Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Vấn nạn tảo hôn đang từng bước được ngăn chặn

Thùy Dung - 17:32, 09/09/2021

Kon Tum có hơn 54% dân số là đồng bào DTTS, đa phần đồng bào sinh sống tập trung tại các vùng khó khăn của tỉnh. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình trạng tảo hôn & hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) vẫn còn xảy ra trong một số buôn làng. Nhiều năm qua, các cấp, ngành tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn trên.

Chị Y Phê năm nay chỉ 39 tuổi - mẹ của 10 đứa con và là lao động chính trong nhà
Chị Y Phê năm nay 39 tuổi - mẹ của 10 đứa con và là lao động chính trong nhà

Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum, giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh Kon Tum có 1.048 trường hợp tảo hôn và 4 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng TH&HNCHT còn xảy ra trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do ảnh hưởng của những phong tục, tập quán xưa để lại. Bên cạnh đó là nhận thức về xã hội, về kiến thức pháp luật hôn nhân và gia đình của đồng bào còn những hạn chế nhất định dẫn đến việc kết hôn sớm.

Chị Y Phê ở làng Ngọc Leang (xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông) là một ví dụ. Chị Y Phê lấy chồng năm 16 tuổi, năm nay chị 39 tuổi nhưng đã có tới 10 đứa con. Cuối tháng 8/2017, chồng chị là A Hồ và con trai đầu là A Kạn vì xích mích trong lúc uống rượu nên đã xảy ra án mạng. Từ đó, chị Y Phê trở thành lao động chính trong gia đình. Nhà đông con, không có điều kiện học hành nên các con của chị Y Phê chỉ học tới lớp 7, lớp 8 rồi bỏ học để đi làm thuê, lấy chồng sớm.

Hoàn cảnh của chị Y Phê chỉ là một trong rất nhiều trường hợp khó khăn từ hệ lụy của việc lấy chồng sớm. Trong những gia đình tảo hôn, tình trạng cha mẹ thiếu hiểu biết xã hội, đông con, nghèo đói và thất học thường diễn ra phổ biến.

Để giúp người dân nâng cao nhận thức xã hội, từng bước ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT, tỉnh Kon Tum đã quyết liệt vào cuộc bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS” giai đoạn 2016-2020, tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, Ban Dân tộc (là cơ quan Thường trực) xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan như Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh Đoàn, UBND các huyện, thành phố,… để lồng ghép, triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động.

5 năm qua, nhiều hoạt động tuyên truyền đã được các ban, ngành triển khai như cấp phát tờ rơi, treo pano, đặt áp phích, treo khẩu hiệu tuyên truyền nhằm giúp người dân hiểu sâu sắc hơn về hệ lụy của TH&HNCHT. Tăng cường phổ biến pháp luật cho người dân như Luật Hôn nhân và Gia đình, Pháp lệnh dân số,… Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các em học sinh tại các trường THPT, THCS và các bậc cha mẹ tại các thôn có tỷ lệ TH&HNCHT cao.

Ngoài ra, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum còn tổ chức các hội nghị chuyên đề “Can thiệp làm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT” tại nhà văn hóa các thôn. Xây dựng mô hình điểm về “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS” ở 2 xã có tỉ lệ TH&HNCHT cao nhất là Đăk Nên và Ngọc Tem (huyện Kon Plông). Chiếu 5 phóng sự về chủ đề giảm thiểu TH&HNCHT bằng tiếng Kinh và Xơ Đăng trong vùng đồng bào DTTS để nâng cao nhận thức của đồng bào, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Đồng thời, tỉnh Kon Tum cũng chú trọng các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện như cử cán bộ tham gia đợt tập huấn về triển khai Đề án do Ủy ban Dân tộc tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Tổ chức cho các cán bộ sở, ngành và đơn vị liên quan tham gia học tập kinh nghiệm thực hiện Đề án tại 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi vào năm 2019.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS” giai đoạn 2016-2020, tình trạng TH&HNCHT trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giảm thiểu rõ rệt. Cụ thể, năm 2016, toàn tỉnh có 314 cặp tảo hôn, đến tháng 9/2020 chỉ còn 76 cặp.

Để tiếp tục triển khai Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS” giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, linh hoạt nhằm phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh cơ bản không còn tình trạng TH&HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.

Một số giải pháp cụ thể được Kon Tum đưa ra trong giai đoạn này như: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, giảm thiểu TH&HNCHT. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền phù hợp về những hậu quả, tác hại và hệ lụy do vấn nạn này gây nên. Từng bước nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn tình trạng TH&HNCHT…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì buổi lễ.
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 thành công tốt đẹp

Sáng 9/9, tại Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh Tuyên Quang, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Tuyên Quang lần thứ IV, năm 2024 đã được tổ chức với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh dự và phát biểu tại Đại hội.
Sạt lở núi kinh hoàng ở Yên Bái vùi lấp nhiều nhà dân

Sạt lở núi kinh hoàng ở Yên Bái vùi lấp nhiều nhà dân

Tin tức - Minh Nhật - 19 phút trước
Tại thôn Khe Bín (xã Tân Phượng, huyện Lục Yên, Yên Bái) một trận lở núi kinh hoàng với đất đá từ trên núi đổ xuống vùi lấp 3 nhà dân, một số người đã kịp chạy đến khu an toàn.
Hội đua bò Chùa Rô - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Hội đua bò Chùa Rô - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer

Media - BDT - 25 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 9/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Hoàn lưu bão số 3 gây ngập lụt, thiệt hại nghiêm trọng. “Ánh sáng vùng biên” ở bản làng biên giới Nghệ An. Hội đua bò Chùa Rô - Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

Media - BDT - 1 giờ trước
Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
Thanh Hóa cần sớm xây kè chống sạt lở bờ sông Chu

Thanh Hóa cần sớm xây kè chống sạt lở bờ sông Chu

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Trước thực trạng bờ, bãi sông Chu đoạn qua xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng tới diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân, chính quyền địa phương đang tiến hành các biện pháp ứng phó tạm thời. Về lâu dài, người dân địa phương rất mong tỉnh Thanh Hóa đầu tư xây dựng tuyến kè chống sạt lở bờ sông.
Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng: Phát động thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - Tào Đạt - Văn Long - 2 giờ trước
Ngày 9/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì buổi lễ.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 36): Chợ truyền thống ở vùng đồng bào DTTS có tồn tại được trong xu thế thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa tiêu thụ sản phẩm, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi những hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện hơn, thì chợ truyền thống nói chung, chợ truyền thống ở vùng DTTS đang dần mất đi những giá trị vốn có.
Sơ bộ xác định phương tiện gặp nạn vụ sập cầu Phong Châu

Sơ bộ xác định phương tiện gặp nạn vụ sập cầu Phong Châu

Tin tức - Vàng Ni - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sáng 9/9, ngay sau khi nhận được tin báo về vụ sập cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đến hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.
Huy động tối đa nguồn lực để ứng phó, hạn chế thiệt hại, kịp thời hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Huy động tối đa nguồn lực để ứng phó, hạn chế thiệt hại, kịp thời hỗ trợ nhân dân bị ảnh hưởng cơn bão số 3

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị để đánh giá tình hình, chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và tiếp tục ứng phó các nguy cơ sau bão.
Phú Thọ: Tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành mục tiêu Chương trình MTQG 1719

Phú Thọ: Tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành mục tiêu Chương trình MTQG 1719

Chính sách và đời sống - Thúy Hằng - 2 giờ trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Phú Thọ đã và đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh quyết tâm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.
Chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3 - mỗi người dân là một chiến sĩ

Chiến dịch cao điểm khắc phục hậu quả bão số 3 - mỗi người dân là một chiến sĩ

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Dù đã chủ động hàng loạt các giải pháp ứng phó, nhưng với sức tàn phá của bão số 3, thành phố Hạ Long đã trở thành một trong những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất toàn tỉnh Quảng Ninh. Ngày 9/9, Thường trực Thành ủy Hạ Long tổ chức họp để nghe báo cáo về kết quả công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Hà Giang: Lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ bệnh nhân vượt lũ tới bệnh viện

Hà Giang: Lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ bệnh nhân vượt lũ tới bệnh viện

Thời sự - Minh Đức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Khoảng 13h35’ chiều ngày 9/9, khi đang thực hiện nhiệm vụ tại khu vực ngập úng thuộc địa phận thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc. Lực lượng “4 tại chỗ” của địa phương đã nhanh chóng hỗ trợ một bệnh nhân vượt lũ đến Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc cấp cứu kịp thời.