Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây sao đen

Như Ý - 17:05, 09/11/2023

Cây sao đen là loài cây gỗ quý hiện nay ngoài công dụng làm đẹp cảnh quan đô thị, điều hòa và lọc không khí ra thì loại cây này còn có giá trị kinh tế cao từ thân, nhựa đến vỏ cây đều có giá trị. Để cây sao đen phát triển tốt các bạn cần tuân thủ kỹ thuật trồng và nhân giống cây sao đen sau đây.

Cây sao đen là loài cây gỗ quý có công dụng làm đẹp cảnh quan đô thị, điều hòa và lọc không khí
Cây sao đen là loài cây gỗ quý có công dụng làm đẹp cảnh quan đô thị, điều hòa và lọc không khí

Thời vụ trồng

Thời điểm tốt nhất để trồng cây là khoảng tháng 5 đến tháng 7, trước mùa mưa.

Chuẩn bị giống

Hiện nay, để trồng cây sao đen thì người ta sẽ dùng hai cách là gieo hạt và ghép cành. Tuy nhiên, người ta dùng cách gieo hạt nhiều hơn bởi nó tạo ra cây giống chất lượng tốt nhất so với các phương pháp nhân giống khác.

Hạt giống tốt được thu hái từ cây mẹ có tuổi từ 15 năm trở lên, cây sinh trưởng tốt, có dáng đẹp, phát triển cân đối, tán lá dày, đều, thân cao và thẳng, không bị sâu bệnh.

Bạn nên lựa những quả sao đen ngả vàng, có đốm nâu ở hai cánh để dùng nhân giống. Trước khi gieo, bạn cắt hết phần thịt quả và bớt cánh, để lại 1 đoạn dài từ 1 - 2 cm. Sau đó bạn ngâm quả vào nước 2 tiếng rồi cho vào phần đất trồng đã chuẩn bị từ trước. Khi gieo hạt, bạn đặt phần đầu hạt có cánh hướng lên, khoảng cách giữa các hạt 15cm.

Sau đó khoảng 3 - 4 ngày thì hạt sẽ nảy mầm, chờ thêm vài ngày để cây con ra rễ ổn định thì cho cây vào bầu đất. Đến khi cây đủ 12 tháng thì mang đi ươm trồng, lưu ý khi cây đạt chiều cao hơn 1m thì mới đi trồng.

Giống cây sao đen đạt tiêu chuẩn đem trồng là cây 12 tháng tuổi, đường kính cổ rễ 0,4-0,5cm, cao 1,0-1,2m, xanh tốt, thân thẳng, cân đối, không đứt rễ cái, không bị sâu bệnh, cụt ngọn.
Giống cây sao đen đạt tiêu chuẩn đem trồng là cây 12 tháng tuổi, đường kính cổ rễ 0,4-0,5cm, cao 1,0-1,2m, xanh tốt, thân thẳng, cân đối, không đứt rễ cái, không bị sâu bệnh, cụt ngọn.

Chuẩn bị đất trồng

Tùy điều kiện đất đai, đầu tư mà lựa chọn biện pháp làm đất thích hợp. Việc làm đất phải được hoàn thành trước khi trồng ít nhất là 10 ngày.

Loại đất phù hợp trồng loại cây này là đất đỏ bazan, hoặc đất với tro, mùn dừa, phân chuồng cũng được. Độ pH của đất luôn nằm mức 4.5 tới 5.0.

Làm đất thủ công bằng cách xử lý thực bì xong tiến hành đào hố theo kích thước: 40x40x40cm đối với sao đen, 30x30x30cm đối với cây phù trợ. Các hàng cây được bố trí theo đường đồng mức. Cự ly giữa các hố trong rạch trồng sao đen là 3m.

Cự ly giữa các hố trong hàng trồng cây phù trợ là 2m. Nơi không xử lý thực bì thì dãy cỏ cuốn dọn xung quanh hố đường kính rộng 1m rồi tiến hành đào hố. Khi đào hố phải cuốc lớp đất mặt để riêng ra một bên, sau khi đào hố xong xúc lớp đất mặt vào đáy hố.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và nhân giống cây sao đen 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sao đen

Để trồng cây sao đen, bạn phải chọn cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. Tiêu chuẩn cây đem trồng là cây 12 tháng tuổi, đường kính cổ rễ 0,4-0,5cm, cao 1,0-1,2m, xanh tốt, thân thẳng, cân đối, không đứt rễ cái, không bị sâu bệnh, cụt ngọn. Những cây ốm yếu, không đạt tiêu chuẩn cần phải được loại bỏ.

Khi vận chuyển cây đem trồng, ruột bầu phải ẩm, nhưng không được tưới đẫm nước làm cho ruột bầu quá mềm nhão. Xé bỏ bầu trước khi trồng. Không được làm vỡ bầu hay biến dạng bầu.

Trộn đều đất trong hố. Đào lỗ đặt bầu sao cho rễ và thần cây ngay thẳng ở giữ hố, mặt trên của bầu thấp hơn miệng hố 1-2cm. Sau đó lấp phần đất mặt xuống trước, lèn chặt bầu, vun thêm đất mặt vào quanh gốc trên cổ rễ 2-3cm.

Để chăm sóc tốt cho cây sao đen, trong một tuần đầu ngay sau khi cấy phải tưới ngày 3 lần sau đó ngày tưới 2 lần. Lượng nước tưới mỗi lần 2-3 lít/m2. Trong những ngày mưa thì giảm hoặc không tưới nếu đất đủ ẩm từ mặt đất đến đáy bầu.

Trong thời gian từ khi cây cấy được 20-30 ngày cho đến trước khi trồng 4 tuần nếu thấy cây sao đen sinh trưởng kém thì cần tiến hành tưới phân NPK với nồng độ 0,5% (1kg/200 lít nước) cho cây. Liều lượng tưới 1kg cho 10.000 cây con.

Tưới phân bằng ô doa lỗ nhỏ vào sang sớm hặc chiều tối, không phân vào những ngày mưa và vào buổi trưa nắng nóng. Sau khi tưới phân phải tưới rửa lá toàn bộ cây con bằng nước sạch với liều lượng 2 lít/m2.

Tiến hành phân loại cây con, xếp cây có cùng kích thước và chất lượng vào 1 luống để có chế độ chăm sóc thích hợp. Khi rễ cây sao đen đâm xuống nền luống thì tiến hành đảo bầu 1 tháng 1 lần.

Cây sao đen ngoài có công dụng làm đẹp cảnh quan, thì nó còn có giá trị kinh tế cao
Cây sao đen ngoài có công dụng làm đẹp cảnh quan, thì nó còn có giá trị kinh tế cao

Lưu ý: Trước khi trồng 1 tháng không được tưới phân, giảm lượng nước tưới, xén rễ quá dài ở đáy bầu.

Trong 3 năm đầu bạn nên làm cỏ và vun xới gốc cây 2 - 3 lần/năm, nhất là vào đầu và cuối mùa mưa để cây đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm phát triển, tránh sâu bệnh. Khi cây 8 đến 10 năm tuổi, bạn nên tỉa cành, mở tán cây để cây sinh trưởng tốt và dáng đẹp hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boocđo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 2 tuần/1 lần.

Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch boocđo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 - 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2, 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền.

Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 tiếng thì tưới lại bằng nước sạch.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những mô hình kinh tế thu nhập cao trên vùng đất khó Than Uyên

Những mô hình kinh tế thu nhập cao trên vùng đất khó Than Uyên

Than Uyên là một trong những địa phương của tỉnh Lai Châu có nhiều thanh niên trẻ người DTTS tiên phong dám nghĩ, dám làm, không ngại khó, ngại khổ để lập thân, lập nghiệp. Vì thế mà nơi đây, nhiều vùng đất cắn cỗi, khó khăn nay đã được sử dụng hiệu quả cho những mô hình kinh tế mới như trồng dâu tây, ớt, nuôi ong, cá lồng…
Tin nổi bật trang chủ
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, Hà Nội).
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 11 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Linh Trường (Quảng Trị): Nơi toàn dân lập bàn thờ Bác Hồ

Vấn đề - Sự kiện - Đức Việt - 23:56, 18/05/2025
Với lòng tôn kính và biết ơn, suốt hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình người đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã lập bàn thờ Bác Hồ một cách trang trọng. Vào mỗi dịp Tết, lễ kỷ niệm của quê hương, đất nước, hay những sự kiện quan trọng trong gia đình, người dân nơi đây luôn chăm sóc, thắp hương trên bàn thờ Bác với tấm lòng thành kính.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.