Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lần đầu tiên tổ chức Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch”

Thúy Hồng - Trương Vui - 16:56, 26/12/2022

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch” lần thứ I.

Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL phát động giải báo chí
Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL phát động giải báo chí

Theo đó, Giải Báo chí dành cho các tác giả là công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài có tác phẩm báo chí viết về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (VHTT&DL) được đăng tải, phát sóng trên các cơ quan báo chí được cấp phép (báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, báo ảnh) trong thời gian quy định. Tác giả là người nước ngoài có tác phẩm báo chí (viết bằng tiếng Việt) phù hợp với quy định của thể lệ Giải.

Mỗi tác giả, hoặc nhóm tác giả tham dự giải tối đa không quá 5 tác phẩm. Mỗi tác phẩm báo chí được đăng, phát không quá 5 kỳ. Hồ sơ tham dự Giải Báo chí có thể nộp trực tiếp, hoặc gửi qua đường bưu điện về cơ quan thường trực Giải đến hết ngày 30/6/2023 (theo dấu bưu điện). Địa chỉ nhận tác phẩm: Báo Văn hóa (124 phố Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Các tác phẩm báo chí dự thi phản ánh về người thật, việc thật (không hư cấu), có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời về những tập thể, cá nhân, hành động tích cực, điển hình tiên tiến, phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. Trong đó, tập trung vào các nội dung như việc triển khai Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đi vào cuộc sống; vai trò, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thực trạng về cơ chế, chính sách trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, gia đình và giải pháp hoàn thiện; chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập, từ đó đưa ra giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động phát triển sự nghiệp VHTT&DL và gia đình từ Trung ương đến địa phương; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021…

Các đại biểu dự Lễ phát động
Các đại biểu dự Lễ phát động

Về tiêu chí xét giải là các tác phẩm được phát trên các loại hình báo chí: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, báo ảnh kể từ ngày 15/6/2022 đến hết ngày 15/6/2023. Về cơ cấu giải thưởng, có 3 giải tập thể đồng hạng cho 3 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm tham dự Giải, đạt kết quả cao. Giải cá nhân có 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích cho mỗi loại hình báo chí.

Theo kế hoạch, Ban Tổ chức sẽ chấm sơ khảo từ ngày 5 - 20/7/2023. Tổ chức chấm chung khảo từ ngày 21 - 31/7/2023 chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất để trình Ban Tổ chức trao Giải. Lễ Tổng kết và trao Giải được tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày thành lập ngành Văn hóa (28/8/2023).

Toàn cảnh Lễ phát động
Toàn cảnh Lễ phát động

Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL - Trưởng Ban Tổ chức Giải Trịnh Thị Thủy bày tỏ, Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển VHTT&DL” là hoạt động thường niên của ngành VHTT&DL, được phát động và tổ chức từ năm 2022, trao Giải lần thứ nhất vào năm 2023 (nhân dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành Văn hóa - 28/8). Thông qua Giải nhằm giới thiệu, quảng bá những kết quả, thành tựu của công tác VHTT&DL. Đồng thời, phát hiện những điển hình tiên tiến trong ngành VHTT&DL; cổ vũ, động viên cán bộ toàn ngành chung sức, đồng lòng tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển VHTT&DL.

Đây cũng là cơ hội để các nhà báo, phóng viên, biên tập viên được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí đối với lĩnh vực VHTT&DL.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy mong muốn, các cơ quan báo chí, đội ngũ những người làm báo cũng chỉ ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập, từ đó đưa ra giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác tham mưu, quản lý nhà nước và tổ chức các hoạt động phát triển sự nghiệp VHTT&DL và gia đình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Núi Cánh Diều - Một di tích danh thắng quốc gia bị lãng quên

Tìm trong di sản - Thiên An - 1 giờ trước
Núi Cánh Diều ở phường Thanh Bình, TP. Ninh Bình được xếp hạng Di tích Danh thắng quốc gia năm 1962, là một trong “tứ đại danh sơn” của TP. Ninh Bình. Tuy nhiên hiện nay, Núi Cánh Diều đang bị lãng quên.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý

Tin tức - T.Hợp - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 28/3/2023 về tăng cường công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

708 đối tượng phạm tội về tham nhũng, chức vụ trong quý I/2023

Pháp luật - PV - 1 giờ trước
Trong quý I/2023, lực lượng Công an phát hiện 218 vụ, 708 người phạm tội về tham nhũng và chức vụ. Thông tin này được Bộ Công an cho biết chiều 28/3/2023, tại cuộc họp báo về tình hình, kết quả các mặt công tác Công an quý I/2023, nhiệm vụ công tác trọng tâm thời gian tới.
Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh tập trung thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn năm 2023.
Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Phước Sơn (Quảng Nam): Bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - PV - 2 giờ trước
Ngày 28 - 29/3, tại huyện Phước Sơn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Hỗ trợ phụ nữ nông thôn tiếp cận với nước sạch và vệ sinh

Xã hội - PV - 2 giờ trước
Ngày 28/3, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo với chủ đề "Giải pháp hỗ trợ phụ nữ tiếp cận với nước sạch và vệ sinh ở khu vực nông thôn".
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.