Kỳ nghỉ lễ 30/4 năm nay của Ngọc kéo dài hơn dự tính. Vì Covid-19, anh mắc kẹt lại bản Sin Suối Hồ, không thể về nhà. Cuối tháng 9, Ngọc quyết định "cưới liền tay" cô gái đẹp nhất bản.
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được triển khai sâu rộng đã có tác động tích cực, lan tỏa trong nhận thức và hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và Nhân dân xã Phăng Sô Lin, huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Từ đó, tạo thêm động lực, sinh khí mới giúp xã đẩy mạnh thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Như chúng tôi đã đề cập ở số báo trước, với những tiềm năng, thế mạnh, cùng với bước đi đúng, du lịch Lai Châu đang đạt được những kết quả bước đầu. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, cải thiện thu nhập cho chính người dân ở các thôn bản. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, du lịch tỉnh Lai Châu cần khắc phục những hạn chế ; cấp ủy, chính quyền địa phương cần có thêm những chính sách, nguồn lực đầu tư để có sự phát triển bền vững.
Là tỉnh khó khăn nhất vùng Tây Bắc, trong những năm qua, với sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, giáo dục Lai Châu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận các xã đạt nông thôn mới (NTM) là xã vùng I, đồng nghĩa với việc năm học 2021-2022, có khoảng 17 nghìn học sinh ở các xã đã đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu không còn được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ, bước đầu sẽ gặp khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân mà những ngày qua, có rất nhiều học sinh, trong đó phần lớn là học sinh dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Tè đã không đến trường...
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới, với 20 dân tộc cùng sinh sống; đây là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống chính là một trong nhũng tiềm năng to lớn để tỉnh phát triển du lịch.
Đó là chỉ đạo của bà Lê Thị Kim Ngân - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo Huyện ủy Than Uyên (Lai Châu) tại Hội nghị Sơ kết đánh giá kết quả hoạt động công tác dân vận, quy chế dân chủ và công tác tôn giáo 9 tháng, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021, do Huyện ủy Than Uyên tổ chức chiều 17/9.
Cùng với thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) THCS xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) luôn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Trong những năm qua, vấn đề xử lý rác y tế, nhất là các vật dụng bằng thủy tinh luôn là thách thức với cơ quan chức năng vùng sâu vùng xa. Thế nhưng, trong khó khăn thiếu thốn, cán bộ Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã nảy sinh sáng kiến tái chế loại rác thải này thành cát nhân tạo, sử dụng làm vật liệu xây dựng bể cá, nhà kho…
Giáo dục -
Hương Chi - Vũ Lợi -
17:02, 04/09/2021 Trước thềm năm học mới 2021 - 2022, tỉnh biên giới Lai Châu vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid -19, khi không có ca bệnh thứ phát trong cộng đồng. Đây điều kiện thuận lợi để học sinh trên địa bàn yên tâm tựu trường. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi đó, tỉnh cũng đang gặp khó khăn khi thiếu gần 700 giáo viên ở các ấp học.
Huyện Phong Thổ là địa phương có tỷ lệ người Thái sinh sống cao nhất tỉnh Lai Châu. Đồng bào dân tộc Thái tạo nên một vùng di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tô đẹp bức tranh đa sắc màu văn hóa Lai Châu nói riêng, Tây Bắc nói chung.
Tin tức -
T.Hợp -
14:25, 24/08/2021 Từ đêm 23/8 đến sáng 24/8, trên địa bàn tỉnh Lai Châu xuất hiện mưa lớn trên diện rộng làm sạt lở nhiều tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, với hàng trăm mét khối đất, đá, gây ách tắc giao thông cục bộ trong nhiều giờ. Sáng 24/8, tại các điểm sạt lở đang được lực lượng chức năng tập trung khắc phục.
Xã hội -
Minh Thu -
16:22, 23/08/2021 Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng với sức trẻ và tinh thần trách nhiệm cao, tuổi trẻ Đoàn Thanh niên huyện Tam Đường (Lai Châu) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hướng về cơ sở.
Sáng 23/8/2021, học sinh lớp 1 của tỉnh Lai Châu, Bắc Giang đã đến tựu trường. Cùng với công tác đón học sinh, ngành Giáo dục đã chuẩn bị các biện pháp thực hiện phòng dịch Covid-19 đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.
Lai Châu có đường biên giới Việt - Trung dài trên 265 km, phần lớn nằm dọc theo các dãy núi cao, hiểm trở. Vì thế, việc quản lý, kiểm soát đường biên, mốc giới gặp không ít khó khăn. Suốt gần 40 năm qua, có một gia đình người Dao đã tình nguyện sát cánh với lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) bảo vệ, trông coi mốc giới. Đó là gia đình ông Lý A Nhị, nguyên Trưởng bản Hùng Pèng.
Tin tức -
T.Hợp -
20:30, 14/08/2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lai Châu, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Điện Biên, Nghệ An, Thanh Hóa, Hòa Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Đắk Lắk về việc lùi thời gian tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu, năm 2021.
Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, bản Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường (Lai Châu) là một trong những bản làng đặc trưng về du lịch cộng đồng của dân tộc Dao vùng Tây Bắc. Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, hiếm thấy một bản làng đẹp còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán, giá trị văn hóa độc đáo như ở Sì Thâu Chải.
Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lai Châu, do ảnh hưởng của gió hội tụ trên cao, nên từ đêm 10/8 đến ngày 11/8, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có mưa rào và dông, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và Nhân dân. Lượng mưa đo được tại các trạm đo mưa dao động từ 30mm đến 50mm, có nơi gần 100mm, xuất hiện tình trạng sạt lở gây ách tắc nhiều tuyến giao thông.
Ngày 6/8, Đoàn công tác gồm 50 cán bộ nhân viên ngành y tế có kinh nghiệm và năng lực của tỉnh Lai Châu đã lên đường hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19.
Tết Ngô còn có tên gọi khác là tết "Mùa mưa"- tết cổ truyền lớn nhất trong năm của đồng bào Cống ở Lai Châu. Hiện nay, người Cống ở Lai Châu có khoảng hơn 2000 người tập trung ở hai huyện Nậm Nhùn và Mường Tè. Tuy dân số không nhiều, nhưng đồng bào Cống vẫn giữ được những giá trị văn hóa riêng và Lễ hội Tết Ngô là một trong những nét văn hóa đặc sắc từ ngàn xưa còn lưu lại .
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
12:40, 01/08/2021 Đã gần 30 năm, ban đầu là con thuyền độc mộc, rồi đến thuyền sắt gắn động cơ có mái che, dù ngày mưa cũng như ngày nắng, chưa khi nào ông trễ hẹn đưa đón các em học sinh qua dòng Nậm Mu. Ông là Lò Văn San, dân tộc Thái, ở bản Hì, xã Ta Gia, huyện Than Uyên (Lai Châu). Từ lâu, bến sông nơi đây được bà con gọi với cái tên “Bến đò ông San”.