Thời vụ
Tùy từng điều kiện thời tiết khí hậu mà chọn thời vụ trồng cho thích hợp. Thời điểm tốt nhất để tiến hành trồng cây ca cao là vào giai đoạn đầu mùa mưa. Lúc đó cây trồng dễ dàng hồi xanh, bén rễ và sinh trưởng thuận lợi. Ở Tây Nguyên thời vụ trồng tốt nhất bắt đầu từ tháng 6, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ thời vụ trong tháng 10 trong năm.
Chọn cây giống
Để có thu hoạch cần trồng ca cao trong khoảng từ 3 – 5 năm. Bởi thế, việc chọn giống có ý nghĩa to lớn, cần được hết sức lưu ý để tránh tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc nhưng lại không thu về kết quả thực sự ưng ý.
Lựa chọn giống phù hợp với điều kiện canh tác, đảm bảo được cung cấp bởi đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời cây giống cần đảm bảo khỏe mạnh, không có tình trạng sâu bệnh.
Chuẩn bị đất trồng
Cây ca cao có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau, trên đất cát, đất phù sa ven sông và cả trên đất nghèo dinh dưỡng nhưng có bóng che và gần nguồn nước. Cây ca cao thích hợp nhất với các loại đất có tầng canh tác dày, dễ thoát nước, có cấu trúc tốt, giữ được ẩm, giàu chất dinh dưỡng như đất đỏ bazan, đất cát, đất feralit vàng…Nên làm đất kỹ, đảm bảo đất tơi xốp. Ca cao chịu được trên đất có độ pH từ 5-8 nhưng tối ưu từ 5,5-6,7 và có khả năng chịu được độ mặn 40/00.
Trên đất tốt mật độ trồng 3x3m, trên đất kém mầu mỡ khoảng cánh trồng 3x2,5m. Trước khi trồng nên chuẩn bị hố có kích thước 50x50x50cm, khi đào hố, lớp đất mặt và đất sâu để riêng. Tốt nhất nên chuẩn bị hố trồng trước 2 tuần.
Mỗi hố bón 10 - 15kg phân chuồng hoai + 0,5kg phân lân Đầu Trâu. Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp vào đầy hố, bón trước khi trồng khoảng 2 tuần trở lên.
Kỹ thuật trồng cây ca cao
Chọn cây khỏe, lá phát triển đều, màu xanh đậm, thân không bị dị dạng. Tuổi cây khoảng 4 - 6 tháng, chiều cao đạt 30 - 50 cm. Đặt bầu cây vào giữa hố, mặt bầu ngang với mặt đất, lấp đất xung quanh và dùng tay ấn nhẹ, tránh làm vỡ bầu. Tưới nước và ủ gốc giữ ẩm ngay sau khi trồng.
Đối với cây ca cao con chỉ cần 25 – 50% ánh sáng, do vậy cây cần được che bóng trong năm trồng mới và trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để đảm bảo tỷ lệ cây sống và cây con sinh trưởng tốt. Trong điều kiện Tây Nguyên thường có gió mạnh và nắng gắt trong mùa khô nên việc che bóng, chắn gió là kỹ thuật bắt buộc.
Khi cây đã trưởng thành loại bỏ dần bóng mát và có thể đi đến loại bỏ hoàn toàn tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Để tăng thu nhập, có thể chọn trồng các loại cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây lấy dầu hay cây dược liệu (chôm chôm, sầu riêng, bơ, quế, hoa hoè...) để trồng xen trong vườn ca cao làm cây che bóng lâu dài.
Trong năm trồng mới, vào mùa khô nên tưới nước cho cây ca cao giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lượng nước tưới khoảng 50-100 lít/gốc/đợt, chu kì tưới khoảng 20-25 ngày. Khi bước vào thời kỳ kinh doanh, giao tán kín, cây có khả năng chịu hạn khá, không cần tưới nước vẫn đảm bảo sinh trưởng và cho năng suất khá. Tuy vậy, các thí nghiệm tưới nước thực hiện ở các vùng trồng ca cao trên thế giới cho thấy tưới 1-2 lần với lượng nước tưới khoảng 100-150 lít/gốc sẽ làm cho sinh trưởng và năng suất của cây tốt hơn nhiều.
Bà con cần chú ý thực hiện bón lót trực tiếp vào từng hố trồng, sau khi quá trình đào hố được hoàn thành. Sử dụng liều lượng khoảng 70 – 100 kg/ 1000m2/lần bón lót cho vườn trồng cây ca cao bằng phân hữu có 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1. Bón phân xuống hố trồng, tiến hành lấp đất lên bằng miệng hố, phơi ải khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu trồng cây con.
Ngoài ra, việc bón thúc cho cây ca cao trong từng giai đoạn sẽ có những yêu cầu, những lưu ý riêng. Tuân thủ đúng kỹ thuật trong bón phân cho giống cây trồng này sẽ tạo điều kiện cho mỗi cây trồng có thể sinh trưởng thuận lợi, đem lại năng suất lý tưởng:
Bón thúc trong vườn ươm: Sử dụng một số loại phân bón như NPK Hà Lan 16-16-8, NPK Humax Rong Biển, bón với liều lượng khoảng 20 – 30 kg/ 1000m2/ lần.
Bón thúc trong giai đoạn kiến thiết: Thực hiện làm 4 đợt vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, một lần vào mùa khô với liều lượng là 30 – 40 kg/ 1000m2/ lần bằng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15, hoặc NPK Humax Rong biển,…
Bón thúc trong giai đoạn kinh doanh: Bón thúc cho cây ca cao trong giai đoạn này khoảng 3 lần mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sử dụng lượng phân bón khoảng 40 – 50 kg/ 1000m2/ lần với một số loại như NPK Hà Lan 17-7-17, NPK Hà Lan 12-12-18, hoặc NPK Hà Lan 16-9-21, hoặc NPK Humax Rong Biển, Amazon…
Việc cắt cành tạo hình cho cây ca cao cần cắt cành tạo hình mới cho năng suất cao và ổn định. Thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ để mỗi cây có 1-2 thân chính và loại bỏ những cành vượt, cành yếu. Nếu trồng cây ghép cần đặc biệt chú trọng loại bỏ các chồi nằm dưới vết ghép. Thời kỳ kinh doanh: hàng năm cần cắt bỏ những cành đâm ngược, những cành sà đồng thời cắt bỏ những cành yếu, cành khô, cành sâu bệnh. Thường 1 năm cắt cành khoảng 3 lần.
Phòng trừ sâu bệnh hại ca cao
Sâu hại: Loại này thường xuất hiện chủ yếu ở nhóm côn trùng chích hút thuộc 2 bộ cánh đều Hômptera và bộ cánh nữa Hemiptera, đây là nhóm sâu gây hại chính cho mọi thời kỳ sinh trưởng của cây.
Sâu ăn lá: chủ yếu gây hại vào ban đêm, nếu bị loại sâu này tấn công vườn ca cao sẽ sơ xác trơ thân lá. Sâu thường gây hại ở những cây mới trồng hay trong giai đoạn kiến thiết cơ bản. Để phòng trừ bà con có thể dùng những loại thuốc như: Sherpa 25ND, Supracide 40EC, Polytrin 440 ND phun ở nồng độ 0,2-0,3%.
Bọ xít muỗi (Helopeltis spp): Thường gây hại ở chồi non hay lá non, gây ra những vết thâm đen. Lá bị bọ xít muỗi tấn công sẽ bị chết khô, trái thì nứt vỏ sau đó bị thối, trái non bị thâm héo và khô. Để phòng trừ bà con nên phun vào lúc sáng sớm hay chuieeuf tối băng thuốc Subatox 75EC, Polytrin 440ND với nồng độ 0,2-0,3%.
Bệnh virus gây xoắn lá: Biện pháp phòng là tiêu diệt các côn trùng truyền bệnh như loại bọ xít, bọ cánh tơ, rệp... bằng những loại thuốc nêu trên. Cần theo dõi vườn cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời để liên hệ với cơ quan chuyên môn nhằm định danh và hướng dẫn cách phòng trị kịp thời.
Bệnh nấm hồng: Bà con nên dùng validacin 1, 2 - 1, 5% Anvil, Tilt 0,2 - 0,3%, chú ý phun mặt dưới lá.
Bệnh thối quả: là loại bệnh rất nghiêm trọng trên cây Cacao, bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa. Biện pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng, thu gom các quả bệnh, cành bệnh mang ra khỏi vườn và đốt bỏ. Mùa mưa cần rong tỉa cây che bóng cho thông thoáng. Phun Ridomil, Alliette 0, 2 + 0, 3%. Phun 3 - 4 lần trong mùa mưa.
Thu hoạch
Chỉ thu hoạch những quả đã chín, không thu quả xanh. Sau khi thu hoạch cần chế biến ngay không được để quá 4 ngày (dùng dao, kéo cắt cành để cắt cuống quả khi thu hoạch).
Dùng 1 đoạn gỗ để đập vỏ quả lấy hạt đem đi cho lên men.
Bà con có thể sơ chế và bán cho các nhà máy chế biến ca cao hoặc các công ty chuyên thu mua để xuất khẩu.