Tết ta gặp nhau nhé”; “Mọi việc cuối năm đang quá nhiều thế này thì việc của em chắc ra Giêng người ta mới giải quyết”… Người ta vẫn hay nói với nhau những câu đại loại như thế mỗi khi năm hết Tết đến hay Tết đến Xuân về.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ta thấy cả hai tổ hợp (“ra Tết”, “ra Giêng”) có cấu trúc “ra + X” và cấu trúc này mang một nét nghĩa riêng biệt.

“Ra, vào, lên, xuống” là 4 động từ chuyển động có hướng phổ dụng trong tiếng Việt. Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020) phân động từ “ra” thành 10 nét nghĩa, trong đó có nét nghĩa được dùng với cấu trúc “ra + X” này: Dùng chỉ người hay sự vật “qua khỏi một thời gian nào đó, bước sang một đơn vị thời gian mới”. “Thời gian mới” ở đây là “Giêng” (tháng Giêng) và “Tết” (Tết Nguyên đán).

“Khoảng thời gian nào đó” phải “bước qua” là cái mốc đánh dấu hết năm cũ để sang “một đơn vị thời gian mới” là cái Tết dân tộc cổ truyền, là tháng Giêng - tháng đầu năm (Âm lịch) trong tổng số 12 tháng. Khoảng thời gian này, với mỗi người Việt chúng ta là rất đáng nhớ.

Nhưng chiết đoạn thế nào để định vị chính xác thời gian “Tết” và “Giêng”?

Khi ai đó nói: “Ra Tết sẽ tính” thì “ra Tết” được hiểu là “ra ngoài phạm vi Tết”. Theo quan niệm dân gian thì thời gian này sẽ từ 23 tháng Chạp đến mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Trong khoảng thời gian này, người ta có thể thêm định ngữ “Tết” vào bất kỳ một ngày nào đó: 23 Tết, 30 Tết, mồng 1 Tết, mồng 10 Tết. Ngày 22, chưa tới ngày cũng ông Công ông Táo (23) dù có tất bật chuẩn bị cho Tết đến mấy nhưng nếu nói “22 Tết” là không ổn. Cũng không ai chấp nhận nếu ai đó nói “11, 12, 13, 14 Tết” hay “15 Tết” (ngày 15 -Rằm tháng Giêng, sang một cái Tết khác: Tết Nguyên tiêu).

Còn khi ai đó nói: “Ra Giêng sẽ tính” thì “ra Giêng” được hàm chỉ “trong phạm vi tháng Giêng”. Tháng này sẽ có 30 ngày (hoặc 29 ngày, nếu tháng thiếu). Như vậy, phải chăng thời gian của tổ hợp “ra Giêng” dài hơn “ra Tết”? Cũng chưa hẳn thế, thời gian “ngoài Tết” có thể rất rộng. Chẳng hạn, nếu ai nói: “Việc ấy cuối tháng Chạp này thế là không lo được rồi. Thôi ta đành phải lên kế hoạch ra ngoài Tết vậy” thì thời gian “ngoài Tết” có thể qua tháng Giêng, kéo tiếp sang tháng 2 và tháng 3 cũng nên.

Chắc nhiều người còn nhớ vở hài kịch “Ra Giêng anh cưới em” có những câu: “Em ơi anh vẫn chờ/ Hữu duyên mà thiên lý ngộ/ Như đôi chim sổ lồng/ Ruộng sạ anh gieo chín vàng bìm bịp nó kêu nước lên/ Ra Giêng anh cưới em”. “Ra giêng anh cưới em” đó là lời hứa, lời ước hẹn. Nếu người nào đó nói như vậy thì chuyện cưới xin kia phải thực hiện “trong phạm vi tháng Giêng” mới đúng lời hứa. Cũng như ai đó nói “Ra Giêng tôi trả nợ”, “Ra Giêng sẽ cất nhà” thì những sự tình này phải diễn ra trong tháng Giêng (chứ không thể “lân” sang tháng nào khác).

Tiếng Việt có cặp trái nghĩa “trong/ ngoài”.“Trong” là “phía sau, so với phía trước, theo một trục định vị được coi là trung tâm”. “Ngoài” là “phía trước, so với phía sau”. Các cặp “trong Tết/ ngoài Tết”, “trong năm/ ngoài năm” cũng được hình thành từ nét nghĩa đối lập “trong/ ngoài” đó. “Ra Tết” tức là “ngoài Tết” (đối lập với “trong Tết”). Nhưng “ra Giêng” (ngoài Giêng) lại không có “trong Giêng”. Cũng bởi khoảng thời gian của Tết bao trùm lên cả năm cũ và năm mới, trong khi tháng Giêng đứng “độc lập” không liên kết.

Ra Giêng và ra Tết

Cứ tưởng là giống nhau

Nhưng nhẩn nha đối chiếu

Ra Tết lại đi sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, dù kinh tế còn khó khăn nhưng đồng bào các DTTS xã vùng sâu xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đồng lòng cùng chính quyền hiến đất làm đường. Đến nay, các tuyến đường thôn, buôn trên địa bàn đã được bê tông hóa sạch đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ủy ban Dân tộc

Sáng ngày 16/10/2024, tại Trụ sở Ủy ban dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo Ủy ban Dân tộc. Tham dự buổi làm việc có lãnh đạo các bộ, ngành: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Y tế; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch...
Huyện Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo đà phát triển

Huyện Đồng Văn (Hà Giang): Nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo đà phát triển

Chính sách dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Xác định cơ sở hạ tầng thiết yếu giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thường xuyên phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát, đánh giá tình hình thực tiễn tại cơ sở, từ đó tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện.
Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Sức dân trong xây dựng nông thôn mới ở xã vùng sâu Ea Mdroh

Xã hội - Lê Hường - 1 giờ trước
Hiểu rõ ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, dù kinh tế còn khó khăn nhưng đồng bào các DTTS xã vùng sâu xã Ea Mdroh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đồng lòng cùng chính quyền hiến đất làm đường. Đến nay, các tuyến đường thôn, buôn trên địa bàn đã được bê tông hóa sạch đẹp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Các mô hình Dự án 8: Tác động tích cực tới đời sống phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” Viện nghiên cứu Phụ nữ được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giao nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các hoạt động, mô hình của dự án. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Ths. Nguyễn Hoàng Anh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phụ nữ (Học viện Phụ nữ Việt Nam) xung quanh vấn đề này.
Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Về đất Mùi Cà Mau trải nghiệm đêm băng rừng bắt ba khía

Kinh tế - Tào Đạt - 2 giờ trước
Từ độ Rằm tháng 7 đến tháng 10 âm lịch hàng năm, người dân ở các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển,… của tỉnh Cà Mau lại chuẩn bị xuồng, ghe để đi bắt ba khía. Du khách nếu ghé thăm Cà Mau vào thời gian này sẽ có dịp được trải nghiệm hoạt động đi bắt thứ đặc sản riêng có của miền Tây sông nước.
Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Đồng bào Xơ Đăng giữ cho rừng Bắc Trà My thêm xanh

Xã hội - Văn Bình - 3 giờ trước
Người Co và Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) là hai thành phần DTTS chính cư ngụ ở huyện vùng cao Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Họ có những khu rừng thiêng, nơi trấn giữ, an nghỉ của người “khuất núi” và luôn được cộng đồng trách nhiệm bảo vệ nghiêm ngặt, tạo thành những “vùng sáng” giữ rừng ở cộng đồng.
Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh Nông dân Việt Nam xuất sắc, HTX tiêu biểu. Dân bản vùng cao Tương Dương cùng nhau bạt núi mở đường. Về Cốc Muổng thưởng thức bánh gio truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Người mẹ nghèo Raglay nuôi 3 con tốt nghiệp đại học

Giáo dục - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Theo lời giới thiệu của cô giáo Trần Thị Thùy Trang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Mỹ Sơn C, chúng tôi đến thăm gia đình bà Trần Thị Bụi, dân tộc Raglay ở thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận. Bà Bụi là điển hình về nghị lực, ý chí và sự nỗ lực vượt khó khăn để nuôi 3 người con tốt nghiệp đại học có việc làm ổn định.
Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân thấp thỏm lo nhà cửa, đất đai bị cuốn xuống sông

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
Tình trạng sạt lở bờ sông Thu Bồn đoạn qua xã Điện Phước, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) ngày càng nghiêm trọng. Mỗi năm sông “lấn” vào đất liền gần chục mét, ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân nguy cơ mất đất, mất nhà nếu các cấp chính quyền, cơ quan chức năng không sớm có phương án ngăn chặn...
Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Giữ gìn “kho báu” dược liệu trên đỉnh Mẫu Sơn

Sức khỏe - Minh Đức - 3 giờ trước
Núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn là nơi sở hữu nguồn dược liệu quý và nhiều bài thuốc hay, giá trị, được đồng bào dân tộc Dao nơi đây lưu giữ. Tuy nhiên, nguồn dược liệu này đang dần cạn kiệt, do đó, bên cạnh việc khai thác hợp lý, người Dao xã Mẫu Sơn còn chủ động trồng và chăm sóc cây thuốc để bảo tồn, gìn giữ “kho báu” dược liệu này.
Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Xác định thực hiện công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã quan tâm triển khai kịp thời các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Đặc biệt, địa phương đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng các mô hình phù hợp.
“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

“Cột mốc sống” nơi biên giới Tân Thanh

Người có uy tín - Chiến Khu - 3 giờ trước
Ở xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, ông Lương Văn Nghệ, Người có uy tín thôn Nà Ngườm được đồng bào DTTS ví như “cột mốc sống” nơi biên cương. Bởi lẽ, ông đã có nhiều cống hiến và đóng góp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, an ninh biên giới nhiều năm qua.