Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến

Như Ý - 11:03, 06/10/2023

Những năm gần đây, với vẻ ngoài bắt mắt cùng với nhiều giá trị dinh dưỡng bưởi Phúc Kiến rất được săn đón trên thị trường trong và ngoài nước. Đây là loại cây dễ trồng cho năng suất và chất lượng cao giúp bà con có thêm thu nhập, cải thiện đời sống. Để trồng thành công giống cây này, mời bà con tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến mang lại hiệu quả kinh tế cao sau đây.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến

Thời vụ trồng

Bưởi Phúc Kiến được trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới, thời điểm thích hợp nhất vào tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm. Cũng có thể trồng vào cuối mùa mưa nếu có đủ điều kiện tưới trong mùa nắng.

Chọn giống

Bưởi Phúc Kiến thường được trồng bằng phương pháp ghép cây. Đối với cây giống cần lựa chọn những cây có chiều cao từ 30cm trở lên, thân giống phải to, chắc khỏe, có nhiều cành và tán, rễ có không bị hư hại, thối mốc,…

Lưu ý nên chọn mua giống tại các đơn vị uy tín đảm bảo chất lượng cây đúng giống, đúng tiêu chuẩn cây giống, tránh mua cây giống không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Chuẩn bị đất trồng

Bưởi Phúc Kiến sẽ phát triển và sinh trưởng nhanh nếu được trồng môi trường tự nhiên thích hợp, vì vậy yếu tố đất trồng là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của cây. Nên lựa chọn những loại đất có độ dinh dưỡng, độ cẩm và chế độ thoát nước tốt, đất thịt hoặc đất pha cát là 2 loại đất thích hợp nhất. Đối với những loại đất chua cần cân bằng độ pH trong đất bằng 5 – 6 độ pH.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến

Đầu tiên bà con nên đào hố bưởi theo hình vuông, tùy thuộc vào kích thước của bộ rễ mà chọn kích thước hố phù hợp. Mật độ mỗi cây nên cách nhau từ 5 – 6m để tạo sự thông thoáng cho rễ và tán cây phát triển. Đồng thời quanh vườn nên xây dựng thêm một hệ thống mương rộng từ 0,5 – 1,2m, để dễ dàng cung cấp nước vào mùa khô, thoát kịp nước tù đọng vào mùa mưa.

Khi đem cây giống ra trồng nên tỉa bớt lá. Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa hố làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Sau đó ủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng bằng rơm rạ khô. Mùa mưa nên tủ cách gốc khoảng 20 cm. Cây còn nhỏ nên làm sạch cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng, nhưng có thể trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, đồng thời tăng thu nhập. Khi cây lớn có thể giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm và chống xói mòn đất, nhưng khi cỏ phát triển mạnh phải cắt bỏ bớt để tránh cạnh tranh dinh dưỡng.

Giống bưởi Phúc Kiến là loài rất ưa ẩm, vì vậy cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, đặc biệt trong giai đoạn cây mới bắt đầu phát triển cần rất nhiều nước để sinh trưởng. Trong mùa khô cần tiến hành tưới liên tục vào buổi sáng và chiều mát, vào cuối tuần nên dùng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây, mùa mưa có thể giảm lượng tưới xuống thay vào đó nên thực hiện các biện pháp thoát nước.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến 2

Khi mới trồng cây, cần tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoai mục kết hợp với phân NPK cho cây theo tỉ lệ 1:0,05:0,5. Sau đó tùy thuộc vào tốc độ sinh trưởng của mà tiến hành điều chỉnh lượng phân bón hợp lý.

Giai đoạn cây từ 1 – 3 năm tuổi nên bón phân NPK kết hợp với phân lân theo tỉ lệ 3:1, hòa tan cùng nước sau đó tưới vào gốc cây. Từ 3 năm tuổi trở lên cần cung cấp phân KCL và phân xanh để thúc đẩy năng suất của quả.

Cần thường xuyên vệ sinh làm cỏ vườn, đặc biệt là xung quanh gốc bưởi, giúp cây có sự thông thoáng để phát triển và còn có thể ngăn ngừa được các mầm mống sâu bệnh.

Đồng thời, cũng cần thường xuyên cắt tỉa những cành bị chết khô, nhỏ, sâu bệnh để cây không bị phân tán chất dinh dưỡng, cũng như tạo tán để tăng năng suất cho cây.

Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý, cần thực hiện theo các bước sau:

Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 45 – 60độ để khung tán đều và thoáng.

Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.

Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tốt. + Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

Cắt tỉa sau thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đối.

Cắt tỉa vụ Xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hình.

Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hình.

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến 3

Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.

Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.

Bệnh nấm: Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh.

Bệnh sâu đục thân, cành: Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dung xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%.

Sâu vẽ bùa: Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác.

Rệp: Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục.

Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2.

Bọ xít các loại: Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt.

Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả: Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành.

Bệnh chảy mủ gôm: Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v…

(Tổng hợp) Cách trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Kiến 4

Thu hoạch và bảo quản

Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, tránh lúc trời nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ, không nên thu hái quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.

Nên bao trái bằng lưới polostirenhặc giấy báo mềm tránh va chạm khi vận chuyển làm hỏng trái trước khi đóng gói bằng thùng carton. Bảo quản bưởi ở nhiệt độ 10 độ C ±1 độ C, ẩm độ 90 ÷ 95%.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỹ thuật trồng khoai môn hiệu quả

Kỹ thuật trồng khoai môn hiệu quả

Cây khoai môn là cây dễ trồng, tốn ít công chăm sóc nhưng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Việc mở rộng diện tích trồng cây khoai môn góp phần xóa đói giảm nghèo cho một số bà con vùng khó khăn. Để trồng khoai môn cho năng suất, chất lượng tốt đem lại lợi nhuận lớn, mời bà con tham khảo mô hình kỹ thuật trồng cây khoai môn sau đây.
Tin nổi bật trang chủ
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 2 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 3 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 3 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 3 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.