Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt các thầy cô giáo xuất sắc tiêu biểu

Văn Hoa - 20:18, 17/11/2022

Ngày 16/11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn đã gặp mặt 68 giáo viên tiêu biểu tham gia Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022. Cùng dự chương trình có Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết.

Quang cảnh buổi gặp mặt
Quang cảnh buổi gặp mặt

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức đã bước sang năm thứ 8. Qua 7 năm triển khai, chương trình đã tuyên dương 390 giáo viên có những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Đó là các giáo viên “bám bản” tiêu biểu đang công tác ở các trường học điểm lẻ thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ; các thầy, cô giáo tiêu biểu đang công tác tại các trường thuộc huyện đảo và các đơn vị hành chính cấp huyện có xã đảo; các thầy giáo là những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng mang quân hàm xanh nâng bước em đến trường; các thầy giáo, cô giáo dạy học sinh là con em đồng bào các DTTS; giáo viên là người DTTS…

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phát biểu tại buổi gặp mặt

Năm nay, kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Ban Tổ chức chương trình tuyên dương 68 thầy cô tiêu biểu có thành tích nổi bật, có học sinh tham gia và giành giải thưởng tại các cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế...; các giáo viên có nhiều sáng kiến đổi mới việc dạy và học đã được áp dụng vào thực tế và đạt kết quả cao; giáo viên đang công tác tại vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và các giáo viên đã từng tham gia giảng dạy có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong thời gian công tác được xã hội ghi nhận.

Các thầy cô giáo đến từ mọi miền của Tổ quốc, điều kiện sinh hoạt, dạy và học khác nhau, hoàn cảnh sống cũng rất khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là sự tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục với các em học sinh, với sự nghiệp trồng người...Không chỉ dạy con chữ cho các em, mà các thầy cô còn dạy các em làm người, và hơn nữa là những tấm gương tiêu biểu để cho các em học sinh noi theo.

Các thầy cô giáo đã chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của mình gửi tới Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
Các thầy cô giáo đã chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của mình gửi tới Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn ghi nhận những đóng góp của các thế hệ nhà giáo đã và đang nỗ lực cống hiến, tận tụy, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục với các em học sinh, với sự nghiệp trồng người, trong đó có 68 thầy cô giáo tiêu biểu được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm nay.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn thấu hiểu những khó khăn của các thầy cô giáo đã và đang trải qua. Bộ sẽ có những giải pháp chính sách điều chỉnh phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp các thầy cô giáo yên tâm công tác.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng thông tin tới các thầy cô về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp giáo dục, đặc biệt quan tâm tới các em học sinh là người DTTS và miền núi. Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi có quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực giáo dục.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 68 thầy cô giáo tiêu biểu năm 2022
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 68 thầy cô giáo tiêu biểu năm 2022

Tại buổi gặp mặt, các thầy cô giáo đã chia sẻ những câu chuyện, những kinh nghiệm trong quá trình dạy học, bày tỏ tâm tư nguyện vọng với lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Các thầy cô giáo mong muốn Bộ GD&ĐT quan tâm hơn nữa đến chính sách dành cho giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn cũng như đầu tư cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy; quan tâm dạy tiếng nói, chữ viết DTTS; vấn đề chuyển đổi số trong dạy và học; về chính sách hỗ trợ học sinh ở vùng DTTS và miền núi; về vấn đề thi đua khen thưởng đối với giáo viên…

Cô Nguyễn Thị Thủy - Trường PTDTBT THCS Pa Cheo, xã Pa Cheo, (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) xúc động, trước tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tình trạng xâm hại tình dục của trẻ em, buôn bán người… rất phức tạp tại địa phương cô công tác, các thầy cô giáo và chính bản thân cô Thủy đã nỗ lực để thay đổi. Cô đã cùng đồng nghiệp thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Bạn gái”, CLB “Phụ nữ thay đổi” ở trường nhằm chăm sóc sức khỏe cho học sinh vị thành niên, tư vấn về luật hôn nhân và gia đình, về vấn đề bình đẳng giới. Ngoài ra, CLB còn thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện, chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên,

Nhân dịp này, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 68 thầy cô giáo tiêu biểu năm 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Ở Sủng Cháng...có những người thầy, người cô như thế

Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.