Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vị thế người phụ nữ nâng cao, nạn tảo hôn sẽ giảm

Tráng Xuân Cường - 15:46, 02/09/2021

Tôi vốn là người con của đồng bào dân tộc Mông, đi học nội trú, học đại học rồi trở về quê hương Bắc Hà (Lào Cai) công tác suốt nhiều năm qua nên cũng hiểu được khá rõ về các phong tục, tập quán, văn hóa lối sống của đồng bào dân tộc mình.

Phụ nữ người Mông ở Bắc Hà (Lào Cai) hôm nay
Phụ nữ người Mông ở Bắc Hà (Lào Cai) hôm nay

Nhắc lại chuyện xưa

Trong xã hội phong kiến xưa cũ, do có những quy định khắt khe của chế độ phụ quyền nên hầu hết phụ nữ người Mông không có tiếng nói trong gia đình. Phụ nữ Mông thời xưa không được đi học nên ít người biết chữ. Tình trạng tảo hôn, lấy chồng do mai mối phổ biến trong xã hội người Mông. Những người phụ nữ dân tộc Mông chỉ biết cặm cụi lao động quần quật từ sáng đến tối, cuộc sống rất khổ cực…

Khoảng những năm thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ trước, đã có một số gia đình người Mông thay đổi nhận thức, đã tạo điều kiện cho cả con trai và con gái đều được đến trường học chữ. Tuy nhiên, do đường đến trường rất xa, lại gập gềnh khó đi nên đa số học sinh nữ chỉ học hết bậc tiểu học là bỏ học, ở nhà đi làm nương và lấy chồng (tảo hôn) ở độ tuổi 12 - 13. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, nhiều bà mẹ “nhí” đã phải gồng gánh trên vai bao trách nhiệm của người vợ, người mẹ, trở thành lao động chính trong gia đình…

Chưa hết, do nhận thức còn hạn chế, cộng thêm tư tưởng trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến để lại nên hầu hết các cặp vợ chồng người Mông đều sinh rất nhiều con. Gia đình nào chưa có con trai thì người phụ nữ làm dâu phải chịu áp lực tâm lý rất lớn từ gia đình nhà chồng và dòng họ bên chồng. Họ phải đẻ cho bằng được một thằng con trai, lúc ấy mới được coi là làm tròn bổn phận của người vợ. Bởi thế mà có những bà mẹ mới ngoài tuổi 20 đã có 3 - 4 đứa con. Đứa địu trên lưng, đứa dắt bên hông để lên nương trồng ngô, lấy củi... Ban ngày làm bạn với nương rẫy, đêm về cặm cụi băm rau, nấu cám, nuôi lợn, nấu rượu ngô... nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, vất vả trăm bề. Có những năm trời hạn hán, ngô mất mùa, nhiều gia đình lâm vào cảnh thiếu đói lương thực, phải trông chờ vào số gạo trợ cấp của Nhà nước...

Thân phận đổi thay, cuộc sống đổi thay

Trong thời kỳ đổi mới, nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của đồng bào Mông đã đổi thay rất nhiều. Nhiều gia đình người Mông đã vươn lên làm giàu từ trồng rừng, trồng lê, mận, đào, thảo quả và chăn nuôi đại gia súc. Các hủ tục, tập quán lạc hậu đang dần dần được loại bỏ. Vai trò, vị thế của phụ nữ Mông đang ngày được cải thiện nâng cao. Các em học sinh nữ đã được đến trường học chữ rồi tốt nghiệp cao đẳng, đại học và có nghề nghiệp ổn định. Nam nữ được quyền tự do yêu đương và kết hôn theo lựa chọn của bản thân chứ không phải cảnh “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” như thời xưa nữa!

Ở các bản làng vùng cao hôm nay, cuộc sống người Mông đã thực sự đổi thay so với trước kia. Tuy nhiên, phần lớn những bà mẹ dân tộc Mông vẫn giữ những đức tính kiên trì, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó... Khi nhắc đến phụ nữ Mông là nhắc đến biểu tượng của sự hi sinh, lòng vị tha, sự thủy chung son sắt… Đã đi lấy chồng là dành tất cả tâm sức cho gia đình nhà chồng, cho anh em, họ hàng bên chồng… không một câu oán than!

Bởi vậy nên khi cùng nhau đi chợ phiên, nếu chồng uống rượu say thì vợ vẫn kiên nhẫn ngồi chờ không một lời trách móc. Khi chồng tỉnh thì vợ dìu chồng lên lưng ngựa hay cùng nhau đi bộ về nhà trong đêm. Khi chồng có khách đến nhà chơi, cho dù trong nhà chỉ còn miếng thịt  cuối cùng hay quả trứng, con gà mái duy nhất cũng sẵn sàng mang ra mổ thịt, chế biến làm cơm đãi khách…

Cuộc sống của người Mông nay đã khấm khá hơn, nhưng phụ nữ vẫn phải lo toan nhiều việc, từ nội trợ đến làm ruộng, làm nương… Những đêm đông giá rét, họ vẫn cần mẫn thức khuya, dậy sớm chăm chỉ nuôi con khôn lớn. Trong khó khăn, vất vả, những người phụ nữ Mông lớp trước luôn lạc quan tin rằng, sau này, lớp trẻ người Mông sẽ không còn cảnh tảo hôn, không kết hôn cận huyết thống nữa. Các con cháu sẽ được đi học đến nơi, đến chốn, có công việc ổn định, có tình yêu, hôn nhân tự do hạnh phúc, cuộc sống thật sự được ấm no, bình đẳng chứ không còn phải cực nhọc như thời của ông bà, cha mẹ ngày xưa nữa.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Sơn Tùng - 11 giờ trước
Trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), thôn Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Đã từ rất lâu, không chỉ riêng người Mông, mà bất cứ ai muốn mua được một món đồ trang sức bằng bạc ưng ý, đều lên đường đến Lao Xa…
Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và gương khởi nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 11 giờ trước
Tỉnh đoàn Thanh Hóa vừa phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị Biểu dương thanh niên, sinh viên tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024, tại Tp. Sầm Sơn. Tham dự Hội nghị có 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Khởi tố vụ án liên quan đến vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Yên Bái

Tin tức - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Yên Bái cho biết, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Trần Mạnh Hùng - nhân viên cân băng liệu của Nhà máy xi măng về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” để điều tra làm rõ.
Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Khép lại chuỗi hoạt động đặc sắc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Nghệ An

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 11 giờ trước
Tối 23/4, tại Quảng trường Hậu phương hướng về tiền tuyến huyện Tân Kỳ đã diễn ra Lễ bế mạc các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn tỉnh Nghệ An.
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam Thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Trang địa phương - Như Tâm - 11 giờ trước
Với chủ đề: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, sáng 24/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ long trọng khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đại biểu phía Trung ương có ông Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Đảm - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Thiếu tướng Huỳnh Văn Ngon - Phó Chính ủy, Bộ Tư lệnh Quân Khu 9.
Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Loại trái cây trồng khắp Việt Nam "chống được ung thư ruột"

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột - còn gọi là ung thư đại trực tràng - là loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới, chiếm khoảng 10% tổng số ca ung thư. Bên cạnh đó, nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư xếp hàng thứ hai. Mới đây, một nghiên cứu quốc tế công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports đã chỉ ra tác dụng bất ngờ của quả xoài đối với bệnh ung thư ruột
Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Làng du lịch lớn nhất Hà Giang chuẩn bị cho phiên chợ trăm tuổi

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Minh Đức - 11 giờ trước
Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2024 đang cận kề. Cùng với sự chuẩn bị của Ban Tổ chức, những ngày qua, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cũng đang tập trung chuẩn bị các điều kiện để đón du khách đến tham dự sự kiện quan trọng này.
Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Hỗ trợ điều trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà

Sống khỏe - Như Ý - 12 giờ trước
Ngộ độc thực phẩm là một loại bệnh hay gặp trong mùa hè, bạn có thể nhiễm bệnh do ăn uống phải thực phẩm bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc biến chất, chứa chất phụ gia hay chất bảo quản quá liều lượng, bị ôi thiu... Vậy phải làm thế nào để thải độc cho cơ thể khi chẳng may nạp chất độc vào người? Bạn hãy tham khảo cách trị ngộ độc thực phẩm bằng rau củ trong vườn nhà sau đây nhé.
Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, người dân lo lắng

Pháp luật - Ngọc Chí - 12 giờ trước
Đường ĐH22, nối từ thị trấn Đăk Rờ Ve đến xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) được khởi công từ tháng 9/2022 trong niềm vui mừng, phấn khởi của Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở xã Đăk Pne. Thế nhưng, với sự chậm trễ của nhà thầu thi công, đến nay đường ĐH22 vẫn chưa hoàn thành dù đã hết thời hạn hợp đồng. Điều này làm cho người dân lo lắng khi mùa mưa sắp đến.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Quyết liệt đấu tranh đẩy lùi “tà đạo” (Bài 2)

Phóng sự - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 12 giờ trước
Với đặc thù là vùng đất biên giới, địa hình phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế... nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, các hoạt động tà đạo, tệ nạn xâm nhập. Do vậy, việc kiên quyết đấu tranh với tội phạm, các hoạt động sinh hoạt đạo trái pháp luật...luôn được hệ thống chính trị, nòng cốt là lực lượng công an chú trọng ngăn chặn bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao nhận thức cho đồng bào DTTS hiểu rõ cái xấu, không theo đạo lạ, chung tay giữ gìn bản làng bình yên.
Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Khánh Hòa: Quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Trang địa phương - T.Nhân - 12 giờ trước
Nhằm lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, ngày 24/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh. Tại cuộc họp, ông Trần Hòa Nam đề nghị các địa phương nhanh chóng tháo gỡ các khó khăn, quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.